Tập thể dục có tác dụng gì với người bị sỏi mật?
Ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý và đầy đủ, việc kết hợp các phương pháp không dùng thuốc như tập luyện và massage mang lại nhiều lợi ích cho người bị sỏi mật.
1. Vai trò của tập luyện và massage với người sỏi mật
- Hỗ trợ tiêu hóa: Với người bệnh sỏi mật, tập thể dục thường xuyên có tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, giảm đau bụng, buồn nôn, đầy hơi, khó tiêu, tăng cường lưu thông dịch mật, giảm nguy cơ ứ trệ và hình thành sỏi.
- Duy trì cân nặng: Bên cạnh đó, tập luyện cũng duy trì cân nặng hợp lý, giảm nguy cơ béo phì, tăng cường sức khỏe hệ miễn dịch, nâng cao chất lượng cuộc sống của người bệnh.
- Giảm nguy cơ ứ trệ dịch và tạo sỏi: Massage tăng cường lưu thông máu, giảm co thắt cơ trơn ở túi mật và ống mật qua đó có thể hỗ trợ tiêu hóa, giảm nguy cơ ứ trệ dịch mật và hình thành sỏi, cải thiện tình trạng đau bụng, buồn nôn.
Ngoài ra, massage giúp thư giãn cơ, giảm căng thẳng và lo âu, từ đó cải thiện sức khỏe tinh thần và thể chất của người bệnh.
2. Bài tập tốt cho người bệnh sỏi mật
2.1 Dưỡng sinh
- Thư giãn
Tư thế: Nằm hoặc ngồi dựa thoải mái trên một ghế dựa
Cách thực hiện
Bước 1- Ức chế ngũ quan: Che mắt, tập ở nơi yên tĩnh, nếu trời nóng, mặc quần áo mỏng hoặc để quạt nhẹ; trời lạnh, đắp mền mỏng; xa nơi đang nấu ăn…
Bước 2: Tự nhủ thầm cho các cơ mềm ra, giãn ra từ từ, chắc chắn, từng nhóm cơ một, từ trên xuống dưới, toàn thân cảm thấy nặng và ấm.
Bước 3: Tập trung ý chí theo dõi hơi thở ra vào qua mũi tới phổi, khoảng 10 hơi thở, có thể đi vào giấc ngủ ngắn 15 – 30 phút.
Tập 2 lần/ngày. Tối thư giãn giúp dễ đi vào giấc ngủ.
Thư giãn giúp người bệnh sỏi mật dễ đi vào giấc ngủ.
- Thở bốn thời có kê mông và giơ chân
Tư thế: Nằm ngửa thẳng, kê một gối ở mông cao thấp tùy sức khoảng 5-8 cm, tay trái để trên bụng, tay phải để trên ngực. Việc kê gối ở mông làm cho trọng lượng của các cơ quan đè vào cơ hoành, do đó khi hít vào cơ hoành thở sẽ phải gắng sức hơn vì có trở ngại; đó là cách luyện cơ hoành.
Cách thực hiện
Thời 1: Hít vào đều, sâu, tối đa, ngực nở, bụng phình và căng cứng. Thời gian 4-6 giây (hít ngực bụng nở).
Thời 2: Giữ hơi, mở thanh quản bằng cách liên tục hít thêm, đồng thời giơ một chân dao động qua lại, cuối thời hai hạ chân xuống. Thời gian 4-6 giây (giữ hơi hít thêm). Giơ luân phiên từng chân cao khoảng 20 cm để luyện cơ bụng rắn chắc, đồng thời tăng tác dụng xoa bóp nội tạng ở thời giữ hơi.
Thời 3: Thở ra, tự nhiên thoải mái, không kềm, không thúc. Thời gian 4-6 giây (thở không kềm thúc).
Thời 4: Nghỉ, thư giãn, chân tay nặng ấm. Chuẩn bị trở lại thời 1. Thời gian 4-6 giây (nghỉ nặng ấm thân).
Tập 2-3 lần/ngày, mỗi lần 20 hơi thở
- Xoa tam tiêu
Tư thế: Ngồi thòng chân
Cách thực hiện
Xoa thượng tiêu: Hai bàn tay duỗi ra úp lên nhau và để trước ngực, hai cánh tay áp sát vào nách, xoa theo chiều kim đồng hồ 10-20 lần.
Xoa trung tiêu: Bàn tay phải nắm lại úp trên bụng, tay kia đè chụp lên. Xoa từ phải sang trái theo chiều kim đồng hồ 10-20 lần.
Vuốt bẹ sườn: Dùng ngón tay trỏ phải vuốt bẹ sườn bên trái và ngược lại 10-20 lần.
Xoa hạ tiêu: Xoa vùng dưới rốn, giống như xoa trung tiêu. Thở tự nhiên.
Tập 2-3 lần/ngày.
Video đang HOT
- Dang hai chân ra xa nghiêng mình
Tư thế: Đứng. Hai chân dang thật rộng, hai tay xuôi để trên hai bên đùi.
Cách thực hiện: Hai vai rút lên cao, hít vô tối đa, giữ hơi đồng thời dao động bằng cách nghiêng mình bên trái, tay bên trái vuốt chân từ trên xuống tận mắt cá ngoài, tay còn lại vuốt từ đùi lên đến nách, rồi nghiêng mình bên phải, dao động 2-6 cái, xong đứng thẳng thở ra triệt để. Làm từ 2-6 lần.
Tập 2-3 lần/ngày.
Tư thế chuẩn bị thực hiện bài tập dang hai chân ra xa nghiêng mình dành cho người mắc sỏi mật.
- Nằm ngửa khoanh tay ngồi dậy
Tư thế: Nằm ngửa
Cách thực hiện: Nằm ngửa, hai tay khoanh trước ngực, hít vô tối đa, cố gắng ngồi dậy, cúi đầu xuống hết sức ép bụng thở ra triệt để, làm như thế 1-3 hơi thở. Có thể nhờ một người giữ hai bàn chân để dễ ngồi dậy.
Tập 2-3 lần/ngày
2.2 Yoga
- Tư thế xác chết (Savasana)
Cách thực hiện: Nằm ngửa trên sàn, hai chân duỗi thẳng, hai tay duỗi thẳng hai bên. Nhắm mắt, thả lỏng toàn bộ cơ thể. Giữ nguyên tư thế trong 5-10 phút.
- Tư thế em bé (Balasana)
Cách thực hiện: ngồi thẳng, đặt mông lên phần gót chân. Giữ cho mu chân chạm sàn. Cúi gập người về phía trước, trán chạm sàn. Đưa tay về phía gót chân, mu bàn tay chạm sàn. Duy trì tư thế này trong 1 – 3 phút.
- Tư thế con mèo – bò (Marjaryasana – Bitilasana)
Cách thực hiện: Bắt đầu bằng tư thế bò, hai tay chống vuông góc với sàn, hai đầu gối chống vuông góc với hông. Hít vào, cong lưng lên, ngẩng đầu cao. Thở ra, hạ lưng xuống, gập đầu vào ngực. Lặp lại động tác 10-15 lần.
- Tư thế xoay người (Ardha Matsyendrasana)
Cách thực hiện: Ngồi duỗi thẳng chân, hai tay đặt bên hông. Gập chân phải, đặt bàn chân phải bên ngoài đùi trái. Gập chân trái, đặt bàn chân trái chạm dưới đùi phải. Vặn người sang trái, đặt tay trái lên đầu gối phải. Giữ nguyên tư thế trong 30-60 giây, sau đó đổi bên.
3. Các hoạt động thể chất khác tốt cho người mắc sỏi mật
Người bệnh sỏi mật có thể luyện tập một số hoạt động thể chất sau:
Đi bộ
Bơi lội
Thể dục nhịp điệu
Cầu lông
Cầu mây
4. Cách massage tốt cho người bệnh
Có nhiều cách khác nhau để massage cho người mắc sỏi mật. Dưới đây là một số kỹ thuật cơ bản:
Xoa bóp nhẹ nhàng vùng bụng theo chiều kim đồng hồ
Day ấn các huyệt có tác dụng giảm đau bụng, hỗ trợ hệ tiêu hóa như Trung quản, Kỳ môn, Chương môn, Can du, Đởm du, Nội quan, Túc tam lý với lực vừa phải, mỗi huyệt khoảng 1-2 phút.
Lưu ý
Nên massage khi người bệnh đã ăn no và nghỉ ngơi đầy đủ.
Đảm bảo phòng massage ấm áp, yên tĩnh và thoải mái.
Dùng dầu massage có nguồn gốc tự nhiên và không gây dị ứng.
Bắt đầu với những động tác nhẹ nhàng và tăng dần lực ấn theo thời gian.
Tránh massage ở các vùng da bị bầm tím, sưng tấy hoặc có vết thương hở.
5. Những lưu ý khi tập luyện
Thời điểm tập tốt nhất trong ngày
Thời điểm tập lý tưởng nhất cho người sỏi mật là vào buổi sáng sớm khi nhiệt độ cơ thể ở mức ổn định. Việc tập luyện vào buổi sáng sớm giúp cơ thể sản sinh ra các hormon endorphin, có tác dụng cải thiện tâm trạng, giảm căng thẳng và mệt mỏi để người tập bắt đầu một ngày mới với tinh thần sảng khoái và tràn đầy năng lượng.
Không nên tập quá gần giờ đi ngủ vì có thể gây ra khó ngủ.
Không tập khi cơ thể đang mệt mỏi, đói bụng hoặc sau khi ăn no
Khả năng tập trung và sức mạnh cơ bắp có thể giảm đi khi cơ thể đang mệt mỏi. Nếu tập luyện trong tình trạng này, nguy cơ chấn thương sẽ tăng cao và lợi ích của bài tập không được tận dụng tối đa.
Người tập có thể gặp vấn đề về năng lượng khi tập lúc bụng đói. Khi đó, việc tập luyện có thể làm giảm hiệu suất và tạo cảm giác mệt mỏi nhanh chóng.
Sau khi ăn, máu được tập trung đưa đến dạ dày và ruột, giúp cho quá trình tiêu hóa thức ăn. Tập thể dục ngay sau khi ăn no có thể làm cho dạ dày bị co thắt, gây cảm giác khó chịu hoặc buồn nôn.
Việc tập luyện thể lực tốt nhất nên được thực hiện ít nhất 1 – 2 giờ sau bữa ăn. Hãy đảm bảo cơ thể đang ở trong tình trạng năng lượng tốt. Nếu cảm thấy mệt mỏi hoặc đói bụng, hãy nghỉ ngơi và cân nhắc tập luyện sau khi cơ thể đã phục hồi và được cung cấp đủ năng lượng.
Cách tập luyện thể lực không gây hại sức khỏe
Cần lựa chọn các hoạt động phù hợp với sức khỏe và khả năng của bản thân.
Khởi động kỹ trước khi tập luyện, luôn bắt đầu từ từ, tập với cường độ thấp và tăng dần theo thời gian. Cần tránh các bài tập có tư thế xoắn mạnh, ép bụng hoặc gây áp lực lên vùng bụng. Các động tác yoga nên tập luyện theo sự hướng dẫn của giáo viên có kinh nghiệm để đảm bảo an toàn.
Cần dừng tập ngay nếu cảm thấy đau bụng hoặc khó chịu.
Uống đủ nước trước, trong và sau khi tập luyện.
Tránh tập luyện trong điều kiện thời tiết quá nóng hoặc quá lạnh.
Việc tập luyện luôn phải đi đôi với chế độ ăn, chế độ sinh hoạt hợp lý theo hướng dẫn của bác sĩ
Sỏi mật: Nguyên nhân, triệu chứng, điều trị và cách phòng ngừa
Sỏi mật là một trong nhiều bệnh lý thường gặp, bệnh phổ biến ở nữ giới và người cao tuổi.
Hiện nay, có khoảng 80% sỏi ở túi mật được hình thành do tăng nhanh nồng độ Cholesterol, 20% còn lại liên quan đến sự thay đổi bất thường của Bilirubin và các yếu tố khác.
1. Nguyên nhân của sỏi mật
Sỏi mật hình thành khi mật được lưu trữ trong túi mật bị cứng lại thành các mảnh vật chất rắn. Quá trình này do mật phải bão hòa với cholesterol. Điều này có thể xảy ra khi dư thừa cholesterol với lượng muối mật bình thường hoặc mức cholesterol bình thường với giảm số lượng muối mật.
Quá trình tạo mầm tinh thể cholesterol tăng tốc hoặc sự chuyển đổi nhanh chóng từ thể lỏng sang tinh thể. Điều này xảy ra khi có thừa yếu tố tạo mầm hoặc không có chất ức chế tạo mầm. Sự giảm vận động của túi mật, một tình trạng trong đó làm các tinh thể lưu lại trong túi mật đủ lâu để tạo thành sỏi.
Nguyên nhân thường gặp của sỏi mật là do rối loạn cholesterol. Các tác động gây tăng nồng độ cholesterol trong máu một cách bất thường và nhanh chóng. Với những người thực hiện biện pháp giảm cân nhanh chóng có thể khiến gan tạo ra nhiều cholesterol hơn bình thường, dẫn đến hình thành sỏi mật.
Tác dụng phụ của biện pháp tránh thai bằng thuốc là nguyên nhân làm tăng nồng độ cholesterol và dẫn đến nguy cơ tồn đọng mật ở túi dự trữ. Hay thói quen ăn uống nạp vào cơ thể số lượng lớn thực phẩm chứa hàm lượng cholesterol cao hay các chất béo động vật... dễ dẫn đến sỏi mật.
Ngoài ra, các yếu tố khác như: Nguy cơ lớn nhất gây bệnh là tình trạng béo phì dẫn đến việc làm rỗng túi mật gặp nhiều khó khăn. Thói quen ăn uống không điều độ dẫn đến tình trạng rối loạn điều tiết túi mật.
Phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ cao mắc bệnh do rối loạn nội tiết tố và giảm công suất làm việc của túi mật. Hoặc biến chứng từ bệnh lý khác như: đái tháo đường, thiếu máu tán huyết, xơ gan, thiếu máu hồng cầu hình liềm,...cũng có yếu tố nguy cơ mắc sỏi mật.
Thói quen ăn uống không điều độ dẫn đến tình trạng rối loạn điều tiết túi mật.
2. Các loại sỏi mật
Có hai loại sỏi mật đó là sỏi cholesterol và sỏi sắc tố. Cả hai loại đều có các yếu tố dịch tễ học và nguy cơ riêng biệt.
Sỏi cholesterol
Loại này chiếm 80% các loại sỏi mật, thường liên quan đến tình trạng tắc nghẽn và viêm nhiễm. Sỏi cholesterol có màu xanh vàng và chủ yếu được tạo thành từ cholesterol cứng. Phụ nữ và những người béo phì, có liên quan đến mật quá bão hòa với cholesterol thường dễ bị sỏi cholesterol.
Sỏi sắc tố
Sỏi sắc tố có hai loại sỏi đen và sỏi nâu.
Sỏi sắc tố đen: Được tạo thành từ canxi bilirubinate tinh khiết hoặc phức hợp của canxi, đồng và glycoprotein mucin. Những viên sỏi mật này thường hình thành trong tình trạng ứ trệ (ví dụ, dinh dưỡng qua đường tĩnh mạch) hoặc dư thừa bilirubin không liên hợp (ví dụ, tán huyết hoặc xơ gan). Sỏi sắc tố đen có nhiều khả năng vẫn còn trong túi mật.
Sỏi sắc tố nâu: Được tạo thành từ muối canxi của bilirubin không liên hợp với một lượng nhỏ cholesterol và protein. Những viên đá này hay nằm trong đường mật gây tắc nghẽn và thường thấy ở những nơi có dịch mật bị nhiễm khuẩn.
3. Triệu chứng của bệnh sỏi mật
Sỏi mật thường không có triệu chứng hoặc triệu chứng mơ hồ không rõ ràng nếu sỏi không làm tắc túi mật. Chỉ khi túi mật bị viêm mới có các biểu hiện như cơn đau đến đột ngột, thường xuất hiện ở bên phải, ngay dưới xương sườn, giữa hai bả vai hoặc ở vai phải; buồn nôn, nôn mửa; bồn chồn; đổ mồ hôi; mệt mỏi, sốt trên 38 độ kèm cảm giác rét run, rối loạn tiêu hóa.
Tình trạng viêm túi mật cần phải được điều trị ngay để tránh những biến chứng nguy hiểm như viêm túi mật hoại tử, viêm phúc mạc mật, nhiễm trùng huyết, sốc nhiễm trùng có thể dẫn đến tử vong.
Chỉ khi túi mật bị viêm mới có các biểu hiện như cơn đau đến đột ngột.
4. Ai dễ bị sỏi mật
Ai cũng có thể mắc phải sỏi mật trong đó nữ giới ở độ tuổi 40 trở lên thường xuyên nhịn đói, giảm cân nhanh chóng.
Người có chế độ ăn giầu chất béo thừa cân hoặc béo phì, có lối sống ít vận động... cũng dễ mắc phải sỏi túi mật.
Người mắc một số bệnh lý rối loạn tiêu hóa, bệnh viêm ruột mạn tính hoặc có sử dụng một số loại thuốc kháng sinh, tránh thai sẽ có nguy cơ cao mắc sỏi túi mật.
5. Phòng bệnh sỏi mật
Để ngăn ngừa sỏi mật, người dân nên có một chế độ ăn uống lành mạnh, bao gồm nhiều chất xơ từ rau xanh, trái cây và ngũ cốc; chất béo tốt từ nguồn thực phẩm tốt như dầu cá và dầu ô liu; tránh ăn tinh bột, đường và chất béo không lành mạnh.
Tập thể dục thường xuyên ít nhất 30 phút/ngày, 5 ngày/tuần để ngăn ngừa các bệnh làm tăng yếu tố nguy cơ gây ra sỏi mật; Không áp dụng các biện pháp nhịn ăn và giảm cân nhanh; Tránh thực phẩm giàu chất béo bão hòa có thể giúp giảm nguy cơ hình thành sỏi mật, chẳng hạn như bơ, pho mát cứng, bánh ngọt và bánh quy.
Ngoài ra, vì sỏi mật hình thành âm thầm, không có triệu chứng nên để phòng ngừa và phát hiện sớm, người dân nên đi khám sức khỏe định kỳ để tầm soát bệnh tật và phát hiện sỏi mật.
6. Cách điều trị sỏi mật
Phẫu thuật cắt túi mật được xem là phương án tối ưu cho việc điều trị sỏi túi mật.
Tuy nhiên, đối với các trường hợp người bệnh đang mắc các bệnh lý nghiêm trọng, không thể can thiệp phẫu thuật, các bác sĩ cũng sẽ cân nhắc phương án điều trị nội khoa, tuy nhiên khả năng tái phát khá cao và phải điều trị thường xuyên, thậm chí là suốt đời.
Phẫu thuật nội soi cắt túi mật: Đây là phương pháp được áp dụng nhiều hiện nay, rút ngắn thời gian điều trị, giảm đau sau mổ và an toàn.
Phẫu thuật mở cắt túi mật: Các trường hợp bệnh nhân gặp một số biến chứng liên quan đến sỏi túi mật hoặc có các yếu tố liên quan như tiền sử có mổ vùng bụng, bệnh nhân là nam giới...
Khi bị sỏi mật cần điều trị nhưng vấn đề lớn cần lưu ý là sau khi điều trị hết sỏi mật thì lại tái phát sỏi khác. Hiện tại chưa có cách để ngăn chặn tái thành lập sỏi. Sỏi mật được thành lập là do mất cân bằng về chuyển hóa trong gan.
Nghiên cứu thấy rằng khoảng 30 - 50% bệnh nhân sẽ có tái phát sỏi sau điều trị trong vòng 5 năm. Vì vậy, thực hiện chế độ dinh dưỡng để phòng tránh và ngăn ngừa tái phát rất quan trọng.
Vì vậy, để phòng sỏi mật tái phát nên tích cực ăn rau quả. Rau quả không làm thay đổi thành phần dịch mật mà lại có tác dụng kích thích lưu thông mật, giúp giảm nguy cơ tạo sỏi và chống viêm đường mật. Với những người bị hẹp đường mật hay bị u đường mật, càng nên ăn nhiều rau củ quả, nên dùng 500g rau xanh/người/ngày.
Hạn chế ăn mỡ động vật, không ăn quá nhiều thức ăn rán, quay, đặc biệt với người đã từng bị sỏi mật. Với nhân viên văn phòng và những người làm việc nhẹ nhàng thì mỗi ngày không nên ăn quá 50g dầu mỡ.
Điều gì xảy ra khi bạn thường xuyên uống nước gừng pha mật ong vào buổi sáng? Gừng và mật ong được biết đến là hai loại thực phẩm nhiều lợi ích với sức khỏe. Hãy cùng khám phá những công dụng kỳ diệu của việc uống nước gừng pha mật ong vào mỗi buổi sáng. Điều gì xảy ra khi bạn thường xuyên uống nước gừng pha mật ong vào buổi sáng? Giảm cân an toàn Một trong những...