Tất cả các trường ĐH đã có điểm chuẩn
Tính đến ngày 3/8, tất cả các trường ĐH tổ chức thi trong cả nước đã công bố điểm thi.
Hiện nhiều trường đã thông báo điểm chuẩn dự kiến, áp dụng đối với thí sinh khu vực 3. Điểm chênh lệch giữa các khu vực là 0,5; Giữa các đối tượng là 1,0 điểm.
Thí sinh dự thi ĐH năm 2010.
Phòng đào tạo Trường ĐH Sư phạm Hà Nội cho biết, dự kiến điểm chuẩn như sau: Ngữ văn: 20 (C), Sử: 20,5 (C), 19,5 (D1,2,3); Anh: 21; Pháp: 20; Âm nhạc: 23; Mỹ thuật: 23,5; Thể dục thể thao: 21,5, 16,5 (D1,2,3); Địa: 17 (A), 21,5 (C); Toán: 21; Tin: 16; Vật lý: 19; KT C.Nghiệp: 15; Công nghệ thông tin: 16; Toán học: 16; Hoá: 21,5; Sinh: 16,5 (A), 16 (B); Tâm lý giáo dục: 16 (A), 15 (B, D1,2,3); Văn học, Việt Nam học: 16,5 (C), 15 (D1); Công tác XH: 15 (C); Giáo dục công dân: 19,5 (C), 15 (D1, 2, 3); Tâm lý học: 15; Mầm non: 18; GDTH: 19; Quản lí G.dục, Triết học: 15 (C).
Điểm chuẩn Trường ĐH Kinh tế – Luật (ĐH Quốc gia TPHCM) như sau: Kinh tế đối ngoại: 20; Tài chính ngân hàng: 21; Kế toán kiểm toán, Quản trị kinh doanh: 19; Luật kinh doanh, Luật thương mại quốc tế: 17,5; Luật tài chính-ngân hàng-chứng khoán: 17; Ngành Kinh tế học: 17; Hệ thống thông tin quản lý, Luật dân sự, Kinh tế và quản lý công: 16.
ĐH Bách khoa TP HCM cũng công bố điểm trúng tuyển dự kiến, bao gồm: Kiến trúc dân dụng và công nghiệp (khối V): 21; Xây dựng: 20; Công nghệ thông tin, Hoá-Thực phẩm-Sinh học: 19; Điện-Điện tử: 18,5; Kỹ thuật Địa chất-Dầu khí: 18; Cơ khí-Cơ Điện tử, Quản lý công nghiệp: 17; Kinh tế giao thông, Kinh tế và Quản lý môi trường: 16; Kỹ thuật vật liệu, Vật liệu và Cấu kiện xây dựng: 15,5; Công nghệ Dệt may, Trắc địa: 15.
Video đang HOT
Điểm chuẩn vào ĐH Luật Hà Nội: Khối C: 22; Khối A: 17; Khối D: 17,5. Điểm chuẩn chung trúng tuyển vào ĐH Kinh tế quốc dân đối với khối A: 21 điểm, khối D1 (tiếng Anh hệ số 1) là 20 điểm. Các ngành tài chính, ngân hàng… có điểm chuẩn cao hơn.
Ngày 8/8, Hội đồng Điểm sàn quốc gia sẽ họp và đưa ra quyết định về điểm sàn kỳ thi tuyển sinh ĐH,CĐ năm 2010. Chậm nhất ngày 20/8, các trường sẽ công bố điểm trúng tuyển NV1.
Theo Gia đình
Những nỗi sợ ngày cận kề biết điểm thi
Trong khi các trường lần lượt công bố điểm thi thì không ít teen nơm nớp lo sợ. Những áp lực nặng nề về kì thi đại học lại một lần nữa dồn lên vai các sĩ tử...
Sợ xem điểm
Thi xong, ai mà không hồi hộp đợi ngày biết điểm, nhưng với một bộ phận không nhỏ xì - tin, xem điểm đúng là một cực hình.
Thùy Dung - Hai Bà Trưng - Hà Nội tham gia dự thi hai trường, ĐH Lâm Nghiệp - khối A và ĐH Sư Phạm khối C. Tuy khối A là khối thi chính nhưng ngay từ lúc thi xong Dung đã biết kết quả chẳng ra sao. Bởi thế, khi ĐH Lâm Nghiệp công bố điểm thi, trong lúc bố mẹ nóng lòng muốn xem điểm của con gái thì Dung lại thờ ơ và... cáu bẳn. Dung tuyên bố: "Con không muốn xem điểm. Bố mẹ cứ kệ con. Bao giờ ĐH Sư phạm có điểm thì con xem".
Mặc dù rất phiền lòng nhưng chiều con gái, sợ con buồn bố mẹ Dung cũng đành chấp nhận. Giải thích cho thái độ rất chi là... bướng ấy của mình, Dung lạnh lùng: "Điểm thấp thì xem làm gì. Xem điểm xong chỉ có xấu hổ thêm".
Với tâm lý sợ điểm thấp, nhiều teen phải chịu đựng những áp lực khá nặng nề trong những ngày gần biết kết quả.
"Đã gần năm mươi trường công bố điểm, chắc trường của mình cũng trong nay mai. Điểm thấp lắm, kiểu này chết mất, không muốn xem điểm đâu...", Hằng, thi vào ĐH Ngoại ngữ chia sẻ.
Học rất tốt nhưng lại không giữ được phong độ trong bài thi, Hằng đã sớm dự cảm được kết quả chẳng ra sao của mình. Sau khi thi Hằng đã ủ rũ cả tuần liền, cố gắng lắm mới tươi tỉnh lên thì lại đến kì... công bố điểm. Vậy là lại len lén lau nước mắt lúc ngồi nghĩ vẩn vơ, lại sùi sụt nhắn tin than thở với bạn bè... Càng "rầu" hơn khi điều mà Hằng nhận lại chỉ là những lời an ủi kiểu "thôi, tao cũng... vậy!!!"
Nguyễn Văn Ba, thi vào ĐH Kinh Tế thì không để đâu hết run khi ngồi nhập tên mình để xem điểm. "Mình luống cuống phải đến ba lần mới nhập đúng được cái tên..." - Ba thở dài. Kết quả chẳng đủ để cậu "vươn" vào ngành mình đã chọn.
"Trước lúc xem điểm còn chút chút hi vọng. Giờ thì hi vọng tan nát hết cả. Cũng ít nhiều xác định trước nhưng sao vẫn thấy bê xê lết không chịu được. Biết vầy chẳng thèm xem điểm cho xong"- Ba buồn rầu tâm sự.
Ảnh chỉ mang tính chất minh họa
Sợ những lời hỏi thăm
Với những teen đoán biết trước kết quả không cao thì chuyện không muốn xem điểm là hoàn toàn có thể hiểu được. Nhưng khổ hơn cả chuyện biết điểm, ấy là chuyện... bị hỏi thăm.
"Sáng ra vừa mở mắt đã thấy bao nhiêu cuộc gọi nhỡ trong máy. Toàn các anh, chị, cô, chú... gọi báo tin trường mình thi có điểm rồi đấy, đã xem điểm chưa, được bao nhiêu điểm thế... Mình sợ! Lò dò lên tra điểm mà kết quả bấp bênh lắm, không biết đỗ trượt thế nào...", Ngô Thu Hằng thi vào ĐH Quốc Gia Hà Nội cho hay.
"Vừa biết điểm vào ĐH Công nghệ, đã chán thì chớ lại có một lô lốc người hỏi thăm. Vẫn biết họ quan tâm đến mình, quý mình thì mới hỏi, nhưng tớ bực không chịu được. Những lúc thế này, chỉ xin hai chữ bình yên thôi", Phạm Sơn - Hoàng Mai - HN bộc bạch. Với kết quả thi đại học không như ý, Sơn đang đau đầu tính nộp hồ sơ các nguyện vọng thế nào thì lại vướng vào nỗi lo sợ bị hỏi thăm khiến cậu cả ngày không có nổi một nụ cười.
"Mà không chỉ riêng mình sợ bị hỏi thăm. Mình biết, bố mẹ cũng ngại dữ lắm"- Q.H thi vào ĐH Thủy Lợi cho biết. Là con gái, lại thi vào một trường kĩ thuật nhiều nam nên Hương "thu hút" được sự quan tâm đặc biệt của mọi người, nhất là đội ngũ các vị phụ huynh bạn của bố mẹ Hương. "Họ cũng có con xấp xỉ tuổi mình, có khi cũng cùng thi ĐH nên sốt ruột lây hay sao í."- Hương cáu kỉnh thổ lộ.
Kết quả thi chẳng cao nhưng H, bố mẹ H cũng không gây nhiều áp lực cho con. Vậy nhưng Hương vẫn thầm thương bố mẹ khi phải chịu trận những câu thăm hỏi, dù có khi chỉ là xã giao. "Cứ nghĩ cảnh bố mẹ muối mặt bảo con nhà tôi được đâu mười mấy điểm mình đã muốn chui xuống đất", Hương buồn bã chia sẻ.
Bản chất những nỗi sợ này của teen là do áp lực thi cử nặng nề, khiến teen nhà mình dằn vặt và lo lắng quá mức. Thế mới biết, áp lực của kì thi đại học đâu chỉ kéo dài một vài ngày, nó còn đè nặng lên cuộc sống của nhiều teen cả khi kì thi đã hoàn toàn khép lại.
Theo PLXH
Gặp gỡ thủ khoa ĐH điểm 30/30 Tăng Văn Bình quê Nghệ An, thi vào Trường Đại học Ngoại thương Hà Nội đang là thủ khoa duy nhất có điểm 30/30 sau khi 49 trường công bố điểm thi. Cậu bé mồ côi này từng giành ngôi thủ khoa khi thi vào THPT 3 năm trước. Thủ khoa từ cấp 3 Những ngày này, người dân xứ Nghệ hay nhắc...