Tập trung rà soát các cơ sở giáo dục nước ngoài
Theo số liệu tổng hợp quý IV năm 2012, các dự án giáo dục nước ngoài tại Hà Nội có tổng vốn đầu tư là 159,164 triệu USD (tăng 47,6% so với 107,81 triệu USD cuối năm 2008). Năm 2013, Bộ GD-ĐT tập trung rà soát các cơ sở giáo dục nước ngoài.
Thông tin trên được đưa ra tại hội nghị hướng dẫn thực hiện Nghị định số 73/2012/NĐ-CP của Chính phủ quy định về hợp tác, đầu tư của nước ngoài trong lĩnh vực giáo dục được Bộ GD-ĐT tổ chức vào ngày 28/1.
Hà Nội: Vốn đầu tư giáo dục của nước ngoài cuối năm 2012 đạt hơn 159 triệu USD
Theo báo cáo của Bộ GD- ĐT, tính đến quý IV/2012 có 111 dự án có vốn nước ngoài tại 6 tỉnh, thành phố lớn là Hà Nội, TPHCM, Vũng Tàu, Cần Thơ, Hải Phòng và Đà Nẵng.
Trong tổng số 111 dự án, Hà Nội có 44 dự án (39,6% tổng số dự án), TPHCM có 51 dự án (45,9%). Các tỉnh, thành phố còn lại có 16 dự án (14,5%). Các cơ sở đào tạo ngắn hạn có số lượng lớn nhất là 41 (chiếm 40%), các cơ sở giáo dục phổ thông (36 dự án, chiếm 32,4%), các cơ sở giáo dục mầm non (28 dự án, chiếm 25,2%), các cơ sở giáo dục đại học (6 dự án, chiếm 5,4%).
Đại diện Bộ GD-ĐT cho biết, về vốn đầu tư, quý IV năm 2012 cho thấy các dự án đầu tư nước ngoài (ĐTNN) trong lĩnh vực giáo dục có tổng vốn đầu tư còn khiêm tốn, trong đó phần vốn của đối tác nước ngoài chiếm tỷ lệ không cao như các như các dự án ĐTNN trong các lĩnh vực khác. Các dự án tại Hà Nội có tổng vốn đầu tư là 159,164 triệu USD (tăng 47,6% so với 107,81 triệu USD cuối năm 2008). Vốn đầu tư các dự án tại TPHCM cuối năm 2008 là 94,2 triệu USD trên tổng vốn đầu tư toàn quốc là 235,72 triệu USD (chiếm xấp xỉ 40%).
Video đang HOT
Theo lãnh đạo Bộ GD-ĐT, có một số cơ sở giáo dục nước ngoài vi phạm pháp luật Việt Nam, trong đó phổ biến nhất là tuyển sinh không đúng đối tượng được phép. Thực hiện hoạt động giáo dục ngoài phạm vi được phép, điển hình là Trung tâm đào tạo, quản lý cao cấp SITC, các cơ sở của Raffles tại Hà Nội và TPHCM, của ILA tại TPHCM. Mượn tên của các cơ sở giáo dục có uy tín để thu hút người học; Không thực hiện cam kết về đầu tư thích đáng cho cơ sở vật chất, giáo viên, cá biệt một số cơ sở lúc đầu thuê mượn địa điểm hiện đại, để thuyết phục người học đóng học phí cao, nhưng sau đó chuyển ra địa điểm xa hơn, kém chất lượng hơn để giảm thiểu chi phí nhưng không bồi hoàn chi phí cho người học…
Ưu tiên xây dựng một số mô hình trường học mới
Bộ GD-ĐT xác định trong thời gian tới ưu tiên các lĩnh vực xây dựng một số mô hình trường học mới, tiên tiến, có chất lượng cao, từng bước đưa giáo dục Việt Nam ngang tầm khu vực và quốc tế.
Chuyển dịch dần từ quan tâm về số lượng sang ưu tiên về chất lượng; Ưu tiên đầu tư một số lĩnh vực đào tạo có hàm lượng chất xám cao, kết hợp chuyển giao công nghệ, bí quyết kỹ thuật để đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao phục vụ công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất, hạ tầng kỹ thuật cho các cơ sở giáo dục, đặc biệt ở các vùng, miền, khu vực khó khăn.
Trước mắt tập trung yêu cầu các cơ sở giáo dục có vốn ĐTNN thực hiện điều khoản chuyển tiếp. Cụ thể, Bộ GD-ĐT có văn bản gửi UBND các tỉnh, thành phố yêu cầu khẩn trương rà soát, tổng hợp tình hình các cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài trên địa bàn; phân loại các cơ sở giáo dục trên địa bàn theo mức độ đáp ứng các điều kiện, tiêu chí quy định tại Nghị định 73; yêu cầu, hướng dẫn các cơ sở giáo dục có vốn nước ngoài thực hiện điều khoản chuyển tiếp, kịp thời báo cáo Bộ GD-ĐT các vướng mắc để nghiên cứu, giải quyết.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
ILA, Raffles, ERC đào tạo với nước ngoài trái phép: Quyền lợi học viên giải quyết đến đâu?
Sau khi Bộ GD-ĐT công bố quyết định xử phạt các trung tâm có vốn đầu tư nước ngoài sai phạm trong liên kết đào tạo, các đơn vị đang lên phương án giải quyết quyền lợi cho học viên (HV).
Raffles: Học ở Phnom Penh!
Sáng 6.1, hàng chục phụ huynh và HV đã có mặt tại Trung tâm Raffles VN mong muốn được giải đáp thắc mắc về quyền lợi của con em mình. Trong buổi họp với một đại diện của Raffles, các phụ huynh đề nghị trung tâm phải bảo đảm quyền lợi cao nhất cho HV và phải có văn bản xác nhận về cách giải quyết.
Raffles VN cũng đã có một thông báo gửi đến phụ huynh và HV. Trung tâm cam kết thực hiện đúng quyết định xử phạt của Bộ GD-ĐT, dừng tất cả các hoạt động quảng cáo, tiếp thị, tuyển sinh, đào tạo từ ngày 6.1.2012. Tất cả HV sẽ nghỉ khóa học tháng 1.2012 và Raffles VN sẽ thông báo về khóa học mới trước khi bắt đầu 2 tuần. Trong thời gian này, bộ phận quản lý HV vẫn sẽ tiếp tục hoạt động để giải quyết quyền lợi cho HV.
Trao đổi với Báo Thanh Niên, ông Hwong Kee Hong - Phó chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Raffles VN, cho biết: "Chúng tôi đã có các phương án giải quyết cho HV. Nếu có nhu cầu và đáp ứng đủ điều kiện đầu vào, HV sẽ được Raffles VN chuyển tiếp chương trình học vào một trường thuộc hệ thống Raffles ở Úc, Singapore, Thái Lan... Vì mức học phí ở các nước này cao gấp 2-3 lần VN và để HV không phải đóng thêm học phí, phía Raffles VN sẽ lo phần chênh lệch. Tuy nhiên HV sẽ lo các chi phí khác trong quá trình học tập. Một giải pháp khác là HV có thể chuyển sang học tại Raffles Phnom Penh (Campuchia). Nếu học tại đây, toàn bộ chi phí đi lại, visa, ký túc xá, giảng viên và cơ sở đào tạo sẽ được Raffles VN sắp xếp và chi trả".
Tuy vậy, vì các trường ở Úc, Singapore... bắt buộc phải đăng ký học từ 6 tháng trở lên nên đối với những HV sắp ra trường, ông Hwong Kee Hong cho rằng sẽ được chuyển tiếp sang Phnom Penh để hoàn tất chương trình học. Nếu phụ huynh và HV không đồng ý với các phương án Raffles VN đưa ra, họ sẽ được nhận lại học phí.
Số lượng HV mà Raffles VN phải giải quyết lần này khoảng 900 em chứ không phải gần 400 như kết luận trước đó của Bộ GD-ĐT.
Phụ huynh và học viên ngồi tràn cả hành lang tại Trung tâm Raffles vào sáng 6.1 - Ảnh: Đăng Nguyên
ILA: Kiến nghị dạy hết chương trình
Sáng 6.12, bà La Ngọc Trang - Trưởng phòng Truyền thông, Công ty TNHH ILA VN, cho biết: "ILA sẽ tuân thủ kết luận và quyết định xử phạt của thanh tra. Trước đó, ILA cũng đã chủ động ngưng quảng cáo, tuyển sinh chương trình CĐ quản lý kinh doanh tại cơ sở của ILA". Bà Trang cho biết thêm: "Chương trình liên kết đào tạo này hiện chỉ còn 23 HV đang theo học khóa cuối cùng tại ILA để kết thúc vào tháng 3.2012. Do vậy, ILA dự kiến sẽ làm văn bản xin kiến nghị với thanh tra Bộ GD-ĐT giải quyết cho các HV này tiếp tục học để hoàn tất chương trình. Với các HV đã tốt nghiệp khóa học mà theo quyết định của Bộ không được công nhận tại VN, phía ILA sẽ hướng dẫn HV sử dụng chứng chỉ hoàn tất khóa học để xin việc làm ở các công ty đa quốc gia tại VN hoặc sẽ được ILA tư vấn và hỗ trợ làm thủ tục du học nước ngoài nếu có nhu cầu".
Về vấn đề hoàn lại học phí, bà Trang cho biết ILA sẽ có buổi họp với phụ huynh HV vào tuần sau, tùy theo yêu cầu sẽ có cách giải quyết hợp lý nhất.
ERC: Ba phương án lựa chọn
Chiều cùng ngày, bà Trần Thị Nhật Hoan - Tổng giám đốc Công ty TNHH nghiên cứu và giáo dục Việt Nam (ERC Việt Nam) - thông tin: "Với 365 HV đang theo học tại trường, chúng tôi sẽ tạo điều kiện tốt nhất theo các hướng: Thứ nhất, nếu muốn chuyển tiếp sang học tại Học viện ERC ở Singapore, chúng tôi sẽ hỗ trợ miễn phí toàn bộ thủ tục. Về học phí, chúng tôi sẽ chuyển toàn bộ số tiền HV đã đóng ở đây sang trường tại Singapore. Nếu trường bên đó không chấp nhận mức học phí bằng với trường VN thì HV phải đóng thêm mức chênh lệch cũng như phải chịu toàn bộ chi phí ăn ở đi lại khác. Chúng tôi đang tìm hiểu một số chương trình liên kết khác ở trong nước, nếu muốn, HV có thể học ngay tại VN. Cuối cùng, nếu HV không chấp nhận các phương án trên, chúng tôi sẽ hoàn lại học phí cho HV ở các mức độ khác nhau".
Theo TNO
Dự thi sau ĐH phải xác nhận văn bằng nếu tốt nghiệp ở nước ngoài Bộ GD-ĐT vừa có thông báo yêu cầu các cơ sở đào tạo sau đại học về việc phải xác nhận văn bằng tốt nghiệp ở nước ngoài trước khi dự thi Sau đại học. Thực hiện Quyết định số 77 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT về trình tự, thủ tục công nhận văn bằng của người Việt Nam do cơ sở giáo...