Tàu chiến “khủng” của Trung Quốc gây lo ngại
Một con tàu tấn công đổ bộ đa chức năng có độ choán nước 22.000 tấn đang được Trung Quốc phát triển gây lo ngại cho giới quân sự Đài Loan, vì sự ra đời của nó có thể làm thay đổi cục diện tại eo biển Đài Loan.
Tàu chiến mới của Trung Quốc lấy cảm hứng từ tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của Pháp – Ảnh: AFP
Theo tờ Taipei Times, một con tàu tấn công đổ bộ đa chức năng (LHD) có độ choán nước 22.000 tấn đang được Trung Quốc phát triển đã gây lo ngại cho giới quân sự tại Đài Loan.
Một số chuyên gia nhận xét, loại tàu này ra đời có thể kéo theo sự thay đổi chiến lược tại eo biển Đài Loan.
Thiết kế của con tàu được Tập đoàn công nghiệp đóng tàu Trung Quốc (CSIC) giới thiệu lần đầu tại một cuộc triển lãm về an ninh và quốc phòng ở Bangkok (Thái Lan) vào đầu tháng 3 này. Nó được cho là một chiếc LHD lớp 081 được giới quân sự Trung Quốc chờ đợi trong nhiều năm.
Theo tuần san quốc phòng Jane, CSIC đã xác nhận sự hiện hữu của chương trình đóng tàu lớp 081 vào năm 2007 song từ chối tiết lộ chi tiết vào lúc đó. Được biết, giai đoạn thiết kế con tàu được hoàn tất vào năm 2006. Quá trình thiết kế kỹ thuật được tiến hành không lâu sau đó.
Video đang HOT
Con tàu dài 211 mét sẽ có khả năng mang theo tám chiếc trực thăng trên boong cùng với bốn chiếc khác hoặc tàu đệm không khí trong khu chứa máy bay. Nó cũng có khả năng chở theo 1.068 lính thủy đánh bộ và được trang bị hệ thống radar tổ hợp pha, bốn ống phóng tên lửa phòng không tầm ngắn và vũ khí chống tàu ngầm.
Tầm hoạt động của tàu dự kiến sẽ là 13.000 km với khả năng tác chiến liên tục trong 30 ngày trên biển.
Chiếc tàu lớp 081 được cho là lấy cảm hứng từ tàu tấn công đổ bộ lớp Mistral của hải quân Pháp. Một số nhà phân tích cũng chỉ ra sự tương tự của tàu 081 với tàu sân bay trực thăng lớp Hyuga mà hải quân thuộc Lực lượng Phòng vệ Nhật đưa vào sử dụng từ năm 2009.
Một số tường thuật gợi ý rằng hải quân Trung Quốc có thể sẽ sắm đến ba con tàu lớp 081 để phục vụ cho các hoạt động của lực lượng này.
Chính phủ Trung Quốc vẫn chưa xác nhận liệu CSIC đã bắt đầu đóng tàu lớp 081 hay chưa.
Giới quan sát nhận định con tàu có thể sẽ đóng vai trò chủ chốt và thay đổi cục diện trong bất kỳ cuộc tấn công đổ bộ nào nhắm vào Đài Loan hoặc tại biển Đông.
Theo Thanh niên
TÂN HOA XÃ - TRUNG QUỐC: Trung Quốc chỉ cần 1 chiếc tàu ngầm đã có thể uy hiếp cả châu Âu-Mỹ?
"Bắc Cực là đầu mối trọng yếu kết nối các đại dương. Chỉ cần 1 tàu ngầm hạt nhân ở Bắc Cực, Trung Quốc sẽ uy hiếp Nga, châu Âu và Mỹ".
Tàu ngầm hạt nhân 093 của Hải quân Trung Quốc tuần tra trên biển.
Tân Hoa xã dẫn bài viết từ một tờ tuần san Pháp ngày 9/4 cho rằng, nếu Trung Quốc triển khai một tàu ngầm hạt nhân ở Bắc Cực sẽ có thể tạo ra mối đe dọa cho châu Âu, Nga và Mỹ.
Báo chí nước ngoài cho rằng, Bắc Cực, về truyền thống, là khu vực do Mỹ, Canada và Nga kiểm soát, hiện đang trở thành nơi cạnh tranh mới của cường quốc mới nổi Trung Quốc.
Bắc Kinh ngày càng gia tăng sự quan tâm tới khu vực Bắc Cực, nơi mà sau khi băng tan có thể mở ra những cơ hội thương mại và chiến lược.
Một chuyên gia quân sự làm việc tại Bắc Kinh cho biết: "Bắc Cực là đầu mối trọng yếu kết nối các đại dương. Nếu Trung Quốc triển khai một chiếc tàu ngầm hạt nhân ở Bắc Cực, sẽ có thể tạo ra mối đe dọa cho châu Âu, Nga và Mỹ".
Bài báo viết, tàu khảo sát khoa học Tuyết Long không đáp ứng được tham vọng của Trung Quốc. Ngày 8/4, Văn phòng Khảo sát Cực địa của Cục Hải dương Quốc gia Trung Quốc tuyên bố với bên ngoài rằng, Trung Quốc sẽ chế tạo một tàu phá băng, khảo sát khoa học cực địa tiên tiến hơn.
Được biết, chiếc tàu phá băng đóng mới này có lượng choán nước là 8.000 tấn, khả năng chạy liên tục là 20.000 hải lý, thời gian 60 ngày, có thể phá băng dày không dưới 1,5 m, đồng thời sẽ trang bị máy bay trực thăng. Tàu phá băng mới có kế hoạch hạ thủy vào năm 2014.
Tàu khảo sát khoa học Tuyết Long của Trung Quốc.
Báo chí nước ngoài cho rằng, tuyến đường hàng hải từ Thượng Hải đến Hamburg, nếu chạy theo đường eo biển Bering, lộ trình của nó sẽ tương tự như đi qua Ấn Độ Dương hiện nay.
Tuyến đường hàng hải truyền thống của kênh đào Suez rút ngắn được 6.400 km. Đối với nước xuất khẩu số 1 thế giới như Trung Quốc, đây là một lợi ích rất rõ ràng.
Huống hồ, lựa chọn tuyến đường hàng hải mới này còn có thể giúp cho hàng hóa Trung Quốc tránh bị tấn công bởi cướp biển ở các khu vực eo biển Malacca, vịnh Aden.
Báo chí nước ngoài cho rằng, khu vực Bắc Cực còn có nguồn tài nguyên năng lượng phong phú, thu hút sự chú ý đặc biệt của Trung Quốc. Ngoài việc cử tàu khảo sát và chế tạo tàu phá băng, từ năm 2004, Trung Quốc đã sở hữu cơ sở nghiên cứu lớn ở trên quần đảo Svalbard của Na Uy.
Năm 2009, Trung Quốc lần đầu tiên đăng ký trở thành nước quan sát thường trực của Hội đồng Bắc Cực, nhưng bị từ chối, đến nay Trung Quốc lại tiếp tục đưa ra lời đề nghị này.
Tàu ngầm hạt nhân lớp Hạ - Hải quân Trung Quốc.
Theo Giáo Dục VN
Iraq sẽ mở lại các tuyến đường vận chuyển dầu nếu Iran đóng cửa Hormuz Baghdad có thể khởi động lại các đường ống dẫn dầu thay thế để cung cấp dầu ra thế giới nếu Tehran gia tăng áp lực về việc đóng cửa eo biển Hormuz. CNN đưa tin dẫn lời phát ngôn viên chính phủ Iraq Ali al-Dabbagh hôm Chủ Nhật (18/3) cho biết, Iraq có thể khởi động lại các đường ống dẫn dầu...