Tàu đầu tiên chở lương thực viện trợ nhân đạo cho châu Phi đã rời cảng Ukraine
Dữ liệu của Refinitiv Eikon ngày 16/8 cho thấy tàu Brave Commander đã rời cảng Pivdennyi của Ukraine, mang theo 23.000 tấn lúa mì – lô hàng viện trợ lương thực nhân đạo đầu tiên từ Ukraine tới châu Phi, kể từ khi Nga tiến hành chiến dịch quân sự tại nước này hồi tháng 2 vừa qua.
Người tị nạn nhận lương thực cứu trợ tại Gondar, Ethiopia. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
Trước đó, Trung tâm điều phối chung (JCC) do Nga, Thổ Nhĩ Kỳ, Ukraine và Liên hợp quốc (LHQ) phối hợp thành lập đã phê duyệt cho con tàu trên khởi hành nhằm giải quyết khủng hoảng lương thực tại châu Phi.
Theo Bộ trưởng Cơ sở hạ tầng Ukraine – ông Oleksandr Kubrakov, tàu Brave Commander sẽ dỡ hàng tại Djibouti để từ đây 23.000 tấn lúa mì trên tàu sẽ được chuyển đến nước tiếp nhận cuối cùng là Ethiopia.
Tính đến ngày 16/8 vừa qua, 17 tàu chở tổng cộng hơn 475.000 tấn nông sản đã rời các cảng của Ukraine theo khuôn khổ thỏa thuận xuất khẩu ngũ cốc có tên gọi Sáng kiến Ngũ cốc Biển Đen. Trong khi đó, tàu chở lúa mì đầu tiên theo thỏa thuận này đã đến Thổ Nhĩ Kỳ vào ngày 14/8.
Kế hoạch 'giải phóng' ngũ cốc Ukraine đối mặt với nhiều trở ngại
Hôm 8/6, Thổ Nhĩ Kỳ cho biết kế hoạch của Liên hợp quốc nhằm thiết lập hành lang trên biển giúp "giải phóng" ngũ cốc của Ukraine do Ankara giám sát là khá hợp lý.
Tuy nhiên, nước này yêu cầu cần có thêm các cuộc đàm phán giữa Moskva và Kiev nhằm đảm bảo an toàn cho các chuyến tàu vận chuyển.
Video đang HOT
Xung đột Nga-Ukraine đã làm ngưng trệ hoạt động xuất khẩu ngũ cốc ở khu vực Biển Đen do Kiev kiểm soát và đe doạ nghiêm trọng đến an ninh lương thực toàn cầu. Trong bối cảnh đó, Liên hợp quốc mong muốn hai bên, cũng như các quốc gia láng giềng và Thổ Nhĩ Kỳ, chấp thuận mở một hành lang xuất khẩu lượng ngũ cốc đang bị ùn ứ ở Ukraine.
Tuy nhiên, thoả thuận này đang đứng trước hàng loạt trở ngại lớn, bao gồm việc thuyết phục Nga nới lỏng lệnh phong tỏa các cảng biển, yêu cầu Kiev rà phá mìn ở các cảng biển xung quanh, sau đó thuyết phục các công ty vận tải và bảo hiểm rằng hành lang này đã an toàn để sử dụng. Và thời gian cho những thoả thuận này không còn nhiều khi kho dự trữ lương thực của Ukraine chỉ còn rất ít và vụ thu hoạch tiếp theo sắp bắt đầu vào cuối tháng 7.
Nga và Ukraine cùng chiếm tới gần 1/3 nguồn cung lúa mì toàn cầu. Vai trò của các nhà xuất khẩu ngũ cốc này càng trở nên quan trọng hơn sau khi Ấn Độ áp lệnh cấm xuất khẩu và thời tiết bất lợi ở Bắc Mỹ và Tây Âu. Trong khi đó, chiến sự ở Ukraine và các lệnh trừng phạt của phương Tây nhằm vào Moskva đã khiến giá ngũ cốc, dầu ăn, phân bón và năng lượng tăng vọt.
Những yếu tố này đe dọa sẽ gây ra khủng hoảng lương thực ở các nước nghèo, một số nước trong đó đang phải phụ thuộc tới hơn một nửa lượng nhập khẩu lùa mì từ Nga và Ukraine.
Ukraine cũng là nhà xuất khẩu ngô, lúa mạch, dầu hướng dương và dầu hạt cải lớn trên thế giới. Trong khi đó, Nga và Belarus chiếm hơn 40% lượng xuất khẩu phân bón toàn cầu.
Lượng ngũ cốc đang bị mắc kẹt ở Ukraine là bao nhiêu?
Trồng và xuất khẩu ngũ cốc là một trong những ngành ngề chính ở Ukraine, với tổng kim ngạch xuất khẩu đạt 12,2 tỷ USD vào năm 2021, chiếm gần 1/5 lượng xuất khẩu của cả nước. Trước xung đột, Ukraine đã xuất khẩu 98% ngũ cốc và lương thực qua Biển Đen, với sản lượng lên tới 6 triệu tấn/tháng.
Tuy nhiên, ông Taras Vysotskyi, Thứ trưởng Thứ nhất Bộ Chính sách Nông nghiệp và Lương thực của Ukraine, cho biết khi các cảng biển bị phong tỏa và hệ thống đường sắt không thể đáp ứng được khối lượng tăng thêm, nước này chỉ có thể xuất khẩu tối đa 2 triệu tấn ngũ cốc/tháng.
Trong tháng 5 vừa qua, sản lượng xuất khẩu ngũ cốc, các loại hạt có dầu và dầu thực vật của Ukraine đã tăng 80% so với tháng trước lên 1,74 triệu tấn. Song con số này vẫn thấp hơn đáng kể so với mức tháng 5/2021.
Washington đã cáo buộc Moskva sử dụng lương thực làm "vũ khí" ở Ukraine. Điện Kremlin đáp trả rằng chính phương Tây đã gây ra cuộc khủng hoảng này do áp đặt các biện pháp trừng phạt nhằm vào Nga.
Vào đầu tháng 5, có khoảng 22 triệu tấn ngũ cốc đã bị mắc kẹt ở Ukraine do những thách thức về cơ sở hạ tầng và hoạt động phong tỏa cảng biển. Trong khi đó, khi giá cả tăng cao, các cơ quan của Liên hợp quốc đã phải cắt giảm tới một nửa khẩu phần lương thực cho người tị nạn ở khu vực Sahel do thiếu hụt kinh phí lớn.
Liệu kế hoạch "giải phóng" ngũ cốc Ukraine có khả thi?
Máy gặt liên hợp làm việc trên cánh đồng lúa mì ở Ukraine. Ảnh: Getty Images/TTXVN
Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu mô tả cuộc gặp người đồng cấp Nga Sergei Lavrov hôm 8/6 đã đạt được kết quả đáng ghi nhận, nhưng ông nhấn mạnh cần có thêm một số cuộc đàm phán khác.
Ngoại trưởng Lavrov cho rằng Kiev phải giải quyết vấn đề "xả kho" ngũ cốc bằng cách khai thông các cảng biển. Nếu điều đó được thực hiện, Nga sẽ đảm bảo các tàu vận chuyển qua lại an toàn, với sự giúp đỡ từ Thổ Nhĩ Kỳ. Tuy nhiên, Ukraine cho rằng họ cần được đảm bảo an ninh trước khi bắt đầu vận chuyển hàng hoá. Kiev bày tỏ lo ngại Moskva có thể sử dụng một hành lang tiềm năng khác để vận chuyển ngũ cốc qua cảng Odessa.
Ngoài ra, Giám đốc Hiệp hội thương nhân ngũ cốc Ukraine (UGA) Serhiy Ivashchenko, nhận định rằng Thổ Nhĩ Kỳ không đủ mạnh để đóng vai trò là người bảo đảm cho việc đi lại an toàn. Ông cho biết thời gian gỡ mìn khỏi các cảng biển Ukraine cần ít nhất 2-3 tháng và kêu gọi lực lượng Hải quân Thổ Nhĩ Kỳ và Romania tham gia vào hoạt động này.
Song dù thỏa thuận này được thông qua, chi phí bảo hiểm cho các con tàu vận chuyển ngũ cốc qua các tuyến đường trên Biển Đen có thể sẽ rất cao.
Tình hình càng trở nên cấp bách vì kho chứa ngũ cốc của Ukraine đang còn rất ít không gian dự trữ. Trong khi đó, do hệ thống đường sắt của Ukraine hoạt động độc lập với các tuyến đường của các nước láng giềng châu Âu như Ba Lan, ngũ cốc phải được chuyển đến các con tàu khác ở khu vực biên giới, nơi không có nhiều phương tiện trung chuyển hoặc lưu trữ.
Kiev cũng đang đẩy mạnh nỗ lực xả kho ngũ cốc qua cảng Constanta ở vùng Biển Đen của Romania. Nhưng tính đến giữa tháng 5, chỉ có khoảng 240.000 tấn ngũ cốc - chiếm 1% khối lượng bị ùn ứ ở Ukraine - đã được thông quan.
Hơn nữa, việc tái định tuyến con đường vận chuyển ngũ cốc đến Romania cũng là một quá trình vô cùng phức tạp và tốn kém.
Lệnh cấm xuất khẩu lúa mì của Ấn Độ tác động như thế nào đến thế giới? Ấn Độ vẫn cương quyết bảo vệ quyết định cấm xuất khẩu lúa mì sau nhiều chỉ trích cho rằng động thái này có thể làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương thực toàn cầu. Ảnh minh họa: EPA "Nếu mọi quốc gia đều áp đặt các hạn chế xuất khẩu, điều này sẽ làm trầm trọng thêm cuộc khủng hoảng lương...