Tàu chiến Úc phóng thử tên lửa Tomahawk, đánh dấu ‘cột mốc quan trọng’
Chính phủ Úc hôm nay 10.12 thông báo một tàu chiến nước này đã thử nghiệm tên lửa hành trình Tomahawk do Mỹ sản xuất.
Trong một tuyên bố hôm nay, chính phủ Úc cho hay khu trục hạm Úc HMAS Brisbane hôm 3.12 đã phóng tên lửa Tomahawk ngoài khơi phía tây của Mỹ. Sự kiện này đánh dấu Úc trở thành một trong số chỉ ba quốc gia – cùng với Mỹ và Anh – sở hữu và phóng tên lửa Tomahawk, theo AFP.
Bức ảnh do Bộ Quốc phòng Úc cung cấp ngày 10.12 cho thấy tàu HMAS Brisbane đang phóng tên lửa Tomahawk ngoài khơi phía tây của Mỹ.. ẢNH: AFP
Với việc thử Tomahawk, Hải quân Hoàng gia Úc đã đạt được một “cột mốc quan trọng” trong việc tăng cường năng lực cho đội tàu chiến đấu mặt nước, theo tuyên bố.
Với tầm bắn mở rộng lên tới 2.500 km, tên lửa Tomahawk cho phép tàu chiến thực hiện các cuộc tấn công chính xác tầm xa vào các mục tiêu trên bộ.
Tàu HMAS Brisbane của Úc phóng tên lửa Tomahawk. ẢNH: AFP
Cũng theo tuyên bố trên, tên lửa Tomahawk “nâng cao đáng kể” khả năng răn đe của quân đội Úc trước mọi mối đe dọa tiềm tàng.
Bộ trưởng Quốc phòng Úc Richard Marles cho hay việc tăng cường năng lực phòng thủ của Úc và hợp tác với các đối tác sẽ “thay đổi sự tính toán đối với bất kỳ bên xâm lược tiềm tàng nào”.
Điểm xung đột: Ukraine tìm lối thoát ngoại giao; căn cứ Nga ở Syria sẽ ra sao?
Cuộc thử nghiệm Tomahawk phù hợp với kế hoạch của Úc được công bố trước đó trong năm nay là chi 7 tỉ USD để mở rộng lực lượng hải quân từ 11 tàu chiến mặt nước lớn hiện nay lên 26 chiếc. Úc cũng có kế hoạch mua hơn 200 tên lửa Tomahawk để trang bị cho một số tàu chiến.
Kế hoạch mở rộng hải quân của Úc được đưa ra khi Trung Quốc và những nước khác ở Châu Á – Thái Bình Dương và xa hơn nữa đang tăng cường hỏa lực, theo AFP.
Báo Mỹ: Ukraine kêu gọi Washington đặt tên lửa Tomahawk trên lãnh thổ
Truyền thông Mỹ đưa tin, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky dường như đã đề nghị Washington đặt tên lửa Tomahawk trên lãnh thổ như biện pháp răn đe.
Tên lửa Tomahawk (Ảnh minh họa: AFP).
New York Times dẫn nguồn thạo tin cho hay, Tổng thống Volodymyr Zelensky đã đề nghị Mỹ triển khai tên lửa Tomahawk tại Ukraine như một phần của "gói răn đe phi hạt nhân" trong kế hoạch chiến thắng của ông.
Kế hoạch chiến thắng do nhà lãnh đạo Zelensky đề xuất bao gồm năm điểm với ba phụ lục được bảo mật, trong đó có lời đề nghị NATO ngay lập tức mời Ukraine gia nhập, dỡ bỏ các hạn chế áp lên vũ khí tầm xa được viện trợ. Ông Zelensky cũng đề xuất phương Tây "triển khai biện pháp răn đe chiến lược phi hạt nhân toàn diện" trên đất Ukraine nhằm gửi thông điệp tới Nga.
Tên lửa Tomahawk có tầm bắn hơn 2.400km, gấp khoảng 7 lần tầm bắn của tên lửa tầm xa ATACMS mà Ukraine nhận được từ Mỹ trước đó.
Theo các nguồn tin, Ukraine đã không thể thuyết phục các nhà ngoại giao phương Tây về lý do tại sao họ cần Tomahawk. Số lượng mục tiêu của Ukraine ở Nga cũng được cho là vượt xa số lượng tên lửa dự trữ mà Mỹ có thể chuyển giao mà không gây nguy hiểm cho lợi ích của họ ở Trung Đông và Châu Á.
Trước đó, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Sebastien Lecornu cho rằng phương Tây nên nghiêm túc cân nhắc việc triển khai các vũ khí thông thường, phi hạt nhân có khả năng răn đe, ví dụ hệ thống tên lửa tầm xa, trên lãnh thổ Ukraine sau khi cuộc xung đột hiện tại khép lại.
Ông Lecornu nhận định, kế hoạch của ông Zelensky là "khởi đầu cho một lộ trình chính trị mà chúng ta phải đảm nhận để giúp Ukraine về lâu dài, và đặc biệt là đặt câu hỏi điều gì sẽ xảy ra tiếp theo".
Trước đó, Ngoại trưởng Pháp Jean-Noel Barrot phát đi tín hiệu rằng Paris ủng hộ kế hoạch chiến thắng của ông Zelensky. Tuy nhiên, một số quốc gia NATO khác có quan điểm không tương đồng.
Thủ tướng Đức Olaf Scholz đã từ chối cung cấp tên lửa tầm xa cho Kiev hoặc ủng hộ việc Kiev nhanh chóng gia nhập NATO, trong khi các quan chức Hungary đã cảnh báo rằng cách tiếp cận như vậy có thể dẫn đến sự leo thang lớn.
Mặt khác, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Nga Maria Zakharova đã bác bỏ kế hoạch của ông Zelensky, cảnh báo rằng Kiev đang "đẩy các thành viên NATO tới một cuộc xung đột trực tiếp" với Nga.
Anh và Đức cân nhắc hợp tác chế tạo tên lửa có khả năng tấn công vũ khí hạt nhân của Nga Trích dẫn các nguồn tin ngoại giao, tờ The Times đưa tin Vương quốc Anh đang cân nhắc hợp tác với Đức để phát triển tên lửa tầm xa có khả năng tấn công vũ khí hạt nhân của Nga. Tên lửa hành trình Tomahawk được phóng từ tàu khu trục USS Barry trên Địa Trung Hải. Ảnh minh họa: AFP/TTXVN Theo các...