“Tạp Pí Lù” ở Hội chợ “Sắc màu tuổi thơ”
Hội chợ triển lãm “Sắc màu tuổi thơ” được tổ chức từ ngày 3-6 đến ngày 12-6-2012 tại công viên Cầu Giấy.
Đơn vị tổ chức là Công ty TNHH truyền thông phát triển Thương mại Việt Nam. Tuy nhiên, trong hội chợ chủ yếu bán các mặt hàng như thuôc nam, điện tử, quần áo, giầy dép… và mặc nhiên rất ít đồ của trẻ em. Kèm với đó là tình trạng đỏ đen vẫn ngang nhiên hoạt động một cách công khai trong hội chợ
Ngang nhiên diễn trò đỏ đen…
Bước chân vào Hội chợ, đập vào mắt chúng tôi là những gian hàng được bày bán khá nhiều chủng loại như: Thuốc nam, đồ điện tử, quần áo, giầy dép… Ngay gần cổng là những trò đỏ đen lừa bịp được hoạt động một cách ngang nhiên, Theo quan sát của chúng tôi, các đối tượng tổ chức trò chơi đỏ đen được phân thành sáu đến bảy nhóm, bố trí tại các ngã ba, ngã tư của hội chợ, từ trò thả xúc xắc, bầu cua cho đến trò quay số… Nhiều người vào hội chợ với mục đích tham quan và mua hàng đã “dính bẫy”.
Anh Nguyễn Văn Tuấn, trú tại xã Mỹ Đình, sau khi đã không còn một xu dính túi do chơi trò đỏ đen tại đây, nói với PV: ” Vợ chồng tôi vào hội chợ nhằm tìm xem những mặt hàng gia đình đang cần để mua về dùng; nhưng khi vào đây lại thấy xuất hiện các trò chơi đỏ đen, do tò mò nên tôi đã bị những người này “luộc” mất hơn hai triệu đồng, mà hàng thì không mua được.
Tương tự, anh Sơn trú tại xã Phú Diễn cho biết: “Trước đây, tôi chưa bao giờ chơi trò đỏ đen, nhưng khi vào hội chợ không hiểu có một ma lực nào đã đưa đẩy tôi đến với gian hàng, kết quả là gần một triệu đồng của tôi đã bị những kẻ lừa gạt này “khoắng sạch”.
Về trò chơi quay số ăn tiền, PV thấy trò chơi này có khoảng từ 4 đến 5 người thuộc một nhóm làm “nhà cái”. Trên bảng quay số có các ô số từ 1 đến 6 và có các ô phần thưởng, ô may mắn, tương tự như trò chơi “Chiếc nón kỳ diệu”; người chơi có thể bỏ 1 ăn gấp 30 lần ví dụ, người chơi bỏ 20.000 đồng nếu trúng sẽ ăn 600.000 đồng. Người chơi tưởng rằng sẽ rất dễ ăn, nhưng thực tế đây là trò bịp, việc trúng thưởng hay không trúng thưởng là theo điều khiển của những tay bịp bợm.
Video đang HOT
Từ những cuộc chơi đỏ đen giữa các đối tượng tổ chức và khách vào mua hàng đã không ít lần va chạm, xô xát làm mất tình hình an ninh trật tự, cũng như ảnh hưởng đến cuộc sống của nhiều gia đình do ” dính” vào trò đỏ đen này. Trong quá trình các đối tượng tổ chức chơi, thỉnh thoảng vẫn thấy xuất hiện một vài người mặc sắc phục công an đến nhắc nhở, các đối tượng lại thu cất các trò đỏ đen, nhưng chỉ dừng chơi khoảng vài phút rồi đâu lại vào đấy.
Trò đỏ đen hoành hành trong hội chợ
Tràn lan hàng hóa không rõ nguồn gốc
Một điều đáng nói nữa ở hội chợ này là hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ được bày bán tràn lan, đặc biệt là các thuốc nam, thuốc chữa bệnh. Một số gian hàng bày bán dầu Tống Khánh Linh, đặc trị các triệu chứng: bỏng lửa, bỏng nước, đau lưng, tiêu sưng, đau đầu, đau khớp, chân tay tê mỏi…được bán với giá từ 35.000 đến 50.000đ/ hộp, nhưng trên bao bì hộp chỉ có tiếng Trung Quốc, không có nhãn phụ, không có hướng dẫn sử dụng, nhưng vẫn thu hút được nhiều khách hàng đến mua. Bên cạnh đó là quầy bán máy mát xa, châm cứu mini đa năng, chữa các bệnh như: phong thấp, thấp khớp, thần kinh tọa, giảm béo, đau lưng, đau đầu, lưu thông tuần hoàn máu… cũng được bày bán tràn lan, không rõ nguồn gốc xuất xứ.
Đơn vị tổ chức hội chợ “Sắc màu tuổi thơ” là Cty TNHH truyền thông phát triển Thương mại Việt Nam. Tình trạng một số đơn vị lấy danh nghĩa là hội chợ hàng tiêu dùng nhưng thực chất là bày bán các mặt hàng không rõ nguồn gốc và tổ chức chơi trò đỏ đen để lừa bịp khách vào mua hàng đã xảy ra nhiều lần nhưng không hiểu vì lý do gì mà các cơ quan chức năng vẫn ” làm ngơ” cho tình trạng này tái diễn?
Theo PLXH
Cướp nghêu hoành hành tại các tỉnh miền Tây
Hầu hết các tỉnh ven biển ở khu vực ĐBSCL đều có bãi nghêu giống. Tuy nhiên, nạn khai thác nghêu trái phép đã và đang gây thiệt hại nặng nề cho các hợp tác xã nghêu và các xã viên nơi đây.
Anh Nguyễn Thanh Hùng, xã viên của Hợp tác xã nghêu (thị xã Vĩnh Châu, tỉnh Sóc Trăng) cho biết, đã trở thành thông lệ, cứ đến tháng 5, nghêu giống xuất hiện trên diện rộng ở khu vực bờ biển của xã Vĩnh Hải.
Dù đây là khu đất do hợp tác xã quản lý nhưng bà con địa phương vẫn tự ý đi vào khai thác nghêu giống, có lúc lên tới hơn 1.000 người. Các xã viên của hợp tác xã chỉ biết đứng nhìn mà không dám xuống bãi ngăn chặn.
Theo anh Hùng, năm nào bãi nghêu của hợp tác xã đều bị nhiều đối tượng viếng thăm, gây thiệt hại nặng nề cho các xã viên. "Đây không phải là khai thác mà là ăn cướp trắng trợn. Hiện ngoài bãi nghêu không còn gì, chúng tôi trắng tay", anh Hùng bức xúc.
Chưa có giải pháp ngăn chặn nạn cướp nghêu
Cùng cảnh ngộ với Hợp tác xã thị xã Vĩnh Châu, Hợp tác xã nghêu của huyện Cù Lao Dung, tỉnh Sóc Trăng cũng thường xuyên bị các nghêu tặc đến khai thác trái phép.
Không chỉ có người dân địa phương, người dân các huyện khác như: Trần Đề Vĩnh Châu và có cả người dân ở huyện Trà Cú (tỉnh Trà Vinh) cũng đến Cù Lao Dung khai thác.
Ông Lê Văn Nhàn - Chủ nhiệm Hợp tác xã nghêu huyện Cù Lao Dung nói: "Những người này khai thác khi nghêu giống còn rất nhỏ. Các ngành chức năng của xã, huyện được huy động xuống hiện trường kiểm tra và lập biên bản xử lý nhưng, lực lượng khai thác rất đông, có ngày cả ngàn người mà lực lượng kiểm tra rất mỏng, nên chỉ đứng nhìn và giữ trật tự vì chẳng làm được gì họ".
Ông Nhàn than thở: "Các đối tượng khai thác trái phép này khó có thể xử lý vì đa phần họ là những người rất nghèo".
Để bắt được nghêu giống, những người khai thác nghêu trái phép phải giăng bàn cào gồm hai thanh gỗ gắn vào miệng một chiếc lưới dài cả thước. Với phương tiện khai thác này, họ đến đâu là cày nát bãi nghêu đến đó, bắt sạch các kích cỡ nghêu giống, ảnh hưởng nghiệm trọng đến môi trường.
Ông Lê Văn Kháng - Phó Chủ tịch UBND huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau cho biết: Bãi nghêu của huyện có hiện tích hơn 430ha nằm ở xã Đất Mũi đã được giao cho 16 hợp tác xã quản lý và khai thác nhưng vẫn diễn ra hiện tượng khai thác nghêu giống trái phép.
Trên diện tích của bãi nghêu khoảng 431ha, khi nghêu giống xuất hiện bà con đến cào. Bà con cho rằng đây là của tự nhiên.
Tình trạng cướp nghêu ở các tỉnh ven biển trong khu vực ĐBSCL đã trở thành chuyện xảy ra hàng năm. Dù chính quyền các địa phương dự đoán được tình thế này nhưng đến nay vẫn chưa có giải pháp để ngăn chặn, gây thiệt hại lớn về kinh tế và nguồn lợi thuỷ sản./.
Theo VOV
Thế lực ngầm ở TP. HCM hoành hành lúc 0h Anh H. lắc đầu ngao ngán, chuyện giang hồ truy kích nhau lúc nửa đêm là chuyện bình thường ở Sài Gòn. Gần đây, trên địa bàn TP.Hồ Chí Minh thường xuyên xảy ra các vụ đại náo của cá thế lực giang hồ lúc 0h. Những con đường, hẻm nhỏ trở thành chiến trường để cho các băng nhóm truy sát, ẩu...