“Tập tục” khai giảng độc đáo tại một số quốc gia trên thế giới
Hãy cùng khám phá những tập tục truyền thống thú vị trong ngày khai giảng, bắt đầu năm học mới tại một số quốc gia trên thế giới.
Đức
Tại nhiều nơi trên khắp nước Đức, trẻ em vào lớp một sẽ được phát rất nhiều túi giấy hình chiếc nón đựng kẹo, đồ chơi và đồ dùng học tập trong ngày khai giảng. Đôi khi những chiếc túi giấy này có kích cỡ bằng người các bạn nhỏ.
Bạn đừng nhầm tưởng rằng đây là một cách để cổ vũ các em nhỏ nhân ngày đầu tiên đi học nhé! Theo truyền thống, tập tục này đánh dấu “địa vị” của em nhỏ đã có một bước thay đổi.
Indonesia
Các nhà trường tại Indonesia tận dụng ngày khai giảng để giúp các em học sinh làm quen với môi trường mới và bạn cùng lớp qua việc chia các em thành những nhóm nhỏ và cùng tham gia các hoạt động tập thể.
Nhật Bản
Giống như tại Đức, ngày đầu tiên đi học đánh dấu một giai đoạn mới trong cuộc đời mỗi người Nhật Bản. Ngày này có ý nghĩa như “một khởi đầu mới” hay “sự tái sinh” vậy.
Ngày bắt đầu năm học mới tại Nhật Bản là ngày 1/4 hàng năm. Để chào mừng các công dân tí hon có một địa vị xã hội mới, phần lớn học sinh Nhật Bản bắt đầu quãng thời gian dưới mái trường với việc nhân được món quà là một chiếc cặp có tên randoseru.
Chiếc cặp này đựng sách, giấy origami và hộp bút chì đặc biệt có tên fudebako. Theo truyền thống, các bé gái sẽ mang cặp màu đỏ còn màu đen dành cho các bé trai. Ngày nay, các em học sinh có thể tha hồ lựa chọn những chiếc cặp randoseru với đủ các thiết kế và màu sắc.
Lý do những chiếc cặp này xuất hiện là để trẻ em Nhật Bản học cách giữ gìn vật dụng của mình. Những chiếc cặp randoseru được thiết kế rất bền và có thể dùng được tới 6 năm tại bậc tiểu học.
Video đang HOT
Trong ngày khai giảng, các em học sinh Nhật Bản cũng thường mang bữa ăn trưa nhà làm tới trường (thường gồm cơm, súp rong biển và trứng cút) như một cách để mang may mắn đến.
Rất nhiều bậc phụ huynh cũng sắm sửa bàn học mới và cầu cho sự nghiệp học hành của con cái được “hanh thông” bằng cách thiết kế riêng cho các em một góc học tập tại nhà.
Nga
Tại Nga, ngày bắt đầu năm học mới có hẳn tên riêng là “Ngày tri thức” diễn ra vào ngày 1/9 và là sự kiện của toàn cộng đồng.
Các em học sinh cùng cha mẹ tập trung bên ngoài trường học, cùng nhau chụp ảnh lưu niệm. Các em cũng sẽ tặng hoa cho giáo viên và thường được nhận lại những quả bóng bay. Những dải ruy-băng trắng được trang trí ở khắp nơi và cột lên tóc những bé gái.
Các trường học tại Nga còn có nghi thức “tiếng chuông đầu tiên” khá thú vị. Một em nhỏ năm nhất được một học sinh nam lớn trên cõng trên vai đi tới từng hàng học sinh và rung tiếng chuông báo hiệu năm học mới bắt đầu.
Brazil
Năm học mới tại Brazil bắt đầu vào tháng 2 hàng năm. Các bậc phụ huynh Brazil thường mua sách vở và đồ dùng học tập cho con cái hàng tháng trước khi năm học mới bắt đầu.
Nguyên nhân là vì giá văn phòng phẩm cho học sinh thường được “thổi” lên rất cao vào thời điểm năm học mới, có thể gấp 5 lần giá thông thường.
Hà Lan
Bạn sẽ dễ dàng bắt gặp hình ảnh những bậc phụ huynh Hà Lan chở con cái tới trường vào ngày khai giảng trên những chiếc xe bakfietsen. Những chiếc xe đạp này được thiết kế với một chiếc ghế ngồi cỡ lớn ở đằng trước.
Người dân Hà Lan ưa chuộng kiểu xe này vì chúng thân thiện với môi trường và không đòi hỏi chỗ để xe.
Ấn Độ
Trẻ em tại Ấn Độ cũng thường nhận được những món quà vào ngày praveshanotshavan, nghĩa là Ngày Nhập học. Vì ngày khai giảng năm học mới tại Ấn Độ thường trùng với thời điểm bắt đầu mùa mưa, nên trong các món quà thường có 1 chiếc ô.
Mỹ
Nhiều học sinh tại Mỹ mặc đồng phục mới trong ngày khai giảng và chụp ảnh lưu niệm, Đôi khi các em còn cầm theo những tấm bảng có ghi lớp mình đang học nữa.
Năm học mới tại xứ cờ hoa thường bắt đầu vào khoảng tháng 8, 9 trong năm. Ngày khai giảng và bế giảng cụ thể được quy định bởi chính quyền mỗi bang.
Với các em học sinh mẫu giáo, đây sẽ là cơ hội cho các em lần đầu được đi trên những chiếc xe buýt trường học màu vàng, phương tiện sẽ chở các em tới trường tới tận hết những năm trung học.
Ý
Các em nhỏ người Ý thường mặc những chiếc áo choàng trùm lên quần áo bình thường tại trường tiểu học. Tại trường mẫu giáo, các em nam thường mặc áo choàng màu xanh và trắng trong khi các bạn nữ mặc áo choàng màu hồng và đỏ. Khi các em vào lớp 1, áo choàng sẽ được đổi sang màu xanh đậm.
Minh Hương
(Tổng hợp)
Theo Dân trí
Những ngày học đầu tiên của trẻ lớp 1 và lớp lớn hơn: Bố mẹ đã biết 5 sự khác biệt cơ bản này chưa?
Những ngày đầu tiên đi học là vô cùng quan trọng với mỗi đứa trẻ nhưng không phải mọi lứa tuổi đều có trải nghiệm giống nhau trong ngày đặc biệt này.
Mặc dù chưa đến ngày khai giảng nhưng lịch học chính khóa đã bắt đầu tại tất cả các trường học trên cả nước. Vì vậy mà có thể nói rằng trẻ đã bước vào những ngày học đầu tiên của năm học mới.
Và bố mẹ có bao giờ để ý rằng những ngày học đầu tiên trong năm học đầu đời của trẻ sẽ khác hẳn với khi trẻ đã vào lớp 2, lớp 3 không? Chỉ cần tinh ý một chút là bố mẹ hoàn toàn nhận thấy điều này để có cách giúp đỡ khi con mới vào lớp 1.
Trẻ học lớp 1 thường được bố mẹ dắt vào tận lớp, trao tận tay cô giáo trong những ngày đầu tiên đi học. Thế nhưng các bạn nhỏ lớp 2, lớp 3 sẽ thích thú hơn khi tự mình đi vào lớp hoặc đi vào cùng bạn bè. Điều này không chỉ để chứng minh cho bố mẹ thấy trẻ đã tự lập mà còn thể hiện trường học, bạn bè đã là môi trường quen thuộc.
Vì trẻ lớp 1 đang trong giai đoạn tập viết chữ, tập đánh vần nên ở những ngày học đầu tiên, đồ dùng học tập của trẻ thường khá đơn giản: bút chì, tẩy, phấn, bảng. Khi trẻ đã vào lớp 2, lớp 3 hay chỉ đơn giản là bước sang học kì 2 của năm học đầu tiên, đồ dùng học tập của trẻ đã tăng lên rất nhiều. Nào bút mực, nào bút nước, nào thước kẻ, nào các loại màu...
Một trong những vấn đề mà trẻ lớp 1 gặp nhiều nhất trong những ngày đầu tiên đi học chính là việc kết bạn. Trường lớp mới, thầy cô mới, bạn bè mới khiến trẻ sẽ ngại ngùng và trải qua giờ ra chơi 1 mình trong những ngày đầu tiên. Trong khi đó, các anh chị lớp lớn hơn sẽ chạy nhảy, nô đùa cùng các bạn sau thời gian dài xa cách.
Không chỉ giờ ra chơi mà lúc tan học cũng có sự khác biệt giữa hai nhóm học sinh này. Thông thường các bạn tiểu học sẽ được bố mẹ hoặc người nhà đưa đón và khoảng thời gian chờ đợi đã tạo nên sự khác biệt này. Trẻ lớp 1 thường sẽ đứng ở một vị trí nhất định trong lúc chờ bố mẹ. Ngược lại khi trẻ lớn hơn, trẻ sẽ được mặc sức chơi đùa hoặc lê la hàng quán cùng bạn bè để giết thời gian.
Và cuối cùng, khi về nhà trẻ lớp 1 sẽ thường được bố mẹ giúp đỡ trong việc học nhiều hơn so với trẻ lớp 2, lớp 3. Sự khác biệt này không thể hiện rằng bố mẹ thiên vị hơn mà cho thấy họ muốn hình thành thói quen học tập tốt hơn cho con. Về phía trẻ lớn hơn thì việc tự học sẽ giúp trẻ tự lập hơn. Tất nhiên, khi trẻ cần được giúp đỡ thì bố mẹ vẫn sẽ sẵn sàng phải không nào?
Theo Trí Thức Trẻ
Nghệ An: Trường khó khăn bậc nhất cả nước chạy đua thời gian để kịp khai giảng Sau lũ, Trường Tiểu học Mường Típ 1 (huyện Kỳ Sơn, Nghệ An) ngổn ngang khó khăn. Với sự giúp đỡ của Đoàn Kinh tế quốc phòng 4 - Quân khu 4, các thầy cô giáo trường vùng biên này đã chạy đua với thời gian để kịp ngày khai giảng năm học mới. Chạy đua thời gian để kịp khai giảng Tính...