Tàu hải cảnh lớn nhất Trung Quốc tuần tra trái phép Hoàng Sa
Trung Quốc tháng trước lần đầu tiên điều tàu hơn 10.000 tấn tuần tra các đảo đá chiếm đóng trái phép thuộc quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam.
Tàu hải cảnh 3901 của Trung Quốc. Ảnh: Sina
Tàu hải cảnh 3901 cùng 17 nhân viên chấp pháp, hai thiết bị bay điều khiển từ xa, xuồng cao tốc tuần tra các đảo đá ở quần đảo Hoàng Sa từ 11/4 đến 30/4, theo trang mạng Sina.
Đây là lần đầu tiên Trung Quốc đưa tàu hải cảnh này tuần tra trái phép khu vực Hoàng Sa của Việt Nam. Các nhân viên Trung Quốc đã ngang nhiên tới 15 đảo để tuần tra, tuần tra 12 đảo khác bằng thiết bị bay điều khiển từ xa.
Video đang HOT
Tàu 3901 và 2901 được cho là tàu hải cảnh lớn nhất thế giới, có lượng giãn nước khi đầy tải đạt khoảng 12.000 tấn. Tàu trang bị pháo cỡ nòng 76 mm, hai tháp pháo 30 mm và hai súng máy phòng không. Nó đạt vận tốc hơn 45 km/h.
Tàu năm ngoái được bàn giao cho Phân cục Hải cảnh Nam Hải phụ trách tuần tra tại Biển Đông.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là “thành phố Tam Sa” trên đảo Phú Lâm từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Việt Nam nhiều lần khẳng định có đầy đủ cơ sở pháp lý và chứng cứ lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa và mọi hoạt động của các bên tại khu vực này mà không có sự cho phép của Việt Nam là bất hợp pháp và vô giá trị.
Quốc Trung
Theo VNE
Việt Nam phản đối Trung Quốc tổ chức đua thuyền buồm tại Hoàng Sa
Bộ Ngoại giao Việt Nam lên án các hoạt động mới của Trung Quốc, cho rằng những việc này làm phức tạp thêm tình hình ở Biển Đông, kêu gọi không tái diễn.
Đảo Phú Lâm của Việt Nam bị Trung Quốc chiếm đóng trái phép. Ảnh: Googlemaps
Nhắc đến việc Trung Quốc tổ chức cuộc đua thuyền buồm cúp Ty Nam lần thứ 5 ở quần đảo Hoàng Sa và thành lập văn phòng Cục Kiểm dịch kiểm nghiệm xuất nhập cảnh Hải Nam trên đảo Phú Lâm, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng khẳng định đây là các hoạt động xâm phạm chủ quyền của Việt Nam, thông cáo của Bộ Ngoại giao cho biết.
Bà Hằng nhấn mạnh Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử để khẳng định chủ quyền của mình đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Các hoạt động của Trung Quốc làm phức tạp tình hình ở Biển Đông.
"Việt Nam kiên quyết phản đối và yêu cầu Trung Quốc không để tái diễn hành động tương tự", người phát ngôn nói.
Trung Quốc dùng vũ lực chiếm đóng quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam từ năm 1974. Nước này thành lập cái gọi là "thành phố Tam Sa" trên đảo Phú Lâm, thuộc quần đảo từ tháng 7/2012 nhằm thâu tóm các quần đảo ở Biển Đông, trong đó có quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Khánh Lynh
Theo VNE
Việt Nam lên tiếng về việc Trung Quốc xây dựng mới ở Hoàng Sa Đại diện Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết chưa rõ Trung Quốc có xây dựng cảng trái phép ở Hoàng Sa, đề nghị các bên liên quan hành xử có trách nhiệm. Hình ảnh đá Bắc từ vệ tinh. Ảnh: Planetlabs "Chúng tôi sẽ xác minh thông tin này", bà Nguyễn Phương Trà, Phó phát ngôn Bộ Ngoại giao hôm nay trả...