Tất tần tật những điều bạn có thể chưa biết về Deny một nghệ thuật trong DOTA 2
Deny có thể coi là một đặc trưng riêng biệt của DOTA 2, khi mà gần như có rất ít tựa game MOBA quan tâm tới tính năng này.
Đối thủ cạnh tranh chính của DOTA 2, Liên Minh Huyền Thoại cũng không có, trong khi một số tựa game như Heroes of the Storm thì đôi khi chẳng cần quan tâm tới việc last hit quái chứ đừng nói tới deny.
Deny có thể coi là một đặc trưng riêng biệt của DOTA 2, khi mà gần như có rất ít tựa game MOBA quan tâm tới tính năng này. Đối thủ cạnh tranh chính của DOTA 2, LMHT cũng không có, trong khi một số tựa game như HotS thì đôi khi chẳng cần quan tâm tới việc last hit quái chứ đừng nói tới deny.
Chính sự đặc biệt ấy đã tạo nên một phong cách rất riêng cho tựa game nổi tiếng này, khi mà rất nhiều game thủ cho rằng, chính việc đưa tính năng deny vào game đã khiến DOTA 2 trở thành tựa game khó, cũng như có giá trị phân cấp trình độ khá lớn giữa các game thủ. Với LMHT, dù đi đường thua thiệt khá nhiều, nhưng chí ít bạn cũng có thể ôm trụ mà đạt được lượng exp hay gold cơ bản, dù rằng ít ỏi. Nhưng trong DOTA 2 thì quên đi, ngay cả khi không bị giết, đôi khi sự chênh lệch cấp độ cũng như trình độ vẫn được thể hiện rõ nét qua các chỉ số last hit và deny.
Đầu tiên, hãy nói tới khái niệm Deny creep, một thuật ngữ thường thấy mà gần như bất kỳ người chơi DOTA 2 nào cũng biết tới. Hiểu theo một cách đơn giản, deny creep nghĩa là thay vì last hit quái địch, bạn sẽ tấn công đòn cuối cùng vào quái mình, đồng thời khiến đối thủ không thể có được lượng gold khi last hit. Ngoài ra, lượng kinh nghiệm thu được từ mỗi quái vật bị deny cũng chỉ bằng một nửa so với bình thường.
Thậm chí, Ice Frog còn cho phép người chơi DOTA 2 có thể deny creep bên mình khi lượng HP của chúng nhỏ hơn 50%. Và để thêm phần khiêu khích, mỗi creep bị deny sau khi chết thậm chí còn xuất hiện dấu chấm than trên đầu, như một thông điệp gửi tới đối thủ. Đó cũng là những yếu tố có thể phân cấp rõ ràng trình độ của người chơi ngay từ giai đoạn đi lane, điều mà những tựa game MOBA khác đa phần không thể có.
Tuy nhiên, đừng nghĩ rằng chỉ có những đòn đánh tay cơ bản mới có thể deny creep. Trong DOTA 2, một số vị tướng, thông qua bộ kỹ năng của mình cũng có thể deny theo một cách tương đối đặc biệt. Có thể kể qua những hero như Lich hay Engima. Sacrifire của Lich cho phép hero này tiêu diệt ngay lập tức một creep bên mình, để đổi lại một lượng hồi phục mana, và đương nhiên là kẻ địch sẽ không được nhận bất kỳ một lợi ích nào, từ gold cho tới exp của creep bị tiêu diệt. Một kỹ năng khác nhưng hoạt động theo cơ chế tương tự là Demonic Conversion của Engima, nhưng chỉ khác rằng skill này sẽ tạo ra một đàn đệ của Engima mà thôi.
Video đang HOT
Ngoài ra, không riêng gì creep, những vị tướng trong DOTA 2 cũng có khả năng bị deny một cách đơn giản. Nhưng khác một chỗ, chỉ khi nào HP của chúng dưới 25% thì đồng đội mới có khả năng tấn công các tướng đồng minh. Chỉ có duy nhất 3 skill trong DOTA 2, khi bị cast lên bởi kẻ thù, mới khiến cho bạn có khả năng deny tướng đồng minh. Đó là Doom, Shadow Strike của QoP và Venomous Gale của Vernomancer.
Những kỹ năng tưởng chừng có cơ chế hoạt động giống như Burning Spear của Huskar hay Poison Nova của Vernomancer cũng không thể giúp bạn deny đồng minh. Ngoài ra, Bane là vị tướng duy nhất trong DOTA 2 có thể bóp đồng đội bằng kỹ năng của mình, đó là khi hắn cast Nightmare lên người đồng minh, và trực tiếp gây damage với kỹ năng này. Nhưng nên nhớ rằng, lượng sát thương mà Nightmare gây ra là tương đối nhỏ.
Chưa kể, vẫn có những vị tướng có khả năng tự deny bản thân. Dễ dàng kể ra những gương mặt tiêu biểu như Pudge với Rot, Techies với Blast Off. Bên cạnh đó, còn một vài cái tên không nổi bật nhưng vẫn có tính năng này như Alchemist với việc tự xóc Unstable Concoction vào bản thân. Hay Abaddon với việc sử dụng Mystic Coil. Ngoài ra, Pugna với việc truyền Life Drain vào đồng đội cũng hoàn toàn có thể tự sát nếu thích. Và đừng quên rằng Rubick, bậc thầy ăn cắp kỹ năng cũng hoàn toàn tự sát được nếu hắn chôm chỉa được những kỹ năng kể trên.
Bloodstone cũng là item duy nhất trong DOTA 2 mang lại khả năng tự sát cho người chơi. Và nên nhớ rằng, Ice Frog thiết kế item này thuận tiện tới mức mà các vị tướng sở hữu có thể tự sát dù rằng đang sử dụng gậy lốc, trong trạng thái Ball Lightning của Storm Spirit hay Waveform của Morphling.
Không riêng gì các vật di chuyển như hero hay creep, các tower trong DOTA 2 hoàn toàn cũng có thể bị deny, đồng thời giảm đi lượng gold mà đối thủ nhận được mỗi khi hạ gục được trụ của bạn. Tùy theo cấp độ của trụ, lượng gold phân bố sẽ tăng dần, tính từ trụ 1 vào tới trụ 4.
Theo GameK
DOTA 2: Điểm mặt chỉ danh top 4 vị tướng có sở thích DÍ đối phương ĐẾN CHẾT thì thôi
Darkseer, Doom, Batrider và Lycan là 4 vị tướng DOTA 2 góp mặt trong danh sách này.
Trong DOTA 2, việc hạ gục được một tướng địch chắc chắn luôn mang lại khoái cảm cho phần lớn người chơi, thay vì cắm mặt vào farm quái. Có những vị tướng sở hữu khả năng one hit, KO kẻ địch điển hình như Phantom Assassin, hay đưa chúng lên bảng đếm số chỉ sau một combo như Lina, Queen of Pain hay Ember Spirit ở thời điểm hiện tại.
Thế nhưng bên cạnh đó, cũng có những vị tướng mang lại một cảm giác hoàn toàn mới lạ, khi chúng thường dí theo kẻ địch tới khi chết một cách đầy khoái cảm.
Darkseer
Một trong những vị tướng có sở thích quái dị kể trên có lẽ là Darkseer. Nói tới vị tướng này, hầu hết đều nghĩ ngay tới combo Vacumm đặt tường, thương hiệu đã làm nên biết bao pha combat trong mơ cũng như là thứ khiến Darkseer chưa bao giờ trở nên lỗi thời cho vị trí offlane của DOTA 2. Thế nhưng đó là chuyện sau này, còn ở những cấp độ đầu tiên, chẳng ai thèm quan tâm tới chuyên combo đặt tường. Thứ vũ khí lợi hại nhất của hắn chính là combo Ion Shell Surge
Ion Shell mang lại khả năng đốt máu các kẻ địch đứng quanh vô cùng mạnh mẽ, đặc biệt là ở giai đoạn đầu game, khi mà lượng máu cũng như item của các hero còn hạn chế. Cụ thể, mỗi giây, Ion Shell có thể đốt tới 90 damage lên đối thủ. Với việc không có kỹ năng khống chế, Ice Frog đã mang lại cho Darkseer khả năng tiếp cận tuyệt vời với Surge, thứ sẽ khiến tốc độ di chuyển của Darkseer trở nên tối đa (522 ms) trong khoảng thời gian ngắn. Đầu game, thứ duy nhất giúp Darkseer hạ gục đối thủ đơn giản chỉ là buff Ion Shell và Surge rồi chạy theo hành hạ đối thủ tới chết. Đơn giản mà quá hiệu quả.
Doom
Đã trở nên thất truyền trong rất nhiều phiên bản gần đây, thế nhưng đừng vì thế mà coi thường sức mạnh của Doom, khi ở level 6, không mấy vị tướng đủ tự tin để có thể khiêu khích hắn một cách thẳng thừng.
Ultimate của vị tướng này đã trở thành một thương hiệu không thể chối bỏ, khi bên cạnh lượng đốt máu kinh khủng qua mỗi giây, nó còn khiến cho kẻ địch không thể sử dụng bất kỳ kỹ năng hay item nào.
Ngoài ra, với Scorched Earth, Doom hoàn toàn có thể đuổi theo và đốt kẻ địch tới chết, khi mà kỹ năng này vừa tăng khả năng hồi máu, tốc độ di chuyển cũng như còn gây ra một lượng damage tương đối lên kẻ địch. Không thể sử dụng item, kỹ năng, lại còn bị hành hạ và truy sát tới chết, Doom luôn là kẻ tra tấn vô cùng khắc nghiệt dành cho đối thủ.
Batrider
Giống với Darkseer, Batrider được biết đến như một vị tướng có khả năng đột kích và bắt cóc đối thủ một cách chóng vánh với Flaming Lasso. Thế nhưng khi chưa có cấp độ 6, hoặc chưa có Blink Dagger, Batrider vẫn là mẫu tướng cực kỳ khỏe mạnh, đặc biệt là trong những kèo solo 1vs 1 với bộ kỹ năng đặc biệt của mình.
Cụ thể, Sticky Napalm với những stack cộng dồn sẽ mang lại khả năng slow đáng nể lên đối thủ. Không những chỉ làm chậm tốc độ di chuyển, Sticky Napalm còn thấm dầu và khiến đối thủ chậm chap trong cả những cử động cơ bản. Ngoài ra, nó còn kích hoạt tăng thêm sát thương cho những đòn tấn công và kỹ năng của Batrider, mà điển hình trong đó là Firefly. Combo Sticky Napalm Firefly ở giai đoạn đầu game của Batrider mang lại sức sát thương vô cùng kinh khủng. Cứ tưới dầu rồi chạy theo đốt đối phương tới chết, Batrider xứng danh là hung thần của đa phần đối thủ trong giai đoạn đầu game.
Lycan
Nhắc tới Lycan, gần như tất cả chúng ta sẽ hình dung ra một mẫu tướng với phong cách chơi tương đối nhàm chán. Nhưng đừng vì thế mà lầm tưởng về sức mạnh thật sự của hắn, khi chỉ cần có Necronomicon, Lycan hoàn toàn có thể đưa đối thủ lên bảng đếm số một cách tương đối nhanh chóng.
Không có bất kỳ kỹ năng nào để tiếp cận hay gây damage trực tiếp, Lycan chỉ đơn thuần là lao vào và cắn xé đối thủ. Đừng cố để chạy trốn khỏi con sói điên này, khi đang ở form thú, tốc độ của Lycan là max speed, và việc của hắn đơn giản chỉ là triệu hồi đàn đệ từ Necronomicon và chạy theo cắn xé đối thủ tới chết. Đơn giản và hiệu quả trong truy đuổi, đó chính là Lycan
Theo GameK
DOTA 2 Update 7.04: Sự trở lại của thần rừng Nature's Prophet Mời các bạn đến với những thay đổi của phiên bản DOTA 2 7.0.4 1) Centaur Khả năng giảm sát thương của Stampede (khi có gậy xanh) thay đổi từ 50% thành 40% 2) Monkey King Khả năng làm chậm đối phương của Primal Spring giảm từ 40/50/60/70% to 30/45/60/75% Đối thủ giờ có thể nghe thấy tiếng động đặc biệt khi Monkey...