Tất cả chúng ta đều trượt đề thi vào…lớp 1: Gà có mấy chân?
Đề thi vào lớp 1 của Trường tiểu học Nguyễn Siêu (Hà Nội) khó đến mức chúng tôi mang đề thi này test các sinh viên đang ngồi trên ghế đại học, các giảng viên đang đứng lớp giảng bài, nhà tâm lý học và nhiều người lớn tuổi. Kết quả rất khả quan:
20 người được hỏi, cả 20 người đều bị trượt thẳng cẳng y như các bé chưa thuộc mặt chữ!
Trường Tiểu học Nguyễn Siêu đã tổ chức đợt thi tuyển sinh vào lớp 1 trong hai ngày 23 và 24/4. Đề thi yêu cầu đếm số chân các con vật và nối với các chữ số cho sẵn. Nhiều bậc phụ huynh cho biết: con họ đã bị đánh trượt trong chính câu hỏi này.
Phunutoday đã làm một cuộc test ngắn cho 20 đối tượng là sinh viên Đại học, giáo viên dạy tiểu học và trung học để giải bài toán này. Bài toán được phát đi và thu về một đáp án duy nhất: là 2 chân trùng với đáp án của các em học sinh bị đánh trượt. Vậy 20 người trả lời cho bài toán trên đều sai?
Mô tả ảnh.
Trẻ em (trong độ tuổi chuẩn bị vào học lớp 1) chưa được trang bị năng lực biện luận,
chưa biết khu biệt trong các tình huống. (Ảnh minh họa)
Video đang HOT
Bạn Đinh Thị Ngọc Điệp – sinh viên năm thứ 3 trường Đại học Khoa học xã hội và Nhân văn sau khi nghe đáp án chính xác của bài toán, bức xúc nói: “Đề thi gì mà oái oăm quá vậy. Người lớn còn bị đánh lừa huống chi là trẻ con còn đang chuẩn bị vào lớp 1.”
Bạn Lê Phương – sinh viên năm thứ 4 khoa Toán – tin trường Đại học Bách Khoa cho biết: Nếu đề thi hỏi là “tổng số chân gà trong bức tranh thì tôi sẽ trả lời là 4. Nhưng đề ra kiểu lắt léo như thế này thì ai cũng hiểu có đáp án là 2.”
Nghe xong câu hỏi của bài toán “khó”, không phải suy nghĩ nhiều, bạn Phạm Thị Hồng Hạnh – sinh viên năm thứ 2 trường Đại học xây dựng cho hay: Đáp án là 2 chân.
Nhưng đến khi Hạnh được biết, đáp án chính xác nhất là 4 chân thì bạn mới ngã ngửa ra, nói rằng: ” Thế này thì các bé đã bị đánh trượt oan rồi. Nguyên tắc ra đề là phải rõ ràng trong khi đề thi một đằng, đáp án một nẻo. Tâm lý trẻ con, em nào cũng trả lời là 2 chân chứ không như đáp án của nhà trường.”
Bạn Nguyễn Trọng Linh – sinh viên khoa Điện trường Đại học xây dựng bức xúc không kém: ” Gà không hai chân thì là mấy chân”.
Rất nhiều bạn sinh viên đang học tại một số trường Đại học trên địa bàn Hà Nội sau khi nghe câu hỏi của bài toán đều có đáp án là: 2 chân. Và các bạn đều cho rằng, nhà trường đã đánh đố học sinh khi các em còn chưa học lớp 1.
Liệu đáp án của nhà trường là sai, hay 20 đối tượng là sinh viên và giáo viên đều có câu trả lời không chính xác??
Cô giáo Phạm Thị Thanh, hiện đang là giáo viên dạy môn toán cấp 2 – trường THCS Yên Thọ – Thanh Hóa thẳng thắn nói: “Câu hỏi này chẳng qua thầy cô đánh đố học sinh. Số lượng hồ sơ đăng kí vào trường nhiều, trong khi số lượng tuyển sinh có hạn, nên nhà trường phải ra một bài toán “quá khó” để “phân loại” học sinh giỏi và kém mà thực chất là cái cớ để đánh trượt các em”.
Đồng quan điểm với cô giáo Thanh, thầy Hà Duy Thể – giáo viên dạy môn Mĩ thuật trường Tiểu học Quý Lộc – Thanh Hóa cho biết: “Phương pháp giáo dục dùng hình vẽ để kiểm tra tư duy logic, năng lực quan sát của học sinh là rất tốt. Song, đề thi mà Nhà trường đưa ra là quá khó so với nhận thức của lứa tuổi. Trong khi các em còn chưa được học cộng, trừ, nhân, chia một cách chính thống thì liệu các em có trả lời đúng?”
Chị Trần Minh H. (Cầu Giấy, Hà Nội) có con thi vào lớp 1 kể: môn toán con chị được 4 điểm, không đủ điểm đỗ chỉ vì cậu bé 6 tuổi vẫn hồn nhiên: “Con gà có hai chân, cá sấu bốn chân. Con gà có bốn chân thì thành gà quái thai hả mẹ?”.
Câu trả lời hồn nhiên của cậu bé cũng đã đặt ra một câu hỏi cho người lớn. Trong tiềm thức của trẻ cá thể Gà có hai chân, và khác với “những con gà” có tổng số chân nhiều hơn 2. Nên khi được hỏi là “gà có mấy chân, các em đều đưa ra câu trả lời là 2.
Trong tình huống này, Nhà tâm lý học Trần Hòa Bình cho biết: Trẻ em (trong độ tuổi chuẩn bị vào học lớp 1) chưa được trang bị năng lực biện luận, nên các cháu sẽ không quan tâm tới danh từ chỉ loài là “cá thể” hay “nhiều cá thể” mà trả lời theo trực cảm và tả thực. Đặc điểm của trẻ trong độ tuổi này là chưa biết khu biệt ( phân biệt sự khác nhau – PV) trong các tình huống. Vì người lớn hỏi đến Gà, thì ngay trong tiềm thức của các bé quan niệm là Gà có hai chân, chứ chưa thể biết đến khả năng tư duy logic, biện luận trong tình huống bức tranh có tới… hai con gà.
Khi hỏi Nhà tâm lý học Trần Hòa Bình về bài toán, anh cũng đã đưa ra đáp án là 2 chân. Nhà tâm lý cho biết thêm: Đây là một trò đánh đố của người lớn dành cho trẻ con. Thực chất những người ra đề không chuẩn, là ngớ ngẩn so với tư duy đúng độ tuổi của trẻ, nên mới xảy ra hiện tượng các bé bị đánh trượt.
Một môi trường giáo dục bình thường là một môi trường có cả học sinh giỏi và học sinh kém đề làm nhiệm vụ đào tạo con người. Khi môi trường đào tạo chỉ tuyển chọn và phân loại học sinh giỏi và kém thì môi trường đó thực chất không bình thường. Việc chọn lọc bằng những kiến thức không đúng tư duy theo độ tuổi của trẻ vô tình đã biến giáo dục thành một thứ hàng hóa, là công cụ của bệnh thành tích.
Theo Phunutoday
Phụ huynh bị tẩy chay vì không cho con đi học sớm
Khi mùa hè trở lại, không ít bậc phụ huynh có con sắp vào lớp 1 rơi vào tình trạng loay hoay giữa các luồng thông tin trái ngược nhau: có nên cho con học chữ trước hay không? Thậm chí, câu hỏi này đến với họ từ rất sớm, khi đứa trẻ mới được 4 - 5 tuổi.
Còn nhớ cách đây hơn hai năm, khi con chuẩn bị vào lớp lá, tôi đã cất công đi tham khảo ý kiến những phụ huynh có con đang học lớp 1 và cả một số giáo viên dạy tiểu học thì đa số đều khẳng định rằng phải cho con học chữ trước. Họ doạ rằng không học trước trẻ sẽ không theo kịp bạn, đâm ra tự ti, chán học. Rồi còn bị cô rầy la, sẽ sợ hãi, mất tinh thần...
Nhưng theo những gì tôi đọc trên báo chí, tất cả các chuyên gia về giáo dục và tâm lý cho rằng, việc cho trẻ học chữ sớm sẽ làm mất tuổi thơ của chúng, cũng như khiến trẻ chủ quan lơ là việc học. Thậm chí có người còn "kết tội" rằng cha mẹ bắt ép con học trước chỉ vì sĩ diện, muốn con hơn người. Các nhà giáo dục cũng nhắn nhủ rằng hãy yên tâm, chương trình lớp 1 sẽ giúp trẻ bắt đầu làm quen từ những con số, nét chữ đầu tiên.
Tôi thât sư không biêt phai theo hương nao. Tất nhiên, tôi không muốn con đánh mất tuổi thơ. Cũng không muốn con bị hụt hẫng. Sau nhiều cuộc tranh luận với chồng, tôi quyết định làm theo "điều đúng đắn", đó là để con phát triển tự nhiên, thoải mái. Con tôi khoẻ mạnh, lanh lợi, lại được cô giáo ở mầm non dạy nhận mặt 24 chữ cái và ghép vài vần đơn giản. Cô nói bé tiếp thu rất tốt. Tôi yên tâm cùng con vào lớp 1.
Vật vã với... thực tế
Chỉ sau ngày nhập học được vài tuần, chúng tôi bị "khủng bố tinh thần" hàng ngày bằng nước mắt của con và những câu cô giáo viết trong sổ báo bài: "Bé viết chậm và quá xấu!", "Bé không tập trung", "Phụ huynh cần rèn thêm chữ viết và chính tả cho bé!"...
Trong buổi họp phụ huynh đầu tiên sau một tháng nhập học, cô giáo dành một nửa thời gian để "kể tội" những học sinh chưa đọc thạo, viết chậm, thiếu tập trung... Một nửa sau, cô phân bua cho điều đó: rằng thời lượng để học nét cơ bản quá ít, trong khi chương trình "chạy" quá nhanh, từ mới chưa kịp rèn luyện đã phải dạy từ khác. Mới học kỳ 1 đã viết chính tả, phân biệt dấu hỏi, dấu ngã. Học những từ rất khó phát âm và dễ nhầm lẫn. Ngay khi kết thúc học kỳ 1 đã chuyển qua viết cả một bài thơ dài với chữ một ô li. Chương trình căng đến độ cô đề nghị luôn là các bài tập thủ công phụ huynh về nhà giúp bé làm sẵn cho cả học kỳ. Để thời gian của môn học đó để cô... cho học trò rèn chữ. Và chính cô giơ lên cho phụ huynh xem cuốn bài tập tự nhiên và xã hội, trong đó có rất nhiều bài tập ngay từ đầu đã yêu cầu trẻ phải biết đọc, viết rồi mới hiểu và làm được. Cô lắc đầu: "Không hiểu nổi luôn!" Ngồi dưới, các phụ huynh nhìn nhau ngao ngán "Đến cô còn không hiểu thì làm sao chúng tôi hiểu nổi?"
Một phụ huynh có con học trước, được cô khen, nói với tôi: "Thực ra hồi trước cũng thương con lắm, đâu có muốn con vất vả, nhưng rút kinh nghiệm thằng anh khổ sở vô cùng vì chưa biết chữ khi vào lớp 1, nên con nhỏ này tui cho học từ năm ngoái. Hỏi chị chứ mới đầu năm học, giáo viên đã cho viết chính tả, viết báo bài, viết thư mời họp phụ huynh rồi, nếu không biết chữ làm sao mà viết...?"
Và chính đứa con bé bỏng của tôi là một trong những nạn nhân của thực tế... không hiểu nổi đó. Cô nhận xét bé sáng dạ, đọc và làm toán tốt. Chỉ có chữ viết chậm và xấu, sai chính tả... Nhưng... do không có thời gian cho các con nắn nót mà trở thành một áp lực đáng sợ. Con tôi vật vã với chữ viết, đến nỗi đi đâu gặp ai cũng tự thú nhận trước: "Con viết chữ xấu lắm, con học không giỏi".
Nỗi hoang mang của những đứa trẻ
Anh P.L, một nhà báo có con trai bảy tuổi đang học tiểu học kể: "Nhiều chuyên gia tâm lý nhắc đi nhắc lại là phải luôn nói năng nhẹ nhàng, tôn trọng con trẻ. Tôi làm theo nguyên tắc đó một cách nghiêm túc. Nhưng ở nhà thì cha mẹ cố gắng tôn trọng con. Lên trường viết sai chính tả mấy chữ thì bị cô giáo nạt: "Sao ngu quá tui cũng không biết!" Báo hại về nhà mình cứ phải phân bua với nó: "Không, con không ngu, con chỉ hơi thiếu cẩn thận thôi, chỉ cần chú ý một chút con sẽ làm tốt. Nhưng nó không tin mình, nó hoang mang không biết rút cục là mình có ngu hay không? Với nó, lời cô giáo nói luôn là lời đúng nhất. Cô bảo ngu trước mặt cả lớp thì nó nhất định ngu rồi. Khổ vậy đó!"
Chuyện anh P.L kể không phải là cá biệt. Tôi cũng không chấp nhận để con phải đi học cả ngày ở trường rồi về nhà cắm mặt suốt hai tiếng đồng hồ buổi tối vừa làm bài tập cô cho, vừa rèn thêm học thêm nhằm xoá đi tội "viết chữ xấu" của con một cách gấp gáp. Bù lại, phải luôn theo sát để xoa dịu, nâng đỡ tinh thần con từng bước. Tôi chỉ tự hỏi, đến bao giờ thì con tôi không còn tin lời tôi nữa, rằng nó là một đứa trẻ bình thường chứ không hề kém cỏi, đáng bỏ đi?
Dường như chưa bao giờ những bậc phụ huynh như chúng tôi lại thấy mình đơn độc như bây giờ, trong hành trình nuôi dạy con của mình. Trước đây, nhà trường - gia đình - xã hội kết hợp với nhau một cách chặt chẽ như một cái chạc ba vững vàng, như ba đỉnh của một tam giác cân vì lợi ích con trẻ. Xã hội thay đổi quá nhiều, khiến cho tam giác ấy biến dạng. Và chính các bậc cha mẹ đang phải cố níu kéo để mối quan hệ kia có một hình thái cân bằng. Sự bất nhất giữa lý thuyết và thực tế đã tạo nên một thế hệ phụ huynh đầy hoang mang. Ngành giáo dục vẫn kiên quyết cho rằng không bắt học sinh phải học chữ trước, nhưng Nhà nước không thể kiểm soát nổi những cơ sở, thậm chí trường học dạy chữ rèn chữ cho trẻ chưa đủ tuổi đến trường, và chương trình học đè nặng trên vai những đứa trẻ thiếu chuẩn bị. Giữa bối cảnh đó, mỗi phụ huynh phải tự chọn lựa cho mình một quyết định dựa trên những lợi ích cho chính con trẻ. Và điều tồi tệ nhất là dù chọn cách nào thì họ cũng không thể chắc được là mình chọn đúng hay sai.
Theo SGTT
Vì sao nữ sinh thích đánh nhau rồi tung lên mạng? "Tôi muốn nói rằng nhiều thanh niên Việt Nam đang đánh mất mình khi xã hội chuyển từ truyền thống sang hiện đại. Đánh bạn rồi tung lên mạng có thể khiến chúng thấy vui sướng, vì sự khác thường của mình..." , bà Lotta Sylwander, trưởng đại diện Quỹ nhi đồng Liên hiệp quốc tại VN nói. Nhân dịp Quỹ nhi đồng...







Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Phản ứng của bé gái bán hàng rong khi được khách cho tiền khiến dân mạng khen hết lời: Quá hiểu chuyện và tinh tế!
Netizen
15:09:41 13/04/2025
Mật phục bắt 3 đối tượng từ Đồng Nai ra Hàm Thuận Nam trộm cắp tài sản
Pháp luật
15:07:18 13/04/2025
Iran nêu điều kiện giảm làm giàu urani
Thế giới
15:03:44 13/04/2025
Diện mạo khác lạ của Tăng Thanh Hà khiến netizen ngỡ ngàng: Body "ngọc nữ" U40 sexy cỡ này!
Sao việt
14:40:01 13/04/2025
Đến Côn Đảo vào mùa hè là lựa chọn lý tưởng để tránh nóng
Du lịch
14:12:24 13/04/2025
Đã bước đầu khống chế được cháy rừng ở Bình Liêu
Tin nổi bật
14:10:28 13/04/2025
HOT: Goo Hye Sun có bạn trai mới, công khai tình tứ với đối phương sau 5 năm ly hôn Ahn Jae Hyun?
Sao châu á
14:00:28 13/04/2025
Fan Việt được xem bom tấn siêu anh hùng 'Biệt đội sấm sét' sớm 5 ngày so với Mỹ
Phim âu mỹ
13:20:55 13/04/2025
Điểm trừ đáng tiếc của concert 'Chị đẹp'
Nhạc việt
13:18:21 13/04/2025
Nữ chủ nhà Gen Z chi 2,5 tỷ đồng phủ đen căn duplex
Sáng tạo
12:50:59 13/04/2025