Chưa xác định được nguyên nhân sản phụ tử vong sau 2 lần mổ
Sáng 6/5, trao đổi với Báo Dân Trí, Bác sĩ Lâm Quang Chứng, người phát ngôn của Sở Y tế tỉnh Khánh Hòa cho biết như vậy. Theo BS Chứng vì chưa xác định được lỗi nguyên nhân do đâu.
Anh Dương (chồng sản phụ Hảo) và con trai 8 tuổi bên bàn thờ chị Hảo.
Theo BS Lâm Quang Chứng, vụ việc bước đầu sẽ do phíaBV Đa khoa khu vực TP Cam Ranh giải quyết. Nếu không giải quyết được thì Sở Y tế sẽ vào cuộc. Hiện Sở đã chỉ đạo BV Đa khoa khu vực TP Cam Ranh thành lập Hội đồng y khoa để đánh giá và xác định nguyên nhân cái chết của sản phụ này đúng theo quy định của pháp luật, bác sĩ Chứng nói.
Trước đó, anh Trần Hải Dương (34 tuổi, chồng chị Hảo, trú TP. Cam Ranh) gửi đơn khiếu nại đến các cơ quan chức năng về việc vợ anh là chị Nguyễn Thị Hảo (33 tuổi) đã trút hơi thở cuối cùng tại BV Đa khoa tỉnh Khánh Hòa lúc 0h10 sáng 5/6 do sự tắc trách của bệnh viện trong khi vợ anh sinh.
Theo đơn, chị Hảo nhập viện tại BV Đa khoa khu vực TP Cam Ranh sáng 31/5. Các bác sĩ khám và cho biết sức khỏe mẹ và thai nhi đều tốt, chỉ định mổ đẻ chủ động. 14h chiều 1/6, chị Hảo lên bàn mổ. BS Trần Lê Quốc Sơn, phó khoa phụ sản phụ trách kíp mổ. Kết quả cháu bé sinh khỏe mạnh.
Video đang HOT
17h cùng ngày, chị Hảo chảy máu nhiều ở vết mổ, tụt huyết áp, chân tay lạnh, bầm tím. 22h cùng ngày, mổ lại lần 2. BS Lê Quang Vinh, phó giám đốc bệnh viện phụ trách kíp mổ, huy động người nhà tiếp 3 đơn vị máu, nhưng máu vẫn chảy nhiều. 2h sáng 2/6, tiếp tục truyền máu, chị Hảo đã rất yếu, phải thở oxy, sốt cao.
Đến 17h ngày 2/6, chị Hảo sốt rất cao, bụng trướng lớn, hôn mê. Khi được chuyển lên BV tỉnh ở TP Nha Trang (cách TP Cam Ranh 60km), dù bệnh viện đã cố cứu chữa nhưng chị Hảo không qua khỏi. Giấy báo tử đề nguyên nhân chết: “Choáng nhiễm trùng từ phổi, suy đa tạng, rối loạn đông máu, hậu phẫu mổ lấy thai”.
Khi lãnh đạo khoa phụ sản BV tỉnh Khánh Hòa cho biết chị Hảo chết do lỗi của BV Cam Ranh (chuyển tuyến trên đã quá muộn, tiên lượng quá xấu, hội chẩn không thể qua khỏi), gia đình sản phụ đã yêu cầu Bệnh viện Cam Ranh phải trả lời cho gia đình tại sao: Mẹ khỏe, thai nhi khỏe, sau khi mổ (mổ 2 lần cách nhau khoảng 12 tiếng), rồi nhiễm trùng dẫn tới tử vong Xác định trách nhiệm của bác sĩ thực hiện ca mổ…
Làm việc với bác sĩ Nguyễn Hồng Quang, Giám đốc và bác sĩ Lê Quang Vinh, Phó GĐ Bệnh viện Cam Ranh xác nhận: sản phụ khi nhập viện, mẹ và thai nhi khỏe, các kết quả xét nghiệm đều bình thường, tiền sử sản khoa đã mổ sinh, cách đây 8 năm. Tuy nhiên khoảng hơn 10 tiếng sau khi mổ, sản phụ bị chảy máu trong. Các bác sĩ quyết định phải mổ lại, làm vệ sinh khoang bụng (do chảy máu trong gây phình bụng), kiểm tra vết khâu. Kết quả vết khâu tốt, khi xét nghiệm lại máu đã phát hiện “rối loạn đông máu”, nên đã thực hiện thắt động mạch để cầm máu.
Theo ông Quang và ông Vinh, trong quá trình mổ, y bác sĩ chăm sóc sản phụ thực hiện đúng quy chế, y lệnh và tận tình, dùng đúng thuốc đúng liều, làm hết trách nhiệm của người thầy thuốc. Việc sản phụ tử vong “chúng tôi không hối hận, mà xin chia sẻ sự ân hận với gia đình…
Còn theo một bác sĩ có kinh nghiệm công tác tại Khoa sản BVĐK tỉnh Khánh Hòa, khi phát hiện rối loạn đông máu, việc thắt động mạch là chưa đủ, mà cần cắt tử cung mới giải quyết được vấn đề vì sản phụ đã sinh 2 con.
Trịnh Anh
Theo Dân trí
Trẻ sinh mổ tăng nguy cơ mắc béo phì
Các nhà khoa học Mỹ khẳng định trẻ sinh mổ có nguy cơ bị béo phì gấp 2 lần trẻ sinh thường.
Các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu 1225 cặp mẹ và bé nhập viện tại Boston trong vòng hơn 3 năm. Trong đó, số trẻ bị béo phì do sinh mổ chiếm 16%, trẻ béo phì do sinh thường chưa đến một nửa số trẻ sinh mổ, chỉ có khoảng 7%.
Trẻ sinh mổ có nguy cơ mắc bệnh béo phì gấp đôi trẻ sinh thường. (Ảnh minh họa)
Nghiên cứu cũng được các nhà khoa học khẳng định trên tạp chí The Archives of Disease in Childhood. Thông tin trên tạp chí cho thấy trẻ sinh mổ bị vi khuẩn có hại xâm nhập vào cơ thể nhiều hơn trẻ sinh thường. Trẻ sinh mổ có bộ máy tiêu hóa kém, cơ thể đốt cháy calo ít hơn nhưng lại tích trữ chất béo nhiều hơn.
Đó là những nguy cơ mà trẻ có thể mắc phải đã được các nhà khoa học cảnh báo. Vì vây, thai phụ có thể tránh việc sinh mổ nếu như vẫn có thể sinh thường. Tuy nhiên, mổ đẻ lại rất tốt cho những sản phụ bị béo phì, tránh tai biến sản khoa rình rập cho cả mẹ và con.
Phụ nữ mang thai nên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn sinh mổ hay sinh thường. (Ảnh minh họa)
Vì vậy, các nhà nghiên cứu khuyên phụ nữ mang thai nên thường xuyên gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn lựa chọn hình thức sinh mổ hay sinh thường, tránh những bất lợi cho cả trẻ sơ sinh mà người mẹ.
ThuTT
Theo Khampha
Mổ đẻ: Rạch mẹ, cắt nhầm phải con "Khi mổ đẻ, cắt nhầm vào trẻ là tai nạn nghề nghiệp. Những bác sĩ từng mổ đẻ nhiều mà chưa phải chứng kiến tai nạn kiểu này đã là may mắn". Điều đáng sợ là đó không phải tai nạn duy nhất có thể xảy ra với em bé do sự bất cẩn của bác sĩ sản khoa. Những em bé mang...