Tập tục sống chung với người chết của dân đảo Indonesia
Người Toraja sống trên đảo Sulawesi, Indonesia, vẫn duy trì tập tục mai táng rùng rợn: sống chung với người đã khuất trong thời gian dài.
Người Toraja là cộng đồng dân tộc thiểu số sinh sống trên đảo Sulawesi, một trong những hòn đảo lớn nhất của Indonesia. Tại đây, người dân có truyền thống ướp xác người đã khuất và sống cùng xác ướp trong thời gian dài.
Thông thường, người Toraja sẽ tự bảo quản thi hài người mới qua đời. Bộ thi hài có thể được xếp ngay ngắn trong nhà suốt nhiều tháng, cho đến khi gia đình đó đủ tiền để tổ chức tang lễ chính thức.
Để ướp xác, người Toraja từng sử dụng dấm chua và lá trà. Song ngày nay, các gia đình có thể tiêm chất formaldehyde để bảo quản xác chết.
Với người Toraja, bảo quản thi hài càng lâu thì chi phí làm tang lễ càng rẻ. Theo truyền thống, lễ tang của người Toraja kéo dài 12 ngày, yêu cầu gia đình hiến tế hàng chục con trâu và hàng trăm con lợn. Những buổi lễ như vậy có chi phí lên đến hàng trăm nghìn USD.
Nhiều tháng sau lễ tang chính thức, người Toraja sẽ tổ chức một nghi lễ mang tên ma’nene’, tức đào mộ và làm vệ sinh cho hài cốt của người đã khuất. Cụ thể, các bộ hài cốt sẽ được rửa sạch, phơi nắng cho khô và mặc quần áo mới.
Nghi lễ ma’nene’ bắt nguồn từ truyền thuyết về người thợ săn Pong Rumasek. Theo đó, người thợ săn đi vào rừng rậm và phát hiện bộ hài cốt bị bỏ rơi. Vì có lòng nhân ái, thợ săn đã chăm sóc và mặc quần áo cho bộ hài cốt. Từ đó, người thợ săn gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.
Ngày nay, phần lớn người Toraja theo đạo Thiên chúa. Song các phong tục mai táng lâu đời vẫn tồn tại. Để tưởng nhớ người đã khuất, người Toraja thường tổ chức nghi lễ ma’nene’ vài năm một lần.
Người Toraja quan niệm rằng cái chết không phải là sự kết thúc hay lời vĩnh biệt. Họ tin rằng người đã khuất luôn bảo vệ gia đình nên cần được tôn thờ.
Chính phủ Indonesia luôn nỗ lực quảng bá tập tục của người Toraja nhằm phát triển ngành du lịch trên đảo Sulawesi. Hàng năm, đảo này thường đón hàng chục nghìn lượt khách du lịch.
Bộ lạc ai cũng có đôi mắt xanh thăm thẳm như đại dương và bí ẩn phía sau
Không chỉ một vài người mà gần như tất cả những người của bộ lạc này đều có đôi mắt màu xanh nước biển, thậm chí có người có 2 màu mắt, một bên bình thường và một bên xanh.
Bộ tộc Buton sống trên hòn đảo Buton, hòn đảo lớn thứ 19 tại Indonesia, nằm ở khu vực phía đông nam đảo Sulawesi. Đảo Buton có kích thước khoảng 4.400 km2 với tổng dân số dưới 450.000 người và được chia thành nhiều bộ lạc nhỏ, sống biệt lập với nhau. Phần lớn hòn đảo này được bao phủ bởi rừng nhiệt đới, do đó đời sống của người dân còn khá đơn sơ, nghèo khó, sống phụ thuộc vào thiên nhiên và ít bị ảnh hưởng bởi thế giới bên ngoài.
Người Buton có lẽ sẽ không có quá nhiều điều khác biệt so với những bộ lạc khác trên thế giới cho đến khi những bức ảnh về họ được công bố và được thế giới biết đến. Những bức ảnh này được chụp bởi nhiếp ảnh gia Korchnoi Pasaribu, 38 tuổi, một nhà địa chất đến từ thủ đô Jakarta, Indonesia, trong chuyến thăm đến hòn đảo này vào ngày 17/9 vừa qua.
Nhiếp ảnh gia Korchnoi đã dùng ống kính của mình để ghi lại cuộc sống của những người dân tại bộ lạc Buton, đặc biệt tập trung vào sự đa dạng bộ lạc và những di sản văn hóa của nó.
Korchnoi cho biết nhiếp ảnh không phải nghề nghiệp toàn thời gian của mình nhưng là sở thích và niềm đam mê lớn. "Công việc chính của tôi là một nhà địa chất, khai thác niken và chụp ảnh là sở thích của tôi", anh Korchnoi nói.
Nguồn cảm hứng bất tận và độc đáo khiến nhiếp ảnh gia Korchnoi tìm đến bộ lạc Buton là những đôi mắt màu xanh thăm thẳm như đại dương của người dân nơi đây. Hầu hết những người dân sống trong bộ lạc Buton, từ người già đến người trẻ, từ phụ nữ tới đàn ông, đều có đôi mắt màu xanh kỳ lạ. Một số người thậm chí còn có 2 màu mắt, một mắt bình thường và mắt còn lại màu xanh.
Được biết, màu mắt xanh đặc biệt này được tạo nên từ Hội chứng Waardenburg, ảnh hưởng đến sắc tố của mắt. Đôi mắt xanh có thể là điều bình thường ở các nước phương Tây nhưng lại là điều cực kỳ hiếm gặp ở Indonesia, nơi hầu hết mọi người đều có tóc đen và mắt đen.
Hội chứng Waardenburg là một đột biến gen di truyền, được ước tính xảy ra ở một số dạng với tỷ lệ chỉ 1 trong 42.000 người trên thế giới. Ngoài tác động lên sắc tố mắt, bao gồm cả việc khiến mắt có màu sắc khác nhau, hội chứng này cũng có thể dẫn đến mất thính giác.
Qua tìm hiểu, nhiếp ảnh gia Korchnoi được biết rằng nguyên nhân bí ẩn dẫn đến việc những người thuộc bộ lạc Buton đều có màu mắt xanh là bởi họ nhiễm sán lá di truyền, từ đời này qua đời khác.
"Đôi mắt xanh rất độc đáo và đẹp đẽ và chúng là nguồn cảm hứng của tôi. Màu xanh là màu mắt yêu thích nhất đối với tôi", anh Korchnoi chia sẻ.
Rùng rợn tục đào mộ, tắm rửa và thay quần áo cho người chết như "tháng cô hồn" Cứ hàng năm, người dân nơi đây lại đào mộ người thân đã khuất lên để làm sạch, thay đồ rồi rước về nhà, thậm chí còn nói chuyện và ôm hôn như khi còn sống. Nếu ở Việt Nam có tháng cô hồn thì ở Indonesia, người dân có nghi lễ Mainene đã duy trì nhiều thế hệ nay. Nghi lễ này...