Tàu cá được hỗ trợ đóng mới phải hoạt động đủ 7 năm
Ngày 31/8, văn phòng UBND TP Đà Nẵng cho biết, lãnh đạo thành phố vừa có quyết định điều chỉnh một số nội dung về hỗ trợ ngư dân đóng mới tàu cá.
Cụ thể, chính sách hỗ trợ đối với tàu cá của ngư dân trên địa bàn như sau: Tàu cá có tổng công suất máy chính từ 400 CV đến dưới 600 CV được hỗ trợ 500 triệu đồng/tàu; tàu có tổng công suất máy chính từ 600 CV đến dưới 800 CV được hỗ trợ 600 triệu đồng/tàu; tàu có tổng công suất máy chính từ 800 CV trở lên được hỗ trợ 800 triệu đồng/tàu. Ngoài ra, tàu cá được hỗ trợ 100% kinh phí đăng kiểm tàu cá bao gồm phí, lệ phí đăng kiểm.
Tàu hậu cần nghề cá lớn nhất Đà Nẵng của ngư dân Lê Văn Sang có công suất 1.200 CV được hỗ trợ đóng mới và hạ thủy vào tháng 5/2012
Kinh phí hỗ trợ được chia làm 2 đợt, mỗi đợt hỗ trợ 50% trên tổng số tiền hỗ trợ. Trường hợp có nhiều người góp vốn để đóng tàu thì kinh phí hỗ trợ cho từng người được tính theo tỷ lệ vốn góp và chỉ hỗ trợ đối với những người có hộ khẩu tại TP Đà Nẵng.
Video đang HOT
Theo quyết định, chủ tàu phải cam kết đưa tàu cá vào hoạt động trong thời gian tối thiểu là 7 năm (84 tháng) kể từ ngày nhận được chính sách hỗ trợ lần đầu của thành phố. Trường hợp chưa đảm bảo thời gian hoạt động theo cam kết (chưa đủ 7 năm), chủ tàu muốn chuyển quyền sở hữu tàu cá cho tổ chức, cá nhân khác ngoài địa bàn TP Đà Nẵng phải có trách nhiệm hoàn trả toàn bộ kinh phí đã được hỗ trợ cho thành phố.
Chủ tàu phải đóng tàu tại các cơ sở đóng tàu trên địa bàn TP Đà Nẵng. Riêng các chủ tàu đã lập hồ sơ đóng mới tàu cá trong năm 2013 và hiện tại đang đóng tại các cơ sở đóng tàu không phải trên địa bàn TP Đà Nẵng và cam kết đưa tàu vào hoạt động 7 năm, chấp hành khai báo trung thực nguồn vốn huy động để đóng tàu vẫn được hỗ trợ.
Được biết, tại TP Đà Nẵng từ năm 2012 đến nay đã có 9 tàu cá công suất lớn đóng mới được hỗ trợ 6 tỉ đồng và 2 tàu khác đang chờ phê duyệt với kinh phí gần 1 tỉ đồng. Ngoài ra, chưa có trường hợp nào nhận hỗ trợ tiền đóng tàu rồi bán, sang nhượng lại cho người khác.
Công Bính
Theo VNE
Xác định chủ tàu nghi gây tràn dầu biển Quy Nhơn
Lực lượng chức năng đã tìm ra chủ con tàu được cho là "nghi phạm" gây ra vụ tràn dầu thiệt hại nhiều tỷ đồng trên biển Quy Nhơn.
Sáng 19/7, thượng tá Huỳnh Dư Phi Long - Phó trưởng Côngan TP. Quy Nhơn (Bình Định) cho biết: "Công an thành phố phối hợp vớiPhòng Cảnh sát phòng chống tội phạm về môi trường (PC49) Công an tỉnhBình Định đã tiến hành khám nghiệm con tàu "nghi phạm" BĐ-0508H gâysự cố tràn dầu ở biển Quy Nhơn; đồng thời đã truy tìm và xác định đượcchủ tàu để phục vụ cho công tác điều tra.
"Tuy nhiên, quá trình điều tra chưa có kết luận chiếc tàu là thủ phạm gây ra sự cố tràn dầu hay không nên chúng tôi chưa thể công bố tên chủ tàu", thượng tá Long cho biết.
"Nghi phạm" gây tràn dầu biển Quy Nhơn lộ diện.
Theo đó, ngày 12/7, Công an TP. Quy Nhơn đã tiếp nhận 1 tàu bằng gỗ có số hiệu BĐ-0508H công suất 45 CV, chiều dài 14,2 m, chiều rộng 3,67 m, chiều cao 2 m, sơn màu xanh, viền đỏ, số máy DADG 4040 được nhân dân xã Nhơn Hải, TP. Quy Nhơn phát hiện và giao nộp.
Tuy nhiên, tàu BĐ-0508H khi mới phát hiện không có đăng kiểm, qua quá trình điều tra, các cơ quan chức năng mới xác định được chủ tàu. Hiện tàu BĐ-0508H đã bị lập biên bản và đang tạm giữ tại Công an TP. Quy Nhơn để tiếp tục điều tra, làm rõ có phải là nguyên nhân gây ra vụ dầu loang ở vùng biển Quy Nhơn hay không.
Nhận định ban đầu của cơ quan chức năng, theo thiết kế thì tàu BĐ-0508H được đóng để chuyên chở dầu trên biển, rất có thể chỉ dùng để chở dầu thuê cho các đối tượng buôn bán trái phép. Tàu BĐ-0508H có thể là "nghi phạm" gây ra dầu loang và đã bị chìm ở nơi khác nhưng các đối tượng buôn bán dầu kéo về vùng biển xã Nhơn Hải để phi tang.
Trước đó, ngày 7/7, tại khu vực biển Quy Nhơn ở Hải Minh, thuộc khu vực 9, phường Hải Cảng, TP. Quy Nhơn đã xảy ra sự cố tràn dầu khắp bãi biển Quy Nhơn dài 6 - 7 km. Sự cố gây tổng thiệt hại gần 1,9 tỷ đồng. Trong đó, dầu loang gây thiệt hại cho 80 hộ nuôi cá lồng bè, gồm 707 lồng nuôi trên diện tích 13.812 m3, thuộc tổ 46, KV 9, phường Hải Cảng gần 1,8 tỷ đồng.
Theo phản ánh của các hộ nuôi cá lồng bè tại Hải Minh Trong, trong mấy ngày qua, cá nuôi tiếp tục chết do đường ruột và phổi bị nhiễm váng dầu loang. Trong đó, cá bóp và và chẽm còn nhỏ thường ăn nổi trên mặt nước chết nhiều nhất; cá hồng, cá dẫu tì đã ổn tại khu vực Hải Minh.
Theo VTC
Đâm tàu cá rồi bỏ chạy: Tàu vận tải chấp nhận bồi thường Ngày 17/7, Đồn Biên phòng Xuân Đài (thị xã Sông Cầu) thuộc Bộ chỉ huy đội Biên phòng Phú Yên cho biết, chủ tàu vận tải Thiên Anh 08 (Hải Phòng) đã chấp nhận bồi thường thiệt hại cho tàu cá PY-94442 do ông Huỳnh Ngọc Đảm (ở Phú Yên) làm chủ. Theo đó, chủ tàu Thiên An 08 (Hải Phòng) đã chấp...