Tàu chiến mới của Nga làm biệt kích Mỹ e ngại
Được thiết kế để chống biệt kích, Grachonok được xem là dự án được kỳ vọng nhất của người Nga trong bối cảnh thế giới hiện nay…
Với chính sách tích cực sử dụng lực lượng biệt kích của mình, quân đội Mỹ luôn khiến nhiều quốc gia lo ngại, đặc biệt là Nga. Chính vì thế việc chế tạo tàu chống biệt kích thuộc dự án Grachonok của Moscow đã được triển khai tích cực.
Để thực hiện tham vọng của mình người Nga đã phải bắt tay vào nghiên cứu chế tạo Grachonok từ nhiều năm trước. Theo đó, các tàu chống biệt kích đề án “Grachonok” được tiến hành đóng ở Nga từ năm 2008.
Các tàu đầu tiên được đóng ở xưởng đóng tàu mang tên Gorki tại Zelenodonsk ở Tartastan. Tàu đầu tiên trong đề án P-104 đã gia nhập biên chế Hạm đội Baltic năm 2009.
Video đang HOT
Tính tới thời điểm hiện tại, Nga đã đóng được 3 tàu chống biệt kích, 2 tàu sau cùng đã gia nhập biên chế Hạm đội biển Đen năm 2012. Theo đề án “Grachonok”, sẽ lên kế hoạch đóng thêm 7 tàu nữa, gồm có tàu được hạ thủy ngày 24/6/2013 vừa qua.
Tàu loại nhỏ đề án “Grachonok” dài 31 mét và rộng 7,4 mét, có lượng dãn nước 139 tấn. Các tàu có tốc độ 23 hải lý, tầm hoạt động 200 dặm. Tàu trang bị súng máy 14,5mm MTPU, súng phóng lựu chống biệt kích DP-64 và DP-65A cùng 4 tổ hợp “Igla”.
Như vậy là sau Hạm đội biển Đen, đến lượt Hạm đội Thái Bình Dương của Nga được trang bị loại chiến tàu đặc biệt này.
Theo kế hoạch Nga sẽ có thêm những chiến tàu Grachonok nhằm cụ thể hóa sức mạnh chống biệt kích cũng như thực hiện những nhiệm vụ hỗ trợ gần bờ của mình.
Quá trình thử nghiệm cho thấy Grachonok luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chống biệt kích của mình với thế mạnh là súng phóng lựu chống biệt kích ngầm DP-64, DP-65A…
Cùng với đó, Grachonok có thể bảo đảm tốt công tác tuần duyên của mình khi chiếc tàu này có phạm vi hoạt động lên tới trên 300km.
Ngay sau khi Nga tuyên bố biên chế chính thức Grachonok trong lực lượng hải quân, Bắc Kinh là khách hàng đầu tiên bày tỏ sự quan tâm tới loại vũ khí này, tuy nhiên Moscow vẫn đang bỏ ngỏ khả năng sẽ xuất khẩu Grachonok. Theo đại diện quân đội Nga thì Grachonok cần bảo đảm nhiệm vụ quốc gia trước khi tính tới khả năng thương mại hóa loại chiến tàu này.
Hình ảnh tàu chống biệt kích thuộc dự án Grachonok hoạt động trên biển khiến lực lượng biệt kích trên thế giới lo ngại đặc biệt là Mỹ, TQ…
Theo vietbao
Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản "e ngại" Trung Quốc
"Sách Trắng Quốc phòng Nhật Bản năm 2013" cho thấy Tokyo cảnh giác trước việc Trung Quốc tăng cường binh lực và chương trình phát triển hạt nhân-tên lửa của Triều Tiên.
Chiến hạm Nhật Bản.
Theo Kyodo ngày 25/6, Bộ Quốc phòng Nhật Bản cho rằng sự thiếu minh bạch trong các vấn đề quân sự và an ninh của Trung Quốc là "mối quan ngại" đối với cả khu vực lẫn cộng đồng quốc tế, trong bối cảnh nền kinh tế lớn thứ hai thế giới này đã tăng gấp 4 lần ngân sách quốc phòng trong thập kỷ qua.
Trước động thái Trung Quốc tiếp tục điều các tàu tới vùng lãnh hải gần quần đảo Senkaku/Điếu Ngư đang tranh chấp trên Biển Hoa Đông, quân đội Nhật Bản đang xem xét tầm quan trọng của việc tăng cường năng lực của Lực lượng Phòng vệ (SDF) để triển khai binh sỹ tới các khu vực xa xôi và tiến hành diễn tập chung với quân đội Mỹ để chuẩn bị cho tình huống SDF tái chiếm các đảo bị mất quyền kiểm soát.
Liên quan tới vấn đề Triều Tiên, Bộ Quốc phòng Nhật Bản dự báo Triều Tiên vẫn tiếp tục dựa vào quân đội, đồng thời khẳng định Tokyo không thể dung thứ trước hoạt động phát triển hạt nhân và tên lửa của Triều Tiên, vốn có thể "hủy hoại nghiêm trọng tới hòa bình và ổn định" toàn thế giới.
Được đệ trình tại một phiên họp của Đảng Dân chủ Tự do (LDP) cầm quyền, "Sách Trắng Quốc phòng 2013" dự kiến sẽ sớm được Nội các Nhật Bản thông qua.
Theo vietbao
Báo Anh: Nga 'đi đêm' với Israel, Syria mua hụt S-300 Hãng tin RT nói báo chí Anh cáo buộc Nga hủy bỏ thương vụ bán S-300 cho Syria vì đã có những "thỏa thuận ngầm" với Israel. Trong khi các phương tiện truyền thông Anh liên tục đề cập đến vấn đề này, báo chí Israel gần như phớt lờ và đó như là "câu chuyện cổ tích". Tờ Sunday Times của Anh...