Tập thể dục buổi sáng phòng ngừa ung thư
Nghiên cứu mới chỉ ra rằng người tập thể dục thường xuyên trong khung giờ 8-10h sáng có nguy cơ mắc bệnh ung thư thấp hơn so với người tập thể dục muộn hơn.
Để làm rõ giả thuyết cho rằng thời điểm hoạt động thể chất có thể ảnh hưởng đến nguy cơ ung thư, nhóm nghiên cứu ở Tây Ban Nha và Áo đã khảo sát thói quen vận động của 781 phụ nữ mắc ung thư vú và 504 đàn ông ung thư tuyến tiền liệt.
Sau khi so sánh tỷ lệ mắc bệnh giữa các nhóm đối tượng, đồng thời đối chiếu với 1.510 người khỏe mạnh có cùng độ tuổi và giới tính, các chuyên gia phát hiện hoạt động thể chất trong khoảng thời gian 8-10h sáng mang lại lợi ích lớn nhất trong việc giảm bớt nguy cơ mắc 2 dạng ung thư này. Cụ thể, những người tập thể dục buổi sáng có rủi ro mắc ung thư vú và tuyến tiền liệt lần lượt thấp hơn 25% và 27% so với đối tượng không tập thể dục.
Theo nghiên cứu, lợi ích của tập thể dục sáng sớm đối với nguy cơ ung thư vú có thể liên quan đến estrogen. Quá trình sản xuất nội tiết tố này diễn ra tích cực nhất vào khoảng 7h sáng. Lượng estrogen cao làm tăng nguy cơ ung thư vú, nhưng tập thể dục giúp giảm nồng độ hoóc-môn này. Bên cạnh đó, melatonin cũng có thể đẩy lùi nguy cơ ung thư, nhưng giới nghiên cứu lưu ý tập thể dục vào buổi chiều hoặc tối có thể trì hoãn quá trình sản sinh hoóc-môn này.
Thông tin trên khá quan trọng bởi hiện nay số người mắc bệnh và tử vong vì ung thư rất cao. Ở Mỹ chẳng hạn, các nhà khoa học ước tính đến cuối năm nay, có hơn 1,8 triệu trường hợp mắc ung thư, với trên 600.000 ca tử vong vì căn bệnh quái ác này.
Tiến sĩ Manolis Kogevinas, đồng tác giả nghiên cứu, cho rằng phát hiện mới có thể nâng cao ý thức cộng đồng về việc tăng cường vận động thể chất để phòng ngừa ung thư. Theo các chuyên gia y tế, mọi người có thể hạ thấp nguy cơ mắc bệnh bằng cách vận động với cường độ vừa phải ít nhất 150 phút/tuần.
Video đang HOT
Chuyên gia Mỹ: 75% người tập thể dục có giấc ngủ tốt, nên tập giờ nào là tốt nhất?
Tập thể dục được xem là giải pháp giúp cho bạn có giấc ngủ ngon hơn. Nhưng cũng có người bị mất ngủ sau khi tập. Lý do vì sao? Thời gian nào là tốt nhất để tập thể dục?
Tập thể dục vào khung giờ nào là tốt nhất?
Bài viết này của Tiến sĩ Andrew Weil - chuyên gia sức khỏe người Mỹ nổi tiếng thế giới bàn về vấn đề tập thể dục và thời gian tập thế nào là phù hợp. Chúng ta cùng tìm hiểu.
Tôi không phải là người thích tập thể dục buổi sáng nên việc tập thể dục trước khi làm việc là điều tôi ít khi quan tâm. Câu hỏi này có lẽ tôi nên áp dụng cho buổi chiều - thời gian tập luyện chủ yếu của tôi. Tôi tự hỏi rằng liệu tập thể dục vào thời điểm đó trong ngày có ổn không? Đôi khi tôi cảm thấy khó ngủ sau khi tập luyện mạnh mẽ. - Tiến sĩ ANDREW WEIL nói.
Tiến sĩ ANDREW WEIL
Đối với hầu hết mọi người, tập thể dục tạo điều kiện tốt hơn cho một giấc ngủ ngon. Một cuộc thăm dò của Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia (Mỹ) được tiến hành vào năm 2013 cho thấy những người tập thể dục có nhiều khả năng có một giấc ngủ ngon hơn những người không tập thể dục.
Hơn 75% những người tập thể dục thường xuyên trả lời rằng chất lượng giấc ngủ của họ rất tốt hoặc khá tốt trong hai tuần trước cuộc thăm dò so với 56% những người không tập thể dục.
Để giải quyết câu hỏi cụ thể của bạn về thời gian tập thể dục nào là tốt nhất, cuộc thăm dò không tìm thấy sự khác biệt về chất lượng giấc ngủ tự báo cáo giữa những người tập thể dục gần giờ đi ngủ hoặc sớm hơn trong ngày.
Phát hiện này khiến Tổ chức Giấc ngủ Quốc gia Mỹ (NSF) sửa đổi các khuyến nghị về giấc ngủ mà trước đây từng khuyên rằng không nên tập thể dục vào thời điểm gần đến giờ đi ngủ.
Giờ đây, các khuyến nghị khuyến khích tập thể dục mà không tính đến thời gian. Tuy nhiên, như bạn đề xuất, một số người có thể thấy việc tập luyện vào buổi tối muộn ảnh hưởng đến giấc ngủ, nếu vậy thì bạn nên tự tránh điều này.
TS Weil đã thảo luận vấn đề này với chuyên gia Dan Bornstein, một trợ lý giáo sư về khoa học thể dục, Khoa Y tế, Thể dục và Khoa học Thể thao The Citadel (Mỹ), ông thừa nhận rằng những người tập thể dục vào buổi sáng nói chung thành công nhất trong việc duy trì một kế hoạch tập luyện.
Chuyên gia Dan Bornstein
Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian để tập thể dục ngoài buổi tối và bạn cảm thấy khó ngủ sau đó, Tiến sĩ Bornstein gợi ý rằng bạn có thể dễ ngủ hơn nếu tham gia các bài tập kéo giãn, dựa trên sự thư giãn, hạ nhiệt. Điều này sẽ đòi hỏi bạn phải dành thêm 20 phút khi kết thúc buổi tập.
Tiến sĩ Bornstein khuyên bạn nên bắt đầu bằng cách dành thêm 5 đến 10 phút đi bộ chậm rãi trước khi kết thúc buổi tập để dần dần đưa nhịp tim và huyết áp của bạn xuống gần mức nghỉ ngơi.
Tiếp theo, ông khuyên nên dành 10 đến 12 phút để thực hiện một loạt các động tác kéo giãn tĩnh, giữ mỗi động tác kéo giãn trong 20 đến 30 giây.
Các động tác kéo giãn tĩnh là những động tác bạn di chuyển một cơ đến hết phạm vi chuyển động của nó và duy trì nó mà không bị đau trong 20 giây đến 30 giây.
Thay vì đếm giây trong khi bạn vươn vai, Tiến sĩ Bornstein khuyên bạn nên giúp cơ thể và tâm trí thư giãn bằng cách đếm nhịp thở.
Thông thường, từ 3 đến 5 lần hít thở sâu, dài, chậm sẽ mất từ 20 đến 30 giây. Trong 3 đến 5 phút cuối cùng, bạn có thể thực hiện tư thế xác chết (Savasana trong Yoga). Đây thường là tư thế cuối cùng trong lớp học yoga.
Bạn nằm ngửa, tay và chân duỗi thẳng tự nhiên và lòng bàn tay ngửa. Thư giãn ở tư thế này với hơi thở nhẹ nhàng, dễ dàng, thả lỏng, cơ thể bạn cảm thấy như thể nó đang chìm xuống sàn.
Thay vì từ bỏ hoàn toàn các bài tập thể dục buổi tối, hãy thử các biện pháp đơn giản sau khi tập luyện sau và xem liệu chúng có giúp bạn dễ ngủ hơn không. TS Andrew Weil khuyên thêm.
'Hãy lắng nghe cơ thể bạn' có nghĩa là gì? Đến phòng gym, yoga hay xem chương trình sức khỏe trên phương tiện truyền thông, chúng ta thường nghe các huấn luyện viên, chuyên gia nhắc đi nhắc lại câu 'hãy lắng nghe cơ thể bạn'. Nhưng 'lắng nghe' như thế nào thì ít người giải thích. Lắng nghe cơ thể là nguyên tắc trong nhiều hoạt động tập thể dục và ăn...