Tàu đánh bắt hải sản gần bờ ở các ‘vùng xanh’ Bà Rịa-Vũng Tàu được ra khơi
Ngày 20/9, thuyền đánh bắt gần bờ đi về trong ngày của huyện Xuyên Mộc thuộc “ vùng xanh” đang thực hiện Chỉ thị 15/CT-TTg của tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã được phép ra khơi đánh bắt sau thời gian hơn 2 tháng phải nằm bờ vì địa phương thực hiện giãn cách theo Chỉ thị 16/CT-TTg.
Theo đó, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu đã có văn bản 12986/UBND-VP về phương án khôi phục hoạt động đánh bắt hải sản gần bờ trên địa bàn huyện Xuyên Mộc. Trong số đó, tỉnh đồng ý với phương án khôi phục hoạt động đánh bắt hải sản gần bờ trong điều kiện phòng, chống dịch COVID-19.
Ngư dân gỡ mẻ cá sau vài tiếng đánh bắt. Ảnh: Hoàng Nhị/TTXVN
Huyện Xuyên Mộc có 550 phương tiện tàu thuyền đánh bắt hải sản gần bờ; trong đó có 250 chiếc đăng ký ra khơi đánh bắt và đi về trong ngày. Số phương tiện đánh bắt gần bờ gồm: các tàu có chiều dài dưới 12m, đò nan và thúng máy. Số phương tiện này chỉ được đánh bắt ở khu gần bờ trong phạm vi từ 6 hải lý trở vào thuộc vùng biển huyện Xuyên Mộc và phải cam kết hoạt động theo thời gian đăng ký.
UBND huyện Xuyên Mộc cũng yêu cầu các địa phương có tàu đăng ký ra khơi đánh bắt gần bờ phải kiểm tra giấy xác nhận đi biển của ngư dân trước khi đi biển và thống kê số lượng phương tiện đi biển để thông báo cho Đồn Biên phòng Bình Châu và Đồn Biên phòng Phước Thuận.
Hai Đồn Biên phòng này phối hợp với Trạm Thanh tra thủy sản Xuyên Mộc tăng cường kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của phương tiện đánh bắt hải sản gần bờ tại bến đò, bãi ngang, cảng phải đảm bảo an toàn phòng chống dịch COVID-19 theo quy định.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, UBND các địa phương cũng phải phối hợp Đồn Biên phòng Bình Châu, Phước Thuận tổ chức kiểm tra, kiểm soát các hoạt động của phương tiện đánh bắt hải sản gần bở tại các điểm tập kết hải sản phải đảm bảo không tập trung đông người, tuân thủ nguyên tắc 5K và các quy định an toàn về phòng chống dịch COVID-19.
Cũng trong ngày 20/9, UBND tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu cũng đã có văn bản 13118/UBND-VP về hoạt động của tàu dịch vụ hậu cần thủy sản. Theo đó, UBND tỉnh cho phép 72 tàu dịch vụ hậu cần nghề cá của thành phố Vũng Tàu được xuất bến ra biển để tiếp tế lương thực, thực phẩm và nhiên liệu cho 284 tàu cá của ngư dân thành phố Vũng Tàu đang ở ngoài biển. Đi cùng số tàu cá này là gần 2.700 ngư dân.
Trước đó, ngày 25/8, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đã có văn bản không cho tàu cá trên địa bàn xuất bến để phòng, chống COVID-19. Trước ngày này, trên địa bàn thành phố Vũng Tàu đã có 284 tàu ra biển và duy trì đánh bắt cho đến nay.
Do không có tàu cá xuất bến, nhất là tàu dịch vụ hậu cần để tiếp nhiên liệu cho các tàu đang đánh bắt xa bờ. Việc này dẫn đến nhiều tàu cá cạn kiệt nước ngọt, lương thực, thực phẩm, nhiên liệu vì không được tàu dịch vụ hậu cần tiếp tế. Có tàu đã phải “mượn” hàng hóa thiết yếu của tàu khác để duy trì sự sống trên biển.
Những tàu dịch vụ ra biển tiếp nhiên liệu cho các tàu, đồng thời cũng sẽ vận chuyển hải sản về đất liền, giúp các tàu cá đang đánh bắt xa bờ tiếp tục vươn khơi.
Trước đó, ngày 19/9, tại thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ hàng trăm thuyền thúng đánh bắt gần bờ đi về trong ngày của ngư dân thị trấn Phước Hải, huyện Đất Đỏ cũng nô nức ra khơi sau hơn 2 tháng thực hiện giãn cách xã hội nghiêm ngặt, không được ra biển đánh cá để phòng, chống dịch COVID-19. Đây cũng là địa phương đầu tiên của tỉnh, ngư dân được đánh được ra khơi.
Huyện Đất Đỏ là một trong 4 “vùng xanh” của Bà Rịa-Vũng Tàu. Đây cũng là địa bàn có số lượng lao động đi biển đông đúc với 836 phương tiện là đò nan, thúng máy đánh bắt gần bờ.
Ngư dân có thuyền thúng tại huyện Đất Đỏ chỉ được hoạt động đánh bắt về trong ngày theo thời gian đăng ký và cam kết. Bố trí luân phiên 50% tổng số phương tiện được xuất bến trong ngày, để cấp giấy xác nhận.
Hiện nay, UBND tỉnh Bà Rịa- Vũng Tàu đang tiếp tục hoàn thiện các phương án phê duyệt cho các cảng cá tại các “vùng xanh” được hoạt động trở lại, chậm nhất không quá ngày 1/10. UBND tỉnh cũng đề nghị các “vùng đỏ” cũng phải xây dựng phương án để chuẩn bị sẵn sàng mở cửa hoạt động khi phù hợp.
Công nhân công trình xây dựng phải có 'thẻ xanh Covid'
Các công trình trong khu vực "bình thường mới", "vùng xanh" tại TP HCM được xây dựng khi toàn bộ lao động có thẻ xanh Covid, tuân thủ 5K, xét nghiệm định kỳ.
Nội dung đề cập trong tiêu chí phân loại công trình được phép xây dựng do Ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM vừa ban hành, nhằm phù hợp các giải pháp kiểm soát dịch đang được thành phố thực hiện. Trong đó, chỉ những nơi "bình thường mới", "vùng xanh" được triển khai xây dựng một số nhóm công trình khi đáp ứng các điều kiện trên. Riêng công trình khu vực "nguy cơ rất cao", "nguy cơ cao" và "nguy cơ" tiếp tục dừng thi công, ngoại trừ phục vụ phòng chống dịch và theo các yêu cầu khẩn cấp.
Công nhân làm việc tại dự án hầm chui Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7), hồi tháng 7. Ảnh: Gia Minh
Hiện, các nhóm công trình trong khu vực đạt mức "bình thường mới", "vùng xanh" được xây dựng gồm: phục vụ phòng chống dịch; dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm của thành phố; công trình thực hiện theo lệnh khẩn cấp; phục vụ quốc phòng, an ninh đã triển khai.
Kế đến gồm các nhóm công trình phục vụ sản xuất công nghiệp, giao thông vận tải, nông nghiệp, tiện ích hạ tầng kỹ thuật ngoài đô thị... Ngoài ra, công trình sắp hoàn thành với khối lượng đạt trên 80%; công trình đang thi công bắt buộc phải tiếp tục; xây dựng trong các khu, cụm công nghiệp, khu chế xuất, công nghệ cao; công trình sửa chữa, cải tạo nhà xưởng, thiết bị trong phạm vi mặt bằng doanh nghiệp... cũng được triển khai xây dựng.
Các đơn vị tham gia tại công trình phải cam kết 100% nhân công được cấp "thẻ xanh Covid" hoặc điều kiện tương đương. Trước khi triển khai các hoạt động, chủ đầu tư, nhà thầu phải lập phương án phòng chống dịch tại gửi chính quyền địa phương nơi xây dựng.
Trước đó từ ngày 17/8, TP HCM chỉ duy trì các công trình phòng chống dịch và một số dự án như Metro Số 1 (Bến Thành - Suối Tiên); cầu Thủ Thiêm 2; cầu vượt trước Bến xe Miền Đông mới (TP Thủ Đức); dự án hầm chui nút giao Nguyễn Văn Linh - Nguyễn Hữu Thọ (quận 7)... Đây là các công trình cấp bách, được duy trì thi công theo phương án "ba tại chỗ" và "một cung đường - 2 điểm đến", nhằm bám tiến độ.
Hiện, TP HCM có 3 địa phương gồm quận 7, huyện Cần Giờ và Củ Chi kiểm soát được Covid-19 sớm nhất, được nới lỏng một số biện pháp phòng chống dịch từ ngày 16/9 đến 30/9. Những nơi này cũng đang thí điểm một số kịch bản "bình thường mới", cấp thẻ xanh Covid cho người đủ điều kiện hoạt động trong các nhóm công việc được thí điểm.
Người có thẻ xanh cũng được tham gia hoạt động sản xuất, sinh hoạt xã hội, tuỳ mức độ kiểm soát dịch của thành phố. Riêng người đã tiêm một mũi vaccine (với loại phải tiêm 2 mũi) được tham gia các hoạt động hạn chế, tùy vào điều kiện làm việc, mức độ rủi ro lây nhiễm và tầm quan trọng của các hoạt động.
Đồng Nai: Người dân vùng xanh được ra đường sau thời gian dài giãn cách Sau thời gian dài thực hiện giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16, hôm nay (20.9), người dân ở vùng xanh trên địa bàn Đồng Nai đã được ra đường sau khi chính quyền có quyết định nới lỏng giãn cách. Đường phố tại TP. Long Khánh đã tấp nập trở lại. Ảnh PHÙNG TRỌNG TÍN Theo kế hoạch số 11102 (ngày...