Tập trung nguồn lực, nâng cao chất lượng phổ cập GD Mầm non
Ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc đã chủ động triển khai, làm tốt công tác tuyên truyền góp phần nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các đoàn thể, gia đình, cộng đồng về vị trí, tầm quan trọng công tác PCGD.
Cùng với đó, công tác duy trì, nâng cao chất lượng PCGD mầm non trẻ em 5 tuổi cũng được quan tâm và đạt kết quả cao.
Hội thi Rung Chuông vàng do Trường MN Hoa Sen (thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc) tổ chức. Ảnh: MN Hoa Sen
Duy trì, nâng cao chất lượng chương trình GDMN
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, đến hết tháng 6/2022, toàn tỉnh có 177 trường mầm non (163 công lập, 14 tư thục) và 217 cơ sở độc lập tư thục. Tổng số có 3.355 nhóm/lớp, huy động được 80.527 trẻ ra nhóm, lớp. Tỷ lệ trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 99,4% (tăng 0,4% trẻ nhà trẻ và 0,1% trẻ mẫu giáo với năm học trước. Trong đó tỷ lệ trẻ 5 tuổi ra lớp đạt 99,9%.
Trong năm học 2021-2022, Ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc đã chỉ đạo 100% các cơ sở GDMN thực hiện tốt việc đảm bảo an toàn về thể chất, tinh thần, phòng tránh tai nạn thương tích, vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ theo Thông tư 13/TT-BGDĐT. 100% cơ sở GDMN độc lập tư thục có quyết định thành lập đều đảm bảo cơ sở vật chất tối thiểu, coi trọng công tác an toàn, phòng chống tai nạn cho trẻ đúng quy định.
Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã phối hợp với Ngành Y tế chỉ đạo thực hiện trích chuyển kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu, tổ chức khám sức khỏe định kỳ, cân đo theo dõi sức khỏe cho 100% trẻ MN.
Đồng thời, tham mưu và được HĐND tỉnh ban hành Nghị Quyết số 11 ngày 3/8/2021, nhằm nâng cao chất lượng dịch vụ bán trú, giúp các cơ sở giáo dục có hành lang pháp lý nâng cao chất lượng bữa ăn cho trẻ từ 18.000đ/1xuất/1 ngày; 100% trường MN được tỉnh trang bị thiết bị bếp ăn hiện đại có đủ máy sấy bát, tỷ hấp khăn, tủ nấu cơ công nghiệp, đồng bộ thiết bị bán trú chất liệu inox.
Video đang HOT
Tỷ lệ trẻ ăn bán trú tăng lên 99,6%. Hỗ trợ tiền ăn 220.000đ/1 tháng/1 trẻ mẫu giáo vùng đặc biệt khó khăn, hộ nghèo, cận nghèo, trẻ mầm non con công nhân, người lao động trong khu công nghiệp theo Nghị định 105 của Chính phủ.
Hoạt động giáo dục tại Trường MN Tích Sơn, thành phố Vĩnh Yên, Vĩnh Phúc
Nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng thực hiện hoạt động giáo dục, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã có kế hoạch xây dựng trường MN lấy trẻ làm trung tâm về nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ trong giáo dục GDMN giai đoạn 2 (2021 -2025) sát thực tế ngay từ đầu năm học.
Đồng thời, tích cực triển khai các chuyên đề theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT.
100% trường MN xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện các kế hoạch trên theo hướng dẫn của Sở GDĐT phù hợp thực tế địa phương. 100% trẻ DTTS được tăng cường nói chuẩn tiếng Việt; 100% trẻ được giáo dục ATGT, vui chơi trên mô hình ATGT, an toàn trước biến đổi khí hậu, mưa lũ; 100% giáo viên được bồi dưỡng thường xuyên theo kế hoạch.
Triển khai kịp thời các chính sách về GDMN
Cùng với việc nâng cao chất lượng chương trình giáo dục mầm non, Ngành GD&ĐT Vĩnh Phúc còn tích cực duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi, đảm bảo điều kiện tối thiểu 2 giáo viên/1 lớp, chuẩn cơ sở vật chất theo quy định, 1 phòng học/1 lớp. Các giải pháp nâng cao chất lượng phổ cập, phát triển phổ cập bền vững tại Vĩnh Phúc được đưa vào kế hoạch số 11/KH-BCĐ ngày 16/2/2022 của ban chỉ đạo PCGD-XMC về thực hiện PCGD-XMC năm 2022.
Bên cạnh đó, Ngành GD đã tích cực tuyên truyền, vận động toàn dân tham gia công tác PCGDMN, huy động trẻ 5 tuổi đến trường…
Kết quả năm 2021, UBND tỉnh Vĩnh Phúc công nhận 136/136 xã, phường, thị trấn và 9/9 huyện, thành phố đạt chuẩn PCGDMN trẻ 5 tuổi tại Quyết định số 169/QĐ-UBND ngày 24/1/2022. Vĩnh Phúc được Bộ GD&ĐT thẩm định, có văn bản Thông báo số 82/TBBGDĐT ngày 26/1/2022 về kết quả thẩm định hồ sơ duy trì, đạt chuẩn PCGDMNNT tỉnh Vĩnh Phúc. Chuẩn bị tốt các điều kiện về tỷ lệ huy động trẻ, giáo viên, cơ sở vật chất chuẩn bị PCGD trẻ mẫu giáo đến 2025 (huy động trẻ mẫu giáo ra lớp đạt 99,4%; các trường MN công lập đảm bảo định mức 1.9 giáo viên/lớp; 1phòng học/1lớp).
Vĩnh Phúc tích cực duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ em 5 tuổi. Ảnh: MN Hoa Sen
Song song với việc duy trì, nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non trẻ 5 tuổi, Ngành GD Vĩnh Phúc còn triển khai kịp thời các chính sách về GDMN, nhất là công tác quy hoạch, xây dựng các chính sách đặc thù phát triển giáo dục mầm non trên địa bàn.
Để thực hiện tốt Luật giáo dục năm 2019 và Nghị định số 105/2020/NĐ-CP ngày 8/9/2020 của Chính phủ, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc đã tham mưu UBND trình HĐND ban hành 2 Nghị quyết (Nghị Quyết số 11/2021/NQ-HĐND ngày 3/8/2021; Nghị Quyết số 14/2021/NQ-HĐND ngày 12/11/2021) góp phần nâng cao chất lượng dịch vụ trong trường học, chăm lo chế độ chính sách cho con công nhân, người lao động trong khu công nghiệp (có 113/217 cơ sở, 229 giáo viên, 5.502 trẻ em được hưởng hỗ trợ đúng quy định, với số tiền trên 5 tỷ đồng).
Đồng thời UBND tỉnh Vĩnh Phúc chỉ đạo các Sở, ngành liên quan triển khai thực hiện kịp thời các chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19 theo Kế hoạch số 174/KH-UBND ngày 13/7/2021.
Kết quả, có 586 giáo viên được hỗ trợ, 183 giáo viên đang hoàn thiện thủ tục được hưởng hỗ trợ Covid-19, đã tạo niềm vui, phấn khởi cho người dân, giảm bớt khó khăn cho người lao động trong thời điểm dịch bệnh Covid-19 kéo dài.
Theo thống kê của Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, năm 2021, tổng số trẻ em 5 tuổi trên địa bàn tỉnh là 24.345 trẻ; số trẻ phải huy động 23.861 trẻ, số trẻ ra lớp 23.807, đạt tỷ lệ 99,77%. Số trẻ hoàn thành chương trình GDMN 5 tuổi là 23.752, đạt 99,54%.
Toàn tỉnh có 1370 giáo viên dạy lớp 5 tuổi 1370. Tỷ lệ bình quân giáo viên/lớp dạy 5 tuổi là 1,89. Trình độ đào tạo của giáo viên dạy MG 5 tuổi: đạt chuẩn 136, trên chuẩn 1234, biên chế GV dạy MG 5 tuổi 1023, số GV đạt chuẩn nghề nghiệp GVMN (GV chung, GV dạy 5 tuổi) 1386.
Về cơ sở vật chất, thiết bị dạy học: Tổng số trường MN 177 (164 trường công lập), có 2.697 nhóm lớp. Trong đó có 708 lớp MG 5 tuổi, tổng phòng học 2.635 phòng, trong đó phòng học 5 tuổi 725, tỷ lệ phòng/lớp 1,02; thiết bị, đồ dùng dạy học trẻ 5 tuổi 641 bộ; có 2.087 khu vệ sinh; 251 công trình nước sạch; 247 bếp ăn; 277 khu sân chơi và 281 sân chơi có đồ chơi.
Thiếu người đủ tiêu chuẩn làm chủ tịch HĐT là một khó khăn khi tự chủ đại học
Đến nay, cả nước có 154/170 cơ sở giáo dục đại học công lập đã thành lập Hội đồng trường và đi vào hoạt động (đạt tỷ lệ 90,6%).
Nghị quyết số 19-NQ/TW đã đưa ra nhiệm vụ, giải pháp nâng cao năng lực quản trị của ĐVSNCL, trong đó có nội dung: "Nâng cao hiệu lực, hiệu quả cơ chế Hội đồng trường trong các trường đại học theo hướng, Hội đồng trường là cơ quan thực quyền cao nhất của trường đại học; Bí thư đảng ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng trường".
Luật sửa đổi, bổ sung Luật Giáo dục đại học đã quy định hội đồng trường của trường đại học công lập là tổ chức quản trị, thực hiện quyền đại diện của chủ sở hữu và các bên lợi ích liên quan; hội đồng trường của trường đại học công lập có trách nhiệm và quyền hạn trong các hoạt động của nhà trường như chiến lược và kế hoạch phát triển của trường đại học; tổ chức bộ máy và nhân sự; tài chính và tài sản; hoạt động đào tạo, khoa học và công nghệ, hợp tác quốc tế.
Trong báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết số 19-NQ/TW về tiếp tục đổi mới hệ thống tổ chức và quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả hoạt động của các đơn vị sự nghiệp công lập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đánh giá hiệu lực, hiệu quả cơ chế hội đồng trường trong các trường đại học:
Ảnh minh họa: T.L
Đến nay, cả nước có 154/170 cơ sở giáo dục đại học công lập đã thành lập Hội đồng trường và đi vào hoạt động (đạt tỷ lệ 90,6%) theo quy định tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Luật số 34/2018/QH14) và Nghị định Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Giáo dục đại học (Nghị định số 99/2019/NĐ-CP ngày 30/12/2019); trong đó, có 36/36 cơ sở giáo dục đại học công lập trực thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo đã thành lập Hội đồng trường, trong đó Trường Đại học Việt Đức thành lập Hội đồng trường theo Hiệp định song phương giữa hai quốc gia .
Việc thành lập Hội đồng trường tại các trường trực thuộc các Bộ, ngành, địa phương đạt tỷ lệ 91,18%; trong đó, 15 cơ sở giáo dục đại học công lập thuộc các Bộ, ngành, địa phương đang xây dựng và trình cấp có thẩm quyền công nhận Hội đồng trường.
Các cơ sở giáo dục đại học tự chủ đã chủ động rà soát, kiện toàn lại tổ chức bộ máy và nhân sự theo hướng tinh gọn, hiệu quả. Vai trò của thiết chế Hội đồng trường được cụ thể hóa và nâng cao trong tổ chức quản trị hoạt động của hầu hết các cơ sở giáo dục đại học.
"Tuy nhiên, trong quá trình triển khai hoạt động tự chủ đại học cũng còn một số vướng mắc liên quan đến hoạt động hội đồng trường, như khó khăn về nhân sự, thiếu người đủ tiêu chuẩn làm chủ tịch Hội đồng trường; chưa đồng thuận trong tập thể lãnh đạo; đảng ủy nhiệm kỳ mới chưa được bầu; cơ quan quản lý trực tiếp chưa phê duyệt", báo cáo của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu.
Quảng Trị: Công khai, minh bạch các khoản thu đầu năm học Sở GD&ĐT tỉnh Quảng Trị yêu cầu các cơ sở giáo dục cần minh bạch trong các khoản thu; công khai đến toàn thể Hội đồng sư phạm, phụ huynh và học sinh toàn trường. Sở GD&ĐT yêu cầu, các cơ sở giáo dục tuyệt đối không được tự ý đặt ra thêm những khoản thu từ phụ huynh. Ngày 27/8, Sở GD&ĐT...