Tất tần tật những điều bà bầu mang thai hai tháng cần biết
Việc hiểu rõ các triệu chứng thai kỳ khi mang thai hai tháng sẽ giúp mẹ bầu có sự chuẩn bị về mặt tâm lý và có các giải pháp hỗ trợ kịp thời để dễ dàng vượt qua giai đoạn này.
Theo khảo sát, phần lớn các mẹ bầu đều chia sẻ đến tháng thứ 2, họ mới thấy các triệu chứng thai kỳ rõ rệt. Các triệu chứng này có thể khiến bạn thấy mệt mỏi nhưng đừng quá sợ hãi, bởi giai đoạn này rồi cũng sẽ qua đi rất nhanh và bạn sẽ sớm vỡ òa trong sự hạnh phúc khi được ôm bé cưng trong vòng tay của mình. Hãy cùng Hello Bacsi xem tiếp những chia sẻ dưới đây để hiểu rõ các triệu chứng khi mang thai tháng thứ 2 và có sự chuẩn bị tâm lý thật tốt nhé.
Triệu chứng thường gặp khi mang thai hai tháng
Đến tháng thứ hai của thai kỳ, hầu hết các bà mẹ đều sẽ bắt đầu trải qua một loạt các triệu chứng cho thấy bé cưng đang hiện diện trong tử cung:
1. Ốm nghén
Ốm nghén là vấn đề thường gặp trong 3 tháng đầu với triệu chứng đặc trưng là buồn nôn. Cảm giác buồn nôn thường gặp nhiều nhất vào buổi sáng nhưng vẫn tiếp tục duy trì suốt cả ngày với các mức độ khác nhau. Tình trạng này thường không gây ảnh hưởng tiêu cực đến em bé hoặc sức khỏe của bạn. Tuy nhiên, nó có thể dẫn đến mệt mỏi và khiến bạn mất tập trung vào công việc. Thế nhưng, cũng có nhiều bà mẹ chia sẻ rằng đôi khi cảm giác buồn nôn lại khiến họ hạnh phúc và nghĩ về em bé nhiều hơn.
2. Tâm trạng thay đổi thất thường
Tình trạng này cũng khá thường gặp do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Bạn có thể cảm thấy mình như một đứa trẻ, đôi lúc trở nên bướng bỉnh và vô lý. Sự thay đổi tâm trạng cũng làm ảnh hưởng nhiều đến gia đình và công việc. Nguyên nhân lý giải cho điều này được cho là do sự thay đổi của progesterone và estrogen, dẫn đến việc thay đổi thành phần hóa học của não.
3. “Ghé thăm” toilet thường xuyên
Khi mang thai hai tháng, nhiều bà mẹ chia sẻ rằng họ cảm thấy toilet như ngôi nhà thứ hai. Nguyên nhân là do trong gian đoạn này, bà bầu thấy mắc tiểu nhiều hơn và cảm thấy như mình có thể mất kiểm soát bất cứ lúc nào. Điều này là do sự gia tăng của hormone hCG trong thai kỳ. Tuy nhiên, bạn cần uống nước nhiều hơn để giữ ẩm cho cơ thể và tránh mất nước.
4. Kích thước “núi đôi” tăng vùn vụt
Một ngày đẹp trời, bạn sẽ thấy áo ngực mà mình đang mặc dường như quá chật. Ngực của bạn dường như lớn hơn nhiều so với trước đây. Không những vậy, “núi đôi” còn trở nên nhạy cảm hơn so với bình thường. Đây là điều hết sức bình thường trong thai kỳ. Sự thay đổi của hormone progesterone và estrogen sẽ khiến cơ thể chuẩn bị với việc làm mẹ, chúng sẽ làm tăng lượng mỡ dự trữ trong cơ thể và làm tăng kích thước vòng một.
5. Thèm ăn “kinh khủng”
Cảm giác thèm ăn của bạn sẽ trở nên “điên cuồng” hơn. Bạn có thể thèm bất cứ món nào, có thể đó là món bạn thích cũng có thể là món bạn ghét hoặc là những món ăn hoàn toàn kỳ lạ như cục tẩy có mùi thơm và tàn thuốc lá.
Cảm giác khó chịu bạn sẽ trải qua khi mang thai hai tháng
Dưới đây là một số triệu chứng khó chịu khi mang thai hai tháng mà bạn có thể gặp:
Video đang HOT
Tăng tiết nước bọtTáo bónChứng ợ nóngKhó tiêu và đau dạ dàyMất cảm giác ngon miệngNhức đầu và chóng mặtQuầng vú và núm vú sẫm màuLo lắng, sợ hãi, dễ khócSuy giãn tĩnh mạchSưng ở các phần khác nhau của cơ thể và da trở nên bất thường.Điều gì đang xảy ra bên trong cơ thể bạn?
Mang thai hai tháng cũng là lúc cơ thể bạn đang trải qua những sự thay đổi lớn:
1. Tăng tiết nước bọt
Trong những tháng đầu của thai kỳ, mẹ bầu thường tiết nhiều nước bọt hơn so với bình thường. Điều này được cho là có liên quan đến sự thay đổi của hormone và triệu chứng ốm nghén nhưng hiện vẫn chưa có bằng chứng thuyết phục nào chứng minh. Tuy nhiên, tình trạng này không gây hại cho bạn và bé.
2. Thường xuyên khát nước
Đi tiểu thường xuyên và thể tích máu gia tăng trong thai kỳ là nguyên nhân khiến bạn hay cảm thấy khát nước. Ngoài lý do này, cơ thể bạn cũng sẽ cần một lượng chất lỏng nhất định để hình thành túi nước ối.
Sự thay đổi của hormone trong cơ thể có thể khiến dịch âm đạo của bạn thay đổi vào tháng thứ 2 của thai kỳ. Màu sắc có thể khác nhau, dịch tiết đặc hơn hoặc lỏng hơn bình thường và dịch cũng ra nhiều hơn. Trừ khi dịch có mùi lạ hoặc khó chịu, những thay đổi này là bình thường.
4. Hơi đau ở tử cung
Tử cung là nơi bé sẽ phát triển trong suốt 9 tháng trong bụng mẹ. Theo thời gian, bé ngày một lớn thì khu vực này cũng sẽ trở nên căng thẳng, dẫn đến đau đớn.
Bạn sẽ trông như thế nào khi mang thai hai tháng?
Những thay đổi về thể chất là dấu hiệu đầu tiên giúp bạn cảm nhận rõ nét hơn về sự hiện diện của bé cưng. Đến cuối tháng thứ 2, thai nhi sẽ có chiều dài khoảng 3 cm, do đó, vòng eo của bạn cũng sẽ lớn hơn bình thường. Kích thước “núi đôi” tăng lên khiến những chiếc áo ngực trước đây không còn phù hợp. Bàn chân có thể sưng lên và da có thể bị khô do mất nước.
Các bệnh nhiễm trùng có hại cho thai kỳ
Sự thay đổi to lớn trong cơ thể có thể khiến hệ miễn dịch của mẹ bầu bị suy yếu và dễ bị nhiễm trùng hơn. Các tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm có thể ảnh hưởng tiêu cực đến thai nhi thông qua nhau thai. Do đó, để bảo vệ bản thân và bé cưng, bạn nên tránh đi đến nơi đông người, chú ý giữ vệ sinh cá nhân và vệ sinh nhà cửa thường xuyên.
Sự phát triển của thai nhi ở tháng thứ hai
Ở tháng thứ 2, phôi thai đã giống hình hài một con người hơn. Sự tăng trưởng của bé ở giai đoạn này diễn ra nhanh gấp 10.000 lần so với tháng đầu tiên. Các đặc điểm của khuôn mặt, bao gồm mắt, mũi, tai bắt đầu xuất hiện. Bác sĩ có thể cho bạn nghe nhịp tim của bé vào khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Trong gian này, bộ phận sinh dục và tay chân cũng dần hình thành dù vẫn chưa rõ nét. Hầu hết các cơ quan trong cơ thể cũng đã bắt đầu phát triển.
Chế độ ăn khi mang thai hai tháng
Tháng thứ 2 mang thai, bạn nên ăn càng nhiều thực phẩm giàu dinh dưỡng càng tốt. Trong thực đơn mỗi ngày, bạn nên kết hợp đầy đủ các loại thực phẩm như rau, trái cây, thực phẩm giàu chất lỏng, ngũ cốc, các loại thịt.
Ngoài ra, bạn cũng nên chú ý bổ sung thêm những thực phẩm giàu các dưỡng chất như canxi, axit folic, kẽm, sắt, iốt và vitamin D. Ngoài ra, các bác sĩ cũng khuyên bạn nên uống thêm các loại vitamin bổ sung để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh ở thai nhi.
Lời khuyên cho người chồng
Mặc dù không tự mình mang thai nhưng người chồng lại đóng vai trò vô cùng quan trọng trong việc giúp vợ đối phó với những thay đổi và nhu cầu của cơ thể trong thời gian mang thai. Những tháng đầu thật sự là thử thách cho cả hai. Là người chồng, người cha tương lai, bạn hãy đảm bảo vợ mình được ăn uống khoa học, cân bằng và khỏe mạnh. Bạn có thể hỗ trợ vợ bằng cách tìm hiểu về các loại thực phẩm tốt cho bà bầu và tự tay chế biến thành những món ăn ngon.
Ngoài ra, bạn cũng nên tìm cách để người phụ nữ của mình cảm thấy được yêu thương, hỗ trợ và không còn căng thẳng. Sự yêu thương, chăm sóc của cả cha lẫn mẹ là điều cần thiết cho thai nhi đang phát triển trong bụng mẹ.
Lời khuyên cho các bà mẹ khi mang thai hai tháng
Để dễ dàng vượt qua giai đoạn này, bạn có thể thử một số bí quyết sau:
1. Chọn áo ngực thoải mái
Do kích thước vòng 1 ngày càng tăng, bạn nên dành thời gian đi “sắm sửa” những chiếc áo ngực mới. Hãy chọn những loại áo ngực không chỉ vừa vặn mà còn đem đến cho bạn sự thoải mái. Ngoài ra, mẹ bầu nên chọn chất liệu cotton để tránh bị kích ứng vì ngực của bạn sẽ rất mềm mại và nhạy cảm ở giai đoạn này.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa cần thiết để tránh bị bệnh. Rửa tay đúng cách với xà phòng diệt khuẩn và nước sạch trước khi ăn hoặc chuẩn bị thức ăn. Tránh đi đến nơi đông người và những nơi mất vệ sinh, đặc biệt là trong bối cảnh dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp như hiện nay. Ngoài việc đeo khẩu trang khi đi ngoài đường hay đến chỗ đông người, rửa tay thường xuyên thì việc xây dựng chế độ ăn giàu dinh dưỡng, uống nước đầy đủ và vận động thường xuyên sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể.
3. Xây dựng chế độ ăn lành mạnh
Thèm ăn khi mang thai là điều khó tránh khỏi nhưng đừng vì vậy mà ăn quá nhiều bởi sẽ dễ dẫn đến ợ nóng hoặc khó tiêu. Không nên ăn nhiều sô cô la, nước ép trái cây họ cam quýt, mù tạt và thực phẩm chiên rán bởi những thứ này sẽ khiến cảm giác buồn nôn trở nên nặng thêm.
4. Chăm sóc da
Quá trình mang thai khiến da mẹ bầu dễ bị khô do mất nước. Để tránh tình trạng này, bạn nên uống nhiều nước và sử dụng các loại kem dưỡng ẩm có thành phần từ thiên nhiên. Trong trường hợp bạn muốn sử dụng các loại kem hóa học để điều trị, hãy hỏi ý kiến bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết nhé.
Ở tháng thứ 2, hành trình mang thai của bạn chỉ vừa mới bắt đầu và chắc chắn sẽ còn rất nhiều thách thức khác mà bạn phải đối mặt. Tuy nhiên, bạn cũng đừng quá lo, chỉ cần làm đúng theo hướng dẫn của bác sĩ và thả lỏng cơ thể, bạn sẽ vượt qua giai đoạn này một cách nhẹ nhàng.
Dấu hiệu mang thai sớm
Sau khi quan hệ 5-7 ngày, đặc biệt là vào đúng ngày rụng trứng thì xác suất bạn gái mang thai là rất cao. Vậy làm cách nào để nhận biết mình đang mang thai ngay trước khi đến bệnh viện kiểm tra? Bạn gái hãy chú ý đến các dấu hiệu mang thai sớm sau đây nhé.
Chậm kinh
Chậm kinh là một trong những dấu hiệu mang thai sớm phổ biến nhất sau khi quan hệ. Nếu đã một hoặc vài tuần trôi qua mà cô nàng nguyệt san vẫn chưa xuất hiện thì có thể bạn gái đã mang thai. Tuy nhiên, trước khi đưa ra kết luận chắc chắn, bạn gái nên xem xét chu kỳ kinh nguyệt của mình trong 3 tháng gần đây có đều hay không, vì hiện tượng chậm kinh có thể xảy ra nếu chu kỳ kinh nguyệt của bạn không đều.
Ngực căng và đau
Vào đầu thai kỳ, những thay đổi đột ngột trong nồng độ hormone có thể làm cho ngực của bạn gái trở nên nhạy cảm hơn và đau hơn. Tình trạng này thường sẽ giảm sau vài tuần, khi cơ thể bạn đã tự điều chỉnh để thích nghi với những thay đổi trên.
Ốm nghén
Ốm nghén có thể "tấn công" bạn gái vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày và thường xuất hiện một tháng sau khi bạn mang thai. Tuy nhiên, một số bạn gái có thể trải qua tình trạng ốm nghén sớm hơn còn một số thì không bao giờ bị ốm nghén. Các hormone thai kỳ được cho là đóng vai trò chính trong việc gây ra dấu hiệu mang thai sớm này.
Đi tiểu liên tục
Đây là một dấu hiệu mang thai sớm hết sức bình thường. Một khi trứng đã được thụ tinh, lưu lượng máu trong cơ thể bạn gái sẽ tăng lên đáng kể trong quá trình mang thai, khiến thận xử lý nhiều hơn, dẫn đến lượng nước tiểu bài tiết ra cũng nhiều hơn. Đồng thời, tử cung cũng bắt đầu chèn ép lên bàng quang khiến bạn buồn tiểu thường xuyên hơn
Mệt mỏi
Mệt mỏi cũng là một trong các dấu hiệu mang thai sớm. Trong thời gian đầu mang thai, nồng độ hormone progesterone tăng cao sẽ khiến bạn gái cảm thấy buồn ngủ.
Tâm trạng thay đổi
Sự thay đổi của các hormone trong cơ thể vào đầu thai kỳ có thể làm cho tâm trạng của bạn gái thất thường. Thay đổi tính tình cũng là một tình trạng phổ biến khi bạn gái mang thai.
Xuất huyết nhẹ
Xuất huyết nhẹ, còn được biết đến như sự xuất huyết khi trứng làm tổ, xảy ra khi trứng đã thụ tinh bám vào niêm mạc tử cung - khoảng 10-14 ngày sau khi thụ thai. Tuy nhiên, không phải tất cả bạn gái mang thai đều trải qua hiện tượng này.
Hy vọng những thông tin trong bài viết trên sẽ giúp bạn gái có thể phát hiện những dấu hiệu mang thai sớm nhất nhé!
Theo grilspace
Ớn lạnh khi mang thai: Mẹ bầu cần chú ý những gì? Suốt thai kỳ, nhiều mẹ bầu đôi khi tự dưng lại có cảm giác ớn lạnh một cách đột ngột trong khi nhiệt độ môi trường thì hoàn toàn bình thường. Vậy liệu rằng tình trạng ớn lạnh khi mang thai này có phải là dấu hiệu cho thấy điều gì bất thường hay chăng Thực tế thì có nhiều lý do khiến...