Tập trung nâng cao năng lực, chuyên môn, nghiệp vụ cho cán bộ tư pháp cơ sở
(PLO) – Từ năm 2009 đến năm 2012, năm trường Trung cấp Luật thuộc Bộ Tư pháp lần lượt ra đời, đánh dấu một bước chuyển quan trọng trong công tác đào tạo nguồn nhân lực cán bộ làm công tác pháp luật.
Đến nay, chỉ sau 5 năm đi vào hoạt động, những cái tên: Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột, Trung cấp Luật Vị Thanh, Trung cấp Luật Thái Nguyên, Trung cấp Luật Đồng Hới và Trung cấp Luật Tây Bắc đã trở thành những địa chỉ tin cậy và quen thuộc với các cơ quan chức năng và với nhân dân các địa phương trên cả nước.
Chuyển mình để đáp ứng yêu cầu đổi mới
Trước yêu cầu của thời kỳ đổi mới đất nước, xây dựng Nhà nước pháp quyền và hội nhập kinh tế quốc tế, nhu cầu xây dựng đội ngũ cán bộ công chức đủ về số lượng và đáp ứng yêu cầu về chất lượng, có trình độ hiểu biết pháp luật và thành thạo kỹ năng nghề nghiệp theo từng chức trách đảm nhiệm rất cấp thiết.
Đối với ngành Tư pháp, việc đào tạo, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tư pháp nói chung, đặc biệt là công chức tư pháp cơ sở được coi là một trong những nhiệm vụ quan trọng.
Nghị quyết số 48-NQ/TW ngày 24/5/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược xây dựng và hoàn thiện hệ thống pháp luật Việt Nam đến năm 2010, định hướng đến 2020 và Nghị quyết số 49-NQ/TW ngày 2/6/2005 của Bộ Chính trị về Chiến lược cải cách tư pháp tới năm 2020 đã xác định rõ: “đảm bảo số lượng và chất lượng nguồn nhân lực cán bộ làm công tác pháp luật… đổi mới công tác đào tạo các chức danh tư pháp đáp ứng yêu cầu sử dụng, luân chuyển các chức danh tư pháp” và “xây dựng đội ngũ cán bộ tư pháp, bổ trợ tư pháp, nhất là cán bộ có chức danh tư pháp theo hướng nâng cao và cụ thể hoá tiêu chuẩn về chính trị, phẩm chất đạo đức, chuyên môn nghiệp vụ và kinh nghiệm, kiến thức xã hội đối với từng loại cán bộ”.
Căn cứ chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đào tạo cán bộ, công chức cơ sở có trình độ trung cấp và để đáp ứng yêu cầu nhân lực của ngành Tư pháp, trong giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2012, Bộ Tư pháp đã thành lập hệ thống các Trường Trung cấp Luật gồm 05 Trường đặt tại 05 khu vực trên toàn quốc.
Năm 2009, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột ra đời. Năm 2010, Trường Trung cấp Luật Vị Thanh, tỉnh Hậu Giang được thành lập theo Quyết định của Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Một năm sau, năm 2011, Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên được thành lập trong sự kỳ vọng của nhân dân các tỉnh trong khu vực. Năm 2012, hai trường Trung cấp Luật là Trung cấp Luật Đồng Hới, tỉnh Quảng Bình và Trường Trung cấp Luật Tây Bắc, tỉnh Sơn La chính thức đi vào hoạt động, nâng tổng số trường trung cấp luật thuộc Bộ Tư pháp lên thành 5 trường, đóng trên 5 địa bàn trọng điểm của đất nước.
Video đang HOT
Không ngừng khẳng định uy tín, chất lượng
Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tư pháp cho biết, thực hiện chức năng đào tạo của Nhà trường, từ khi thành lập, các Trường Trung cấp Luật đã tiến hành đăng ký chỉ tiêu tuyển sinh và tổ chức tuyển sinh các khóa theo đúng quy định. Thực hiện quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo đối với học sinh tuyển mới, các Trường đều tổ chức phổ biến quy chế đào tạo, chương trình đào tạo, thu chi học phí, các quy định về bảo đảm chất lượng đào tạo của Nhà trường tại những buổi học chính trị đầu khóa, phát tài liệu công khai chương trình đào tạo, danh sách trích ngang của giảng viên và các điều kiện bảo đảm công tác đào tạo của Nhà trường.
Tháng 6 hàng năm, các Trường thực hiện niêm yết công khai các quy định về cam kết bảo đảm chế độ đào tạo, điều kiện bảo đảm chất lượng đào tạo, học phí và các khoản thu của Nhà trường tại Trụ sở Nhà trường để học sinh và phụ huynh xem xét.
Ngoài các hình thức tuyển sinh đào tạo chính quy, các Trường Trung cấp Luật đã mở rộng và đa dạng với hình thức liên kết tuyển sinh đào tạo theo địa chỉ tại các tỉnh. Bên cạnh đó, mặc dù mới thành lập nhưng các tổ chức chính trị – xã hội tại các Trường đã cơ bản được hoàn thiện.
Vượt qua nhiều khó khăn, thử thách trong những ngày mới thành lập như khó khăn về nguồn tuyển sinh, cơ sở vật chất…, những nỗ lực của các Trường đã và đang được Bộ, ngành Tư pháp và xã hội ghi nhận, đánh dấu một chủ trương đúng đắn của Đảng, Nhà nước về đào tạo nguồn nhân lực cán bộ làm công tác pháp luật thạo việc cho cơ sở.
Đến nay, Trường Trung cấp Luật Buôn Ma Thuột đã tuyển sinh và đào tạo được 07 khóa với 2.058 học sinh và đã có 1.051 học sinh tốt nghiệp ra trường. Trường Trung cấp Luật Vị Thanh đã tuyển sinh và đào tạo được 04 khóa với 914 học sinh nhập học. Trường Trung cấp Luật Thái Nguyên đã tuyển sinh và đào tạo được 04 khóa với trên 2.200 học sinh nhập học và gần 1.500 học sinh tốt nghiệp. Trường Trung cấp Luật Đồng Hới đã tuyển sinh và đào tạo được 4 khóa với trên 500 học sinh (trong đó có 138 học sinh đã tốt nghiệp). Trường Trung cấp Luật Tây Bắc đang tiến hành công tác tuyển sinh và đào tạo gần 913 học sinh.
Theo PLO
Trẻ sơ sinh bị "trào ruột khỏi bụng' chết bất thường: Bộ Y tế yêu cầu Cần Thơ giải trình
Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế Cần Thơ cần lập Hội đồng chuyên môn, đánh giá trường hợp cháu con của anh Tú - chị Hiền chết bất thường ngay sau khi sinh.
Liên quan đến trường hợp một cháu bé sơ sinh tử vong bất thường tại bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ, mới đây nhất, Bộ Y tế vừa có văn bản yêu cầu Sở Y tế TP Cần Thơ cần có văn bản giải trình về vụ việc này.
Trong khi chờ đợi các cơ quan chức năng kết luận chính thức về vụ việc, Bộ Y tế yêu cầu Sở Y tế TP Cần Thơ cần lập hội đồng đánh giá chuyên môn, đưa ra cái nhìn khách quan, chính xác về vụ việc này, nhằm trả lời thỏa đáng cho người thân nạn nhân, công luận. Bộ Y tế yêu cầu văn bản trả lời cần có trước ngày 30/7 sắp tới.
Trước đó, anh Bùi Minh Tú và sản phụ Nguyễn Thị Kim Hiền (21 tuổi, ngụ tại thị trấn Thốt Nốt, quận Thốt Nốt, TP Cần Thơ) có đơn gửi tới Sở Y tế, Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ yêu cầu cần làm rõ về cái chết của con trai mình.
Thông tin ban đầu cho biết, chị Hiền được người thân đưa vào bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt lúc 10h sáng ngày 15/7, do có các dấu hiệu đau bụng sinh. Đến 20h40 cùng ngày, sản phụ Hiền hạ sinh một cháu trai, nhưng các y bác sĩ đã phát hiện vùng sát chân rốn bên trái của bé có vết hở thành bụng tự nhiên dài 3cm, một khối ruột nhỏ thoát vị ra ngoài.
Các bác sĩ thuộc bệnh viện đa khoa Thốt Nốt khi đó đã chẩn đoán cháu bé bị thoát vị rốn bẩm sinh, nên đã được chuyển viện lên Bệnh viện Nhi đồng TP Cần Thơ. Sau khi được các y bác sĩ sơ cứu, cháu bé đã được chuyển ngay lên tuyến trên ngay trong buổi tối cùng ngày.
Lúc 7h sáng ngày 16/7, bé trai bị suy hô hấp, suy tuần hoàn nặng, và đã tử vong lúc 10h30 sáng cùng ngày.
Cháu trai sơ sinh xấu số trên FB của sản phụ Hiền (ảnh: CTV)
Phía Bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt kết luận, cháu trai con của chị Hiền bị chứng "thoát vị rốn bẩm sinh", còn hội đồng chuyên môn của Sở Y tế TP Cần Thơ lại cho rằng, cháu bé trai này bị "thoát vị thành bụng bẩm sinh".
BS Lê Văn Lóng - Giám đốc Bệnh viện đa khoa quận Thốt Nốt giải thích: Thoát vị rốn bẩm sinh là bệnh lý rất hiếm gặp, với tỷ lệ 1/5.000 và 1/10.000, nên Bệnh viện cũng không đủ khả năng để can thiệp, mà phải những Bệnh viện lớn, tuyến trên như Bệnh viện Nhi Đồng ở TP.HCM mới có khả năng thực hiện được.
Thế nhưng, phía gia đình chị Hiền đã không đồng ý với các kết luận này của các cơ quan có chuyên môn. Bởi lẽ, theo chị Hiền và người thân, trong suốt quá trình mang thai, chị Hiền đã thực hiện việc siêu âm thai đầy đủ khi ở Hàn Quốc (trước đây), Việt Nam (bây giờ). Các kết quả siêu âm nhận thấy thai nhi phát triển hoàn toàn bình thường, không phát hiện ra bất cứ một dị tật nào.
Anh Bùi Minh Tú (39 tuổi), cha của cháu trai đã tử vong bức xúc nói: Khi chuyển cháu xuống Bệnh viện Nhi đồng Cần Thơ, nhận thấy tình trạng con trai mình có nhiều dấu hiệu không ổn, gia đình muốn chuyển cháu lên TP.HCM, nhưng năn nỉ hoài, Bệnh viện cứ bắt chờ đợi hết lúc này...đến lúc khác, mà chờ mãi vẫn không thấy, dù đã gọi điện thoại cầu cứu khắp nơi.
Cũng theo anh Tú, mong muốn của gia đình lúc này là cần phải làm rõ việc vì sao gia đình bệnh nhân xin chuyển viện lên tuyến trên, khi cháu bé còn khỏe mạnh, nhưng các bác sĩ lại không cho.
Chất lượng Việt Nam sẽ tiếp tục thông tin vụ việc nghiêm trọng này, sau khi có ý kiến chính thức từ phía các cơ quan chức năng của TP Cần Thơ.
Hà Trang
Theo_Vietq
Sát hạch công chức ở Hà Nội: Nhiều câu hỏi cần lời giải đáp Trong thông báo số 570/HĐKTSH-SVN của Hội đồng kiểm tra sát hạch cho biết số thí sinh có thời gian công tác trên 5 năm là 77 người. Tuy nhiên trong bản đính kèm thông báo này, con số này là 80 người, và cuối cùng trả kết quả sát hạch lại có đến 83 người! Như Dân trí đã đưa tin trước...