Tập thể thao làm tăng hiệu quả của vắc-xin COVID-19
Theo một nghiên cứu gần đây, hoạt động thể chất thường xuyên không chỉ giúp tăng cường khả năng phòng vệ tự nhiên mà còn làm cho vắc-xin ngừa COVID-19 hiệu quả hơn.
Trong thời điểm xảy ra đại dịch COVID-19, việc tăng cường hệ thống miễn dịch là điều cần thiết. Theo báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tập thể dục có thể ngăn ngừa hoặc kiểm soát các tình trạng như bệnh tim mạch, ung thư và đái tháo đường. Rõ ràng, hoạt động thể chất là một cách tuyệt vời để bảo vệ chống lại các bệnh lý mạn tính. Thể thao cũng là yếu tố cần thiết trong cuộc chiến chống lại COVID-19.
Trong nghiên cứu được công bố trên tạp chí Sports Medicine vào ngày 20 tháng 4, các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng chơi thể thao sẽ vừa tăng cường hệ thống miễn dịch vừa tăng hiệu quả của việc tiêm phòng vắc-xin.
Những kết quả này bổ sung cho các kết quả của một nghiên cứu khác đã được công bố trên Tạp chí Y học Thể thao Anh vào ngày 13 tháng 4 vừa qua. Nghiên cứu này cho thấy rằng việc không hoạt động thể chất có liên quan đến nguy cơ cao phát triển một dạng nghiêm trọng của COVID-19.
Tập thể thao làm tăng hiệu quả của vắc xin COVID-19.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng những người bị mắc COVID-19 với tiền sử thường xuyên không luyện tập có nhiều khả năng phải nhập viện, nhập viện chăm sóc đặc biệt và tử vong vì tình trạng này hơn những bệnh nhân thường xuyên hoạt động thể chất.
Các tác giả của nghiên cứu kết luận: “Việc tuân thủ các khuyến nghị về hoạt động thể chất có liên quan chặt chẽ đến việc giảm nguy cơ các dạng nghiêm trọng liên quan đến COVID-19 ở người lớn bị nhiễm bệnh. Chúng tôi khuyến cáo các tổ chức sức khỏe cộng đồng nên ưu tiên hàng đầu cho việc khuyến khích hoạt động thể chất gắn liền với việc chăm sóc y tế thông thường”.
Khám sức khỏe định kỳ cho trẻ em- Việc nên làm
Để nâng cao chất lượng cuộc sống, việc khám, phát hiện và điều trị các bệnh lý ở giai đoạn sớm góp một phần không nhỏ. Khám sức khỏe định kỳ là một phần quan trọng để đảm bảo trẻ em được phát triển khỏe mạnh, hạnh phúc và được tiêm chủng đầy đủ.
Khám sức khỏe định kỳ nên được tiến hành thường xuyên, ít nhất mỗi năm 1 lần đặc biệt là những trẻ có tiền sử bệnh lý. Đây cũng có thể là thời điểm tốt để bác sĩ đánh giá và giải đáp thắc mắc của cha mẹ, người chăm sóc về các vấn đề sức khỏe của trẻ, và thảo luận về những sự thay đổi, bất thường mà trẻ gặp phải.
Lợi ích của khám sức khỏe định kỳ
Video đang HOT
Theo dõi sự tăng trưởng và phát triển của trẻ về thể chất và tinh thần
Kiểm tra, phát hiện những bệnh lý có thể điều trị sớm
Xác định những bất thường có thể trở thành vấn đề y tế trong tương lai
Tiêm chủng những mũi cần thiết
Giải đáp các vấn đề bạn đang băn khoăn về sức khỏe của trẻ
Bác sĩ sẽ khám bệnh cho con như thế nào?
Trong quá trình thăm khám cho trẻ, bác sĩ sẽ hỏi bạn các câu hỏi về tiền sử y khoa, bao gồm tiền sử dị ứng, phẫu thuật, các dấu hiệu và triệu chứng trẻ có. Bác sĩ cũng sẽ hỏi bạn về chế độ ăn, sinh hoạt và hoạt động thể chất thường ngày của trẻ.
Bác sĩ sẽ bắt đầu đánh giá sự tăng trưởng và phát triển và khám toàn diện các cơ quan của trẻ.
Trong quá trình khám, bác sĩ có thể giải đáp các băn khoăn của bố mẹ về sức khỏe của trẻ
Những xét nghiệm cần thiết khi khám sức khỏe định kỳ cho trẻ
Một số xét nghiệm có thể được bác sĩ chỉ định trong quá trình tiến hành kiếm tra sức khỏe thường quy. Phụ thuộc vào tuổi, tình trạng sức khỏe, tiền sử bệnh tật mà bác sĩ có thể chỉ định thêm những xét nghiệm khác nhau.
Siêu âm bụng: Đánh giá các bất thường về hình thái của các cơ quan trong hệ tiêu hóa, tiết niệu như giãn đài bể thận, sỏi tiết niệu, các hạch mạc treo ổ bụng, gan nhiễm mỡ...
Tổng phân tích nước tiểu: Là một xét nghiệm đơn giản, rẻ tiền, giúp sàng lọc sớm một số bệnh lý có thể gặp ở trẻ như nhiễm khuẩn tiết niệu, đái tháo đường, các bệnh lý thận, tiết niệu...
Công thức máu: Giúp phát hiện tình trạng thiếu máu, các bệnh lý bẩm sinh liên quan đến màng hồng cầu, hemoglobin. Ngoài ra nó giúp phát hiện các rối loạn khác như giảm tiểu cầu, tăng hoặc giảm bạch cầu trong bệnh lý nhiễm trùng, giun sán, và bệnh lý tủy xương
Ure, creatinin: Đánh giá chức năng thận. Phần lớn trẻ mắc suy thận trong giai đoạn đầu không có sự thay đổi trên lâm sàng, trẻ vẫn chơi và sinh hoạt bình thường và chỉ được đánh giá dựa trên xét nghiệm.
GOT, GPT: Là các enzym có trong nhiều loại tế bào trong cơ thể. Xét nghiệm 2 enzym này giúp đánh giá tình trạng hủy hoại tế bào, đặc biệt là tế bào gan.
Glucose: Xét nghiệm Glucose đánh giá đường máu, giá trị Glucose tăng lên sau khi ăn, vì vậy trẻ nên được nhịn ăn trước khi làm xét nghiệm.
Calci, Calci ion: Đánh giá nồng độ calci trong máu
Phosphatase kiềm (ALP): Là một xét nghiệm gián tiếp đánh giá sơm tình trạng còi xương thiếu vitaminD ở trẻ.
Sắt: Sắt là một thành phần cấu tạo nên hồng cầu, ở bệnh nhân thiếu sắt sẽ dẫn tới thiếu máu, trẻ có thể kém chơi, mệt mỏi
Ngoài ra trẻ có thể được đánh giá thêm các thông số như Cholesterol, Triglycerid, HbsAg...
Liệu có nguy cơ gì khi khám sức khỏe định kỳ?
Phần lớn các thăm khám lâm sàng và xét nghiệm không có yếu tố nguy cơ. Một số có thể gây khó chịu nhẹ và đau như khi tiến hành lấy máu xét nghiệm. Một tỉ lệ nhỏ có thể xuất hiện bầm tím sau khi lấy máu, tuy nhiên mảng bầm tím thường tự hết sau vài ngày.
Chuẩn bị những gì cho trẻ trước khi đi khám?
Chuẩn bị trước khi khám sức khỏe có thể giúp cho quá trình thăm khám đạt được hiệu quả tốt nhất. Bạn cần chuẩn bị:
Danh sách những thuốc trẻ đang sử dụng, bao gồm các thuốc không kê đơn và thực phẩm chức năng
Ghi nhớ những dấu hiệu bất thường ở trẻ
Cầm theo kết quả các xét nghiệm gần đây
Ghi nhớ tiền sử dùng thuốc và phẫu thuật
Ghi chú các vấn đề sức khỏe của trẻ mà bạn đang băn khoăn.
Giảm mỡ đùi: Đây là những gì bạn nên làm hằng ngày Giống như bụng, đùi cũng được biết đến với xu hướng tích tụ chất béo và có thể là một vấn đề nghiêm trọng. Những bài tập squat giúp đùi săn chắc - SHUTTERSTOCK Bên cạnh việc tuân theo một chế độ ăn uống lành mạnh và nhất quán, thực hiện các bài tập và hoạt động thể chất thường xuyên có thể...