Tập thể dục không hiệu quả với người trầm cảm
Một nghiên cứu đăng tải trên tạp chí Y học Anh cho thấy đưa hoạt động thể chất vào hoạt động chăm sóc can thiệp không giúp làm giảm triệu chứng trầm cảm so với các hoạt động chăm sóc thông thường.
Điều này tương phản với những hướng dẫn y tế hiện tại rằng tập luyện sẽ hỗ trợ cho những người đang có vấn đề về tâm thần.
Để đưa ra kết luận này, các nhà nghiên cứu đã chọn 361 bệnh nhân tuổi từ 18 – 69 và mới được chẩn đoán là trầm cảm. Họ được chia thành 2 nhóm với một nhóm sẽ thêm phần luyện tập trong gói chăm sóc và nhóm còn lại sẽ chỉ có chăm sóc thông thường với thời gian kéo dài là 12 tháng để xem liệu có bất kỳ sự thay đổi nào trong các triệu chứng của bệnh.
Kết quả nghiên cứu cho thấy các bài tập hoàn toàn không làm giảm bớt các triệu chứng trầm cảm so với quá trình chăm sóc, điều trị thông thường mà nó chỉ làm tăng mức độ hoạt động thể lực.
Melanie Chalder, ĐH Xã hội và Y Tế Cộng Đồng Bristol, cho biết: “Nhiều nghiên cứu đã chỉ rõ tác động tích cực của luyện tập đối với những người bị chứng trầm cảm nhưng các bằng chứng của chúng tôi lại cho thấy những biểu hiện của trầm cảm không hề giảm ở những người này.
Tuy nhiên, điều quan trọng đáng lưu ý là sự gia tăng các hoạt động thể lực luôn có lợi với những người có các bệnh như béo phì, tiểu đường, tim mạch và tất nhiên, những bệnh này cũng có ảnh hưởng đối với người bị trầm cảm”.
John Campbell, chuyên gia về thực hành và chăm sóc ban đầu của trường cao đẳng Y và Nha khoa Peninsula, cho biết: “Nhiều bệnh nhân bị trầm cảm thường không thích uống các loại thuốc chống trầm cảm truyền thống, thay vào đó họ thích các dạng liệu pháp thay thế thuốc điều trị.
Luyện tập và vận động luôn hứa hẹn như một phương pháp điều trị hiệu quả nhưng cần hết sức thận trọng bởi nghiên cứu mới nhất này cho thấy luyện tập không hiệu quả với người trầm cảm”.
Đây là nghiên cứu có quy mô lớn đầu tiên về các hiệu ứng của tập luyện đối với trầm cảm.Hầu hết các bằng chứng trước đó cho thấy hiệu quả tích cực của tập luyện trong điều trị trầm cảm nhưng đều là các nghiên cứu nhỏ.
Video đang HOT
Nghiên cứu được thực hiện bởi nhóm nghiên cứu đến từ ĐH Bristol, Exeter và cao đẳng Y và Nha khoa Peninsula. Nghiên cứu được tài trợ như bởi Viện Quốc gia về Nghiên cứu Sức khỏe (NIHR), chương trình Đánh giá Y tế (HTA) với sự hỗ trợ từ Bộ Y tế Anh và các quỹ ủy thác chăm sóc địa phương.
Nhân Hà
Theo Dân trí
Những bệnh mẹ di truyền cho con gái
Nếu mẹ của bạn có một trong những bệnh sau thì bạn cũng nên chú ý và tìm cách phòng tránh bệnh cho phù hợp nhé.
1.Ung thư vúTrong những người mắc bệnh ung thư vú, có ít nhất 10% là do di truyền. Nếu mẹ hoặc chị em gái bên ngoại có người mắc bệnh này thì "cơ hội" di truyền lại cho con cái cao gấp 2 - 3 lần so với nam giới cũng mắc bệnh này.
Cách phòng tránh: Luyện tập thể thao đều đặn, không uống rượu, ăn những thực phẩm ít chất béo, nhiều chất xơ.
Sau 30 tuổi nên kiểm tra ngực mỗi năm một lần.
Nếu mẹ của bạn đã từng "bộc phát" đau tim trước 65 tuổi thì khả năng bạn bị bệnh tim trong tương lai sẽ tăng lên.Cách phòng tránh: Luôn giữ cho cơ thể "mảnh mai", không được "phát phì", thường xuyên luyện tập thể dục thể thao, không uống rượu, hạn chế dung nạp những thực phẩm có nhiều chất béo.
Sau 35 tuổi bạn nên thường xuyên kiểm tra lượng cholesterol và đo huyết áp.
3.Béo phì
Những người mẹ bị bệnh béo phì thì chỉ số di truyền bệnh này sang cho con cái là 25 -40%.
Cách phòng tránh: Khống chế dung nạp những đồ ăn ngọt và dầu mỡ, luyện tập thể thao thường xuyên và đều đặn.
Hình minh họa
4.Bệnh tiểu đường
Đây là bệnh thường gặp ở phụ nữ, bệnh này thường phát sinh ở phụ nữ ngoài 40 tuổi. Theo nghiên cứu trước đây chỉ rõ, có 20 - 40% con cái "thừa hưởng" căn bệnh này từ người mẹ.
Cách phòng tránh: Kiên trì luyện tập thể thao, giữ cho có thể mạnh khoẻ, không quá gầy và cũng không quá béo.
Sau 45 tuổi, cứ 3 năm nên làm xét nghiệm về bệnh tiểu đường.
5.Sinh nở khó
Các nghiên cứu cho thấy nếu bị cao huyết áp và giãn tĩnh mạch khi mang thai thì con cái sau này cũng có thể bị.
Cách phòng tránh: Cách tốt nhất để giảm bớt tình trạng giãn tĩnh mạch là giữ cho cơ thể luôn ở trong trạng thái "cân bằng" không béo không gầy.
6.Mãn kinh sớm
Độ tuổi mãn kinh của bạn cũng sẽ giống mẹ bạn bởi yếu tố này mang tính thừa hưởng Khi cô ấy ra đời thì đã được "quyết định" rõ ràng, "quyết định" này đến từ nhân tố di truyền từ mẹ.
Cách phòng tránh: Nếu hút thuốc sẽ làm tình trạng mãn kinh sớm trước 2 - 3 năm.
7.Loãng xương
Nếu mẹ bạn bị loãng xương thì khả năng bạn mắc chứng bệnh này là rất lớn.
Cách phòng tránh: Cần bổ sung nhiều vitamin D và canxi bằng cách ăn uống các thực phẩm giàu canxi, tập luyện, không uống rượu, không hút thuốc. Thường xuyên kiểm tra mật độ xương sau khi mãn kinh.
8.Chứng trầm cảm
Một người phụ nữ có 10% khả năng lây từ mẹ tâm trạng không ổn định.
Cách phòng tránh: Luôn chú ý tới tâm trạng, nếu thấy mình đột nhiên bị kích động, khóc lóc... thì nên đi khám bác sỹ tâm lý.
Viet Bao.vn (Theo Dantri)
7 bệnh tấn công vào mùa đông Đối với một số người, mùa đông không chỉ đem lại không khí lạnh giá và những trở ngại thời tiết khi đi ra ngoài. Mùa đông cũng đem đến một số vấn đề sức khỏe bao gồm cả chứng trầm cảm và những cơn đau tim. Sau đây là 7 bệnh thường tấn công vào nửa sau bán cầu não trong mùa...