Tập trung thanh tra, kiểm tra các hoạt động trong lĩnh vực giáo dục
Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có văn bản số 623/BGDĐT-TTr gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tăng cường hiệu quả quản lý nhà nước trong lĩnh vực giáo dục.
Học sinh trường THCS Thăng Long (Ba Đình, Hà Nội) không có điều kiện học trực tuyến tại nhà được nhà trường bố trí và phân công giáo viên giúp đỡ học tại phòng máy của trường. Ảnh minh họa: Thanh Tùng/TTXVN
Văn bản nêu rõ: Kết quả thanh tra, kiểm tra của Bộ Giáo dục và Đào tạo, các cơ quan có thẩm quyền thời gian vừa qua đã phát hiện một số hạn chế, thiếu sót, vi phạm trong công tác quản lý của một số cơ quan quản lý giáo dục tại địa phương và cơ sở giáo dục. Cụ thể như: chưa kịp thời phát hiện và xử lý triệt để vi phạm trong hoạt động dạy thêm, học thêm; chưa tham mưu, ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức quản lý, hướng dẫn các cơ sở thực hiện thu – chi, tài trợ, xã hội hóa theo quy định, còn có cơ sở giáo dục thực hiện việc thu – chi sai quy định…
Cùng với đó, tham mưu, triển khai thực hiện chương trình giáo dục phổ thông năm 2018 trên địa bàn chưa đầy đủ, nhất là việc mua sắm trang thiết bị giáo dục và lựa chọn sách giáo khoa; tham mưu, ban hành văn bản chỉ đạo, tổ chức các kỳ thi trên địa bàn thuộc thẩm quyền quản lý chưa đầy đủ; chưa kịp thời tổ chức rà soát, sắp xếp, tuyển dụng, bồi dưỡng, sử dụng, chế độ đãi ngộ đội ngũ cán bộ, viên chức ngành giáo dục tại địa phương, nhất là việc chuẩn bị đội ngũ giáo viên thực hiện hương trình giáo dục phổ thông năm 2018.
Video đang HOT
Công tác rà soát, đánh giá quy hoạch mạng lưới trường lớp, học sinh và công tác phổ câp giáo dục trên địa bàn chưa được chỉ đạo kịp thời; chưa thực hiện kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia; chưa kịp thời chỉ đạo, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn trường học, còn để xảy ra tình trạng mất an toàn trường học.
Việc hướng dẫn, quản lý, cấp phát văn bằng chứng chỉ chưa bám sát quy định pháp luật; chưa ban hành, hướng dẫn đầy đủ về công tác thanh tra, kiểm tra, chưa hoàn thành kế hoạch tranh tra năm học, quy trình cuộc thanh tra chưa đảm bảo; một số cuộc thanh tra không có báo cáo, kết luận, không đôn đốc xử lý sau thanh tra; trình tự giải quyết đơn thư chưa đảm bảo theo quy định, chưa kịp thời, triệt để…
Vì vậy, để tăng cường công tác quản lý nhà nước về giáo dục, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu các Sở Giáo dục và Đào tạo thực hiện nghiêm Nghị định số 42/2013/NĐ-CP của Chính phủ về tổ chức và hoạt động thanh tra giáo dục, Chỉ thị số 10489/CT-BGDĐT của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường công tác thanh tra giáo dục, đáp ứng yêu cầu giáo dục phổ thông và tự chủ giáo dục đại học, Công văn số 3950/BGDĐT-TTr về việc hướng dẫn công tác thanh tra, kiểm tra năm học 2021-2022 đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên.
Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu cầu tập trung thanh tra, kiểm tra công tác quản lý dạy thêm, học thêm; quản lý văn bằng, chứng chỉ; kiểm định chất lượng giáo dục và công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia. Việc thực hiện các khoản thu, chi ngoài ngân sách; các khoản đóng góp hỗ trợ tự nguyện không hoàn lại bằng tiền, hiện vật hoặc phi vật chất từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước.
Thanh tra, kiểm tra việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhất là việc mua sắm trang thiết bị giáo dục và việc lựa chọn sách giáo khoa; việc tổ chức các kỳ thi tại địa phương; việc tổ chức dạy học, kiểm tra, đánh giá kết quả học tập trực tiếp và trực tuyến; bồi dưỡng, tập huấn giáo viên…
Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng yêu cầu thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, cấp phép đối với cơ sở giáo dục mầm non ngoài công lập; các biện pháp bảo đảm an toàn trường học, phòng, chống dịch bệnh; phòng, chống tai nạn thương tích, đuối nước; phòng, chống bạo lực học đường.
Thanh tra Sở Giáo dục và Đào tạo chủ động tham mưu, tổ chức thanh tra, kiểm tra và xử lý sai phạm (nếu có) theo quy định; báo cáo định kỳ và báo cáo đột xuất về Bộ Giáo dục và Đào tạo khi có vấn đề phức tạp hoặc theo yêu cầu.
Ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non
Cử tri tỉnh Ninh Thuận kiến nghị:
Ảnh minh họa/INT
Bộ GD&ĐT quan tâm ưu tiên đầu tư cơ sở vật chất cho giáo dục mầm non dựa trên các quy định hiện có của các Bộ, ngành và đồng bộ từ khâu đầu tư ban đầu. Việc đầu tư không chỉ chú trọng phòng học mà cần bảo đảm đủ các loại phòng phục vụ học tập khác, nhà bếp, nhà vệ sinh, sân vườn, cổng tường rào; đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị để thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông mới. Đối với các tỉnh còn nhiều khó khăn như tỉnh Ninh Thuận, hiện rất khó khăn về nguồn lực để triển khai thực hiện.
Bộ GD&ĐT cho biết: Việc bảo đảm cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục thực hiện chương trình giáo dục, trước hết là trách nhiệm của địa phương. Trong giai đoạn vừa qua, để hỗ trợ các địa phương khó khăn tăng cường cơ sở vật chất, Bộ GD&ĐT đã chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành xây dựng, trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt các Chương trình, Đề án tăng cường cơ sở vật chất trường học.
Các Chương trình, Đề án có nguồn vốn ngân sách Trung ương (vốn trái phiếu Chính phủ, Chương trình mục tiêu giáo dục...) hỗ trợ các địa phương khó khăn, đồng thời tạo cơ sở pháp lý và trách nhiệm để các địa phương huy động nguồn lực bảo đảm cơ sở vật chất trường, lớp học. Bộ GD&ĐT đề nghị Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Ninh Thuận giám sát việc thực hiện các Chương trình, đề án tại địa phương, bảo đảm cấp chính quyền dành kinh phí thỏa đáng để đầu tư cho giáo dục.
Theo quy định, giai đoạn 2021 - 2025 không còn các Chương trình mục tiêu và chương trình thực hiện từ nguồn vốn trái phiếu Chính phủ. Nhiệm vụ đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp của các địa phương do địa phương chủ động bố trí trong kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương và lồng ghép thực hiện thông qua các Chương trình mục tiêu quốc gia triển khai trên địa bàn.
Bộ GD&ĐT đề nghị UBND tỉnh Ninh Thuận rà soát nhu cầu đầu tư cơ sở vật chất trường học, phù hợp kế hoạch đầu tư công trung hạn của địa phương và các mục tiêu của Chương trình mục tiêu quốc gia, để chủ động bố trí nguồn lực của địa phương, lồng ghép chương trình mục tiêu quốc gia thực hiện đầu tư cơ sở vật chất trường học đáp ứng yêu cầu thực hiện chương trình giáo dục.
Tiếp thu ý kiến của cử tri, trong giai đoạn 2021 - 2025, Bộ GD&ĐT tiếp tục phối hợp với các bộ, ngành đề nghị Chính phủ quan tâm tới các địa phương, nhất là tỉnh vùng núi, vùng có đông đồng bào dân tộc thiểu số và tỉnh còn khó khăn, để hỗ trợ tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học đáp ứng yêu cầu đổi mới Chương trình giáo dục phổ thông mới, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục.
Nữ PGS đầu tiên phụ trách chuyên môn trong hơn 100 năm của trường Dược Trở thành nữ Phó hiệu trưởng đầu tiên phụ trách chuyên môn trong lịch sử hơn 100 năm của trường Dược, điều khiến PGS Hải luôn trăn trở là phải giữ vững vị thế hàng đầu của trường và nâng cao năng lực cạnh tranh bằng chất lượng. Vì thế, trong gần 5 năm giữ chức vụ quản lý, PGS.TS Đinh Thị Thanh...