Tất tần tật kinh nghiệm xin du học các nước (P1)
Bạn đã tìm hiểu kỹ, nước mình sẽ đến như thế nào?
Mặc dù điều kiện đầu vào của các trường đều đăng trên website, nhưng thật sự họ cần xem học bạ, bảng điểm của bạn mới quyết định nhận hay không và có nên học dự bị hay không. Điểm trung bình thôi chưa đủ mà phải xem các môn liên quan tới ngành bạn chọn là bao nhiêu. Mình không biết bạn đang học năm mấy, bạn bỏ ra bao nhiêu tiền để đi du học. Số tiền bỏ ra chênh lệch rất lớn nếu như biết chắc trình độ Anh văn của bạn tới đâu hay là bảng điểm của bạn.
“Trường của em là trường của Australia nên sẽ không mấy khó khăn khi tiếp tục học lên cao ở Australia”. Điều này chưa hẳn đúng. Đi nước ngoài có hai phần riêng biệt, xin thư mời nhập học ở trường thì rất dễ, trường này không được thì mình xin trường khác phù hợp với học lực hay tài chính; phần quan trọng thứ hai là xin visa, nhiều du học sinh bên Australia thì comment kiểu “qua Australia vì đẹp”, một số thì bảo là “bên Mỹ rẻ lắm chỉ cần 100 triệu là đủ”. Xin thưa, với nguồn tài chính bên này yếu, không chứng minh nguồn thu nhập được thì lấy gì mà nộp hồ sơ xin visa. Còn cụ thể rẻ là bao nhiêu, trường nào, vùng nào và bằng cấp ra sao… phải chỉ rõ ra mới biết đường mà lần.
Mình không cần biết là bạn học trường nào, miễn là bạn đáp ứng đủ điều kiện thì có thể xin visa được và trình độ tiếng Anh của bạn như thế nào để qua bên đó hiểu và cảm nhận được bài giảng của thầy cô giáo. (Một số bạn học trường quốc tế nhưng chưa chắc giỏi Anh văn bằng các trường công). Không bàn cãi là học trường nào tốt hay xấu ở Việt Nam, mà hãy cho mình biết bằng cái công cụ đo lường chất lượng Anh văn của bạn bằng cái bằng IELTS hẳn hoi.
Mỗi ý kiến thì sẽ mỗi khác, nhưng ngành thiết kế đồ họa (graphic design) ở Mỹ, Anh, Italy, Australia, New Zealand, Canada hay Singapore gì thì mình thấy vẫn tốt. Quan trọng nhất vẫn là thực lực của bạn, cứ 10 bạn học ngành này thì 5 bạn giỏi 5 bạn dở, đó không phải do nước hay do trường mà do bạn có chịu học hay không và bạn học có nổi hay không. Điều quan trọng bây giờ là tiếng Anh của bạn phải tương đối tốt, hoặc nếu chưa đủ thì phải sang nước ngoài học tiếng Anh (điều này sẽ tốn một số tiền không nhỏ chút nào)..
1. Học lực
- Mỹ, Australia, New Zealand, Canada: Điểm trung bình lớp 12 phải từ 6,0 trở lên, tốt nghiệp trung bình khá (nếu muốn sang đó học đại học, còn nếu muốn học thạc sĩ thì tương tự bảng điểm đại học cũng trung bình khá trở lên. Còn nếu dưới 6,0 thì cụ thể là bao nhiêu để có cách chứng minh thu nhập và tài chính mạnh hơn, hoặc là bạn sẽ đi du lịch nước ngoài trước khi qua nước đó học, cụ thể là đi Thái Lan, Singapore, Trung Quốc (chỉ cần đi một nước còn đi nhiều thì tốt), để cho hồ sơ của mình đẹp. Nói chung làm kĩ thì visa đậu gần như 100%, sơ sài hay không hiểu bản chất xử lý từng bộ hồ sơ cụ thể thì khả năng rớt visa rất lớn.
- Anh, Italia, Singapore: Học lực bạn miễn trên 5,0 là ok. Một số bạn chỉ học xong lớp 11 vẫn có thể đi học dự bị rồi lên thẳng đại học được.
- Anh văn thì tùy theo trường, tùy theo nước mà có bắt buộc bạn có bằng Ielts hay không.
Video đang HOT
2. Tài chính
Chứng minh tài chính
Điều này sẽ phản ảnh trong cái I 20 của bạn (Mỹ) và Visa Letter (Anh). Tùy học phí của bạn và tùy theo vùng bạn ở mà cần chứng minh tài chính bao nhiêu, theo kinh nghiệm của mình thì phải nhỉnh hơn chút đỉnh. Ví dụ như đi Mỹ cần 23 ngàn USD thì bạn nên chứng minh 30 ngàn hay hơn tùy theo học bạ của bạn nữa – 6,0 khác với 7,0 hay 8,0… Đi Australia thì từ 800 triệu cho tới 1,5 tỷ tùy theo trường, đi Singapore thì không cần khoản này, đi Anh thì chỉ cần 600 triệu mở trước 28 ngày là an toàn. Mỗi nước sẽ có cách xem xét vấn đề này khác nhau, Canada, Australia, New Zealand, Mỹ thì tương đối giống nhau, có nghĩa là bạn mở trước 3 tháng hoặc 6 tháng vẫn đẹp hơn là mở xong đi nộp hồ sơ liền. Còn riêng Anh thì chỉ cần trước khi nộp hồ sơ 28 ngày là hợp lệ. Đi Singapore thì không cần chứng minh tài chính.
Chứng minh nguồn thu nhập
Sẽ không có con số cụ thể mà phải theo sát từng bộ hồ sơ, nhưng ví dụ, cần từ 40 triệu cho tới 80 triệu để người bảo trợ là ba mẹ bạn cần có mỗi tháng. Điều này thể hiện trên các giấy thuế, vì đa số người Việt trốn thuế khai thu nhập thấp nên đóng thuế ít. Hệ lụy là rất ít ai chứng minh được các khoản này đủ để thuyết phục các Đại sứ quán, cho nên người ta sẽ bổ sung thêm là có nhà hay đất hay xe cho thuê để đủ đảm bảo nguồn thu nhập mà cung cấp cho bạn tài chính khi bạn ở nước ngoài, một phần để người ta hiểu là nguồn tài chính trong ngân hàng mà ba mẹ của bạn có từ đâu ra. Mấy cái này tùy luật lệ của mỗi nước cho nên chúng ta không bàn cãi mà phải làm đúng theo ý họ mình mới được đi. Riêng Canada thì khó hơn, họ có nhân viên đi xuống tới nơi xác minh cụ thể, cho nên bạn khai không đúng sự thật thì hồ sơ sẽ bị loại và gần như bị loại tiếp theo. Mỹ thì hên xui vì có lúc họ coi hồ sơ có lúc không, còn Australia hay New Zealand thì họ xem rất kĩ hoặc là gọi điện thoại xác minh. Đối với Singapore hay Anh (hoặc châu Âu không cần chứng minh nguồn thu nhập).
3. Nhân thân
Tùy theo nước nhưng chung chung là: Các bằng cấp bạn có, chứng minh nhân dân, hộ khẩu, giấy khai sinh, giấy giới thiệu của trường (nếu như học thạc sĩ), giấy giới thiệu của cơ quan (có một số trường cho học bổng thạc sĩ nếu bạn có thâm niên công tác trên ba năm).
4. Linh tinh khác
Nước Anh thì họ xét theo quan điểm, tiền ngân hàng mang tên bạn mở trước 28 ngày (chưa tới 28 ngày là bị rớt visa bạn nhé) nếu mang tên bố hoặc mẹ thì phải có cái giấy bố mẹ đứng ra bảo trợ cho bạn, chỉ cần kí tên vô là đủ. Sau khi đóng tiền cho trường bạn được trường gởi về cái Visa Letter cung cấp cho bạn cái Cas (tạm hiểu là thư chấp nhận cuối cùng) – cái này bạn được 30 điểm, đối với Anh thì bạn được 40 điểm là đã đậu visa. Nếu bạn nộp vô những trường công hay là có đi những nước lớn như Mỹ hay các nước châu Âu thì nộp hồ sơ tại TP HCM, còn học những trường liên kết hoặc những khóa dưới đại học thì các bạn trong Nam phải bay ra Bắc nộp hồ sơ (lăn dấu vân tay và chụp hình ngoài đó). Sau đó hồ sơ của bạn được gửi sang Thái Lan, nếu Thái Lan ổn định thì họ xét bên đó, trường hợp bên đó biểu tình hay bạo động thì hồ sơ của bạn gửi qua Malaysia để xét, trong vòng 2-4 tuần bạn sẽ có hồ sơ.
Một số bạn phàn nàn là nhân viên đại sứ quán tại Hà Nội rất khó chịu và hay quát nạt, cái này chịu thôi. Mình cũng biết là quá nhiều bạn điện ra Hà Nội la làng lên là mất hồ sơ, hoặc điện qua bên Thái, bên Thái gọi lại cho Hà Nội, cuối cùng hồ sơ đó nó nằm ngay… nhà các bạn. Không chịu kiểm tra kĩ nên làm phiền họ, họ tiếp điện thoại và bực bội cũng phải rồi. Mỗi ngày vài chục cuộc như thế ai mà không bực. Một số tỉnh phía bắc nằm vô diện nghi vấn vì có tì vết là số lượng người đi du học bỏ trốn nhiều quá nên hồ sơ các tỉnh đó sẽ xét khó hơn.
Trong quá trình xem hồ sơ, nhân viên Đại sứ quán sẽ điện hỏi bạn thêm vài điều nếu như họ chưa rõ, hay lúc ra Hà Nội nộp hồ sơ, có khi họ thấy bạn rồi kêu bạn đếm từ 20 đến 30 hoặc đọc các ngày trong tuần các tháng trong năm…
Mỹ: Đây là một nước có tỉ lệ rớt visa rất cao. Ngoài chuyện bạn chuẩn bị kỹ hồ sơ ra, kỹ năng tiếng Anh và hiểu biết từng câu hỏi của họ để trả lời là rất quan trọng. Khi trả lời phỏng vấn bạn run hay biểu lộ ánh mắt như thế nào đó bạn cũng rớt từ lúc đó. Khung cảnh trong đó dễ làm bạn khó chịu và căng thẳng với những ô phỏng vấn xéo xéo. Trước khi phỏng vấn bạn cũng phải đi qua dãy “tạm giam” với dòng chữ “nơi này dành cho bạn nếu bạn có sự gian dối”. Dĩ nhiên là một số bạn đậu visa lần đầu thì bảo dễ dàng lắm, chả có gì cả, nhưng số lượng rớt khổng lồ còn lại thì mới đau thương. Nếu như bạn trả lời lưu loát và đúng ý họ thì có thể họ cho bạn đậu visa mà khỏi coi giấy tờ…
Khi đậu hay rớt bạn cũng ko nên tỏ thái độ gì mà nên trầm tĩnh cám ơn, mặc dầu bạn có giấy báo đậu để nhận visa nhưng bạn vui mừng quá trớn hay ra an ủi mấy người bạn rớt, thì có thể bảo vệ sẽ kêu bạn trở lại để tịch thu phiếu đó và tặng bạn tờ giấy A4 rớt. Hoặc là bạn về nhà nhưng họ vẫn kêu bạn lên để báo là bạn rớt visa…
Australia, New Zealand, Canada: Thì nộp hồ sơ rồi họ sẽ xem xét rất kỹ về học lực và tài chính.
Singapore thì dễ dàng rồi, không cần chứng minh tài chính, không cần chứng minh thu nhập, nói chung đi Singapore dễ như đi chợ Bến Thành nếu bạn có tiền… Nhưng bên Singapore bạn lưu ý vụ này, có quá nhiều trường học chỉ ba buổi một tuần cho nên kiến thức không có bao nhiêu nếu như bạn không tự học mà bỏ đi chơi và học phí không bao gồm lệ phí thi, có nghĩa là khi thi học kì bạn phải đóng 1.000 đô Sing. Singapore tiện cái là gần Việt Nam và khí hậu gần như tương đồng.
Theo Tiin
Làm việc ở công ty đa quốc gia Mỹ
Bảng điểm, bằng cấp, CV (sơ yếu lý lịch) không phải là những yếu tố quan trọng để được tuyển chọn vào làm việc tại các công ty nước ngoài, đặc biệt của Mỹ.
"Làm việc trong các công ty đa quốc gia Mỹ đầy tính cạnh tranh giống như sống xa gia đình. Nếu biết tự lo cho mình, độc lập và chủ động, chắc chắn sẽ tồn tại và phát triển", bà Mai Trang Thanh, Tổng giám đốc Tập đoàn Honeywell Việt Nam chia sẻ tại buổi đối thoại "Hành trang đến với các tập đoàn đa quốc gia Mỹ", diễn ra ngày 27.12 tại ĐH Ngoại thương Hà Nội.
Kỹ năng xoay xở trước mỗi khó khăn
Bà Thanh cho biết, để tồn tại và phát triển trong các doanh nghiệp Mỹ, ứng viên phải chứng tỏ tinh thần làm việc nghiêm túc, sự quyết liệt, nhiệt huyết, biết cách xoay xở, kiểm soát và quản lý cuộc sống cá nhân. Theo bà Thanh, trong quá trình tuyển dụng, bà thích tuyển sinh viên ngoại tỉnh, đặc biệt là sinh viên trưởng thành trong những gia đình khó khăn. Bởi lẽ, môi trường làm việc trong các công ty Mỹ đầy cạnh tranh và giống như sống xa gia đình. Nếu biết chủ động thu xếp, vun vén cuộc sống, có kỹ năng xoay xở trước mỗi khó khăn, ứng viên sẽ thích nghi và tìm thấy cơ hội phát triển.
Cũng tại buổi đối thoại, nhiều sinh viên thắc mắc liệu có nên tập trung theo đuổi công việc yêu thích hay làm bất cứ công việc gì khi tốt nghiệp. Bà Thanh cho rằng, sinh viên mới ra trường không nên khắt khe trong lựa chọn công việc. Nếu chỉ có kiến thức thu lượm từ trường học sẽ rất khó thích nghi với môi trường làm việc thực tế. Thế nên, sinh viên phải bắt tay làm việc, thậm chí làm qua nhiều việc mới nhận ra bản thân phù hợp với công việc nào. "Càng không nên nghĩ làm việc ở vị trí cao hay thấp, càng làm nhiều việc càng tích lũy được nhiều kỹ năng giải quyết các vấn đề", bà Thanh nhấn mạnh.
Chị Đỗ Thị Thu Hà, đại diện Tập đoàn KPMG, cho biết trước mỗi buổi phỏng vấn tuyển dụng, chị không quan tâm nhiều đến CV mà chỉ tập trung xem họ thể hiện như thế nào trong buổi phỏng vấn. Thông thường đó là những kiến thức xã hội, mức độ quan tâm đến cuộc sống. Nếu đi đến vòng phỏng vấn cuối cùng, chị Hà thường đưa ra những câu hỏi đời thường hơn là kiến thức chuyên môn. "Đừng ngần ngại chọn việc, cứ đi làm dù bất cứ việc gì, cũng không nên nghĩ mình làm việc to, việc lớn mà nên bắt đầu bằng sự nhiệt huyết của chính mình", chị Hà đưa ra lời khuyên.
Nên lựa chọn ngành học thực sự đam mê
Không chỉ cung cấp thông tin hữu ích về tiêu chí tuyển dụng lao động, đại diện các công ty đa quốc gia Mỹ thẳng thắn chỉ ra hạn chế của sinh viên Việt Nam.
Giám đốc phụ trách nhóm giải pháp của Microsoft Việt Nam, ông Jeremy Showalter cho rằng, nguồn nhân lực trẻ Việt Nam có lợi thế năng động và sáng tạo trong làm việc nhưng lại rất thiếu kỹ năng. Sinh viên Việt Nam khác với sinh viên nước ngoài ở chỗ họ học quá nhiều nhưng khi ra trường rất yếu kiến thức chuyên sâu về một lĩnh vực và thường phải mất thời gian đào tạo lại. Theo ông Jeremy Showalter, bản thân mỗi sinh viên nên lựa chọn ngành học mình thực sự đam mê để dành thời gian tập trung trau dồi kiến thức và phát triển kỹ năng phụ trợ.
Sinh viên đặt câu hỏi tìm kiếm cơ hội làm việc tại các công ty đa quốc gia Mỹ trong buổi đối thoại - Ảnh: Hoàng Phan
Cùng quan điểm, bà Yasue Pai từng có nhiều năm làm việc tại các tập đoàn đa quốc gia Mỹ ở nhiều nước trên thế giới, hiện là tùy viên thương mại của Đại sứ quán Mỹ, cho rằng ngoài khả năng về ngoại ngữ, hiểu biết về công nghệ thông tin, ứng viên phải thực sự am hiểu chuyên sâu về ngành mình đang học và phấn đấu trở thành bậc thầy ở ngành đó.
Chia sẻ về cơ hội việc làm trong các tập đoàn đa quốc gia Mỹ tại Việt Nam trong những năm tới, Trưởng đại diện Hội đồng kinh doanh Mỹ - ASEAN tại Việt Nam, ông Vũ Tú Thành cho biết Việt Nam hiện có gần 100 công ty Mỹ đang hoạt động với quy mô khác nhau. Con người là yếu tố quyết định trong mô hình kinh doanh các công ty Mỹ nên họ đặc biệt chú trọng đến phát triển chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là nhân lực tại địa phương để từng bước thay thế chuyên gia nước ngoài. Điều này vừa là thách thức, vừa là cơ hội lớn đối với nguồn nhân lực trẻ tại Việt Nam bởi yêu cầu rất khắt khe. Các công ty Mỹ không có tiêu chuẩn riêng cho Việt Nam, chỉ áp dụng một tiêu chuẩn duy nhất cho hệ thống toàn cầu. Tuy nhiên, nếu ứng viên vượt qua yêu cầu khắt khe đó, cơ hội việc làm và phát triển trong các công ty, tập đoàn Mỹ là không giới hạn.
Hoàng Phan
Theo thanh niên
"Ghi điểm" trong hồ sơ xin việc Xu hướng tuyển dụng của nhiều công ty lớn hiện nay cho thấy sinh viên mới tốt nghiệp nếu có một bảng điểm xuất sắc vẫn chưa đủ mà cần phải có kiến thức bao quát và sự tự tin vào bản thân. Theo kinh nghiệm của nhiều du học sinh, chính hoạt động ngoại khóa trong thời gian du học không những...