Tập trung nâng cao năng lực người thầy
Đây là một trong những nội dung quan trọng trong kế hoạch chương trình hành động sắp tới của Bộ GD-ĐT về quy hoạch nhân lực cho ngành sư phạm để thực hiện đổi mới căn bản toàn diện nền giáo dục.
Theo kế hoạch dự thảo Chương trình hành động của Bộ GD-ĐT về quy hoạch nhân lực ngành Giáo dục, trong thời gian tới tập trung quy hoạch, củng cố mạng lưới các cơ sở đào tạo sư phạm; gắn đào tạo của các trường sư phạm với nhu cầu nhân lực của ngành, của các địa phương.
Theo đó, tập trung đầu tư trọng điểm vào 2 trường ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH Sư phạm Hà Nội, đổi mới nội dung, chương trình dạy và học, kiểm tra, đánh giá; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên (GV) đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015… đặc biệt sẽ giải quyết thực trạng chất lượng đào tạo không tương xứng với bằng cấp; giải quyết vấn đề việc làm cho sinh viên sư phạm sau khi tốt nghiệp.
Triển khai quy chế bồi dưỡng thường xuyên GV mầm non, phổ thông và giáo dục thường xuyên nhằm nâng cao năng lực nghề nghiệp của đội ngũ theo yêu cầu chuẩn nghề nghiệp GV các cấp.
Trong ảnh: Giáo viên vùng cao. Hiện nay, việc bảo lưu phụ cấp thâm niên trong vòng 3 năm đối với GV vùng khó khăn hiện còn nhiều bất cập.
Video đang HOT
Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng nhân lực ngành giáo dục, theo bà Nguyễn Thị Bình, nguyên Phó Chủ tịch nước, đây là bước thay đổi quan trọng của ngành giáo dục vì vấn đề GV chưa một lần được giải quyết căn cơ, thấu đáo khiến cho tất cả những mong muốn đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục ở nhà trường đều không thực hiện được đến nơi đến chốn.
Bà Nguyễn Thị Bình cho rằng,công tác xây dựng đội ngũ GV phải được xem là giải pháp cốt lõi, quan trọng nhất, vì chính đội ngũ này quyết định sự thành bại của việc đổi mới căn bản, toàn diện nền giáo dục.Trong bối cảnh mới, chẳng những người thầy phải có phẩm chất yêu người, yêu nghề để có thể giáo dục học sinh bằng chính nhân cách của mình mà còn phải có khả năng sư phạm cao của một nhà giáo dục chuyên nghiệp để làm tốt chức năng tổ chức, hướng dẫn, giúp học trò tìm kiếm, chiếm lĩnh tri thức và phát triển năng lực tư duy độc lập, sáng tạo.
Bà Bình cho hay, trở ngại lớn nhất trong việc xây dựng và phát triển đội ngũ GV phổ thông là, thầy/cô giáo ở các trường phổ thông công lập gần như không còn động lực hoạt động nghề nghiệp vì thu nhập từ lương và phụ cấp do nhà nước trả không đủ bảo đảm cho họ có một cuộc sống tươm tất. Để tự cứu, nhiều GV trường công ở các đô thị phải “dạy thêm” dẫn đến dạy thêm tràn lan. Trong khi đó, tình trạng xuống cấp về đạo đức và văn hóa trong xã hội gây nhiều tác động tiêu cực đến trường học mà ngay cả GV cũng bị lây nhiễm. Do vậy, vị thế xã hội của nghề thầy và người thầy bị hạ thấp trong thang giá trị xã hội.
Giải quyết vấn đề GV hiện nay, tại hội nghị giáo dục, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận cho biết, việc bảo lưu phụ cấp thâm niên trong vòng 3 năm đối với GV vùng khó khăn hiện còn nhiều bất cập, mâu thuẫn GV làm việc lâu năm ở vùng núi lại có thu nhập thấp hơn so với những người mới ra trường, Bộ GD-ĐT đã có tờ trình Chính phủ giải quyết vấn đề này.
Còn về vấn đề kiên cố hóa trường học, theo Bộ trưởng Luận, hiện còn 50% số phòng học tạm. Việc cân đối nguồn lực chỉ cho phép phấn đấu là kiên cố hóa, chứ chưa có điều kiện chuẩn hóa, hiện đại hóa. Các địa phương có điều kiện có thể cân nhắc để đi trước. Bộ cũng đã có tờ trình Thủ tướng cho phép tiếp tục triển khai. Tuy nhiên, Bộ trưởng Luận cho hay phải mất 5 năm mới có thể giải quyết vấn đề này.
Đối với vấn đề giáo viên chưa đạt chuẩn, Bộ trưởng Luận cho rằng, đây là bài toán phải giải quyết từng bước. Bộ tiếp tục thực hiện chương trình phát triển ngành sư phạm và các trường sư phạm đến năm 2020, trong đó tập trung đầu tư 2 trường đại học trọng điểm là ĐH Sư phạm TP.HCM và ĐH Sư phạm Hà Nội. Trước mắt, đầu tư nâng cao đội ngũ GV hiện tại, bổ sung đội ngũ GV mới, đổi mới phương pháp dạy – học, lấy đó làm tiền đề để nhân rộng.
Hồng Hạnh
Theo dân trí
161 chương trình đào tạo thạc sĩ bị đình chỉ tuyển sinh
Bộ GD-ĐT vừa quyết định dừng tuyển sinh 161 chuyên ngành thạc sĩ của 41 cơ sở đào tạo từ năm 2013 do không đáp yêu cầu như quy định về điều kiện được xem xét đê câp phép đào tạo các ngành hoặc chuyên ngành trình độ thạc sĩ.
Ông Bùi Anh Tuấn - Vụ trưởng Vụ giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT) cho biết: "Khi đăng ký được phép đào tạo, các trường đều báo cáo có đủ đội ngũ như yêu cầu nhưng thực tế kiểm tra thì lại trái ngược hoàn toàn".
Ảnh minh họa
Trong 41 cơ sở đào tạo vi phạm có rất nhiều trường thuộc khối các trường tốp trên như ĐH Bách khoa TPHCM, ĐH Sư phạm Hà Nội, ĐH Sư phạm TPHCM, ĐH Y Hà Nội...
Bộ GD-ĐT cho biết những chương trình bị đình chỉ tuyển sinh mới chỉ xét trên phương diện điều kiện đội ngũ giảng viên. Các yêu cầu về cơ sở vật chất, về diện tích sàn sẽ tiếp tục được kiểm tra trong thời gian tới với các chương trình đào tạo sau ĐH. Chậm nhất đến ngày 31/12/2014, nếu các nguyên nhân dẫn đến việc đình chỉ tuyển sinh của chuyên ngành được khắc phục, cơ sở đào tạo báo cáo Bộ GD-ĐT để được xem xét cho phép tuyển sinh trở lại. Sau ngày 31/12/2014, Bộ GD-ĐT sẽ thu hồi Quyết định cho phép đào tạo của các chuyên ngành chưa khắc phục được các nguyên nhân bị đình chỉ và không báo cáo về Bộ GD-ĐT.
Để đảm bảo quyền lợi cho học viên, ông Bùi Anh Tuấn khẳng định: "Đối với các học viên đã trúng tuyển và đang học tập ở các chuyên ngành này, cơ sở đào tạo tiếp tục thực hiện đào tạo theo quy định tại Quy chế đào tạo trình độ thạc sĩ hiện hành".
S.H
Theo dân trí
Đào tạo 8.000 thạc sĩ, tiến sĩ cho miền Trung-Tây Nguyên Ngày 19.12, UBND TP.Đà Nẵng đã công bố đề án Quy hoạch phát triển nhân lực thành phố đến năm 2020. Theo đó, đến 2015, đảm bảo đủ nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển KT-XH thành phố, trong đó có 55% lao động qua đào tạo (19% có trình độ đại học, 2% có trình độ thạc sỹ trở lên...). Đào...