Tấp nập mua bán đào Tết dọc quốc lộ 6 ở Sơn La, đào này là đào nương hay là đào rừng?
Chỉ còn vài ngày nữa là đến Tết Nguyên đán nhâm dần 2022, bà con các dân tộc thiểu số ở tỉnh Sơn La đã bày bán những cành đào đẹp, bắt mắt ở 2 bên đường quốc lộ 6.
Mặc cho tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng bầu không khí vui tươi trước thềm đón năm mới vẫn diễn ra rất nhộn nhịp.
Hàng năm cứ đến ngày giáp Tết Nguyên đán, đồng bào dân tộc Mông xã Vân Hồ (huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La) lại chặt những cành đào trồng trên nương rẫy về bày bán hai bên đường quốc lộ 6 cho du khách và thương lái ở các tỉnh miền xuôi.
Đi xe dọc theo đường QL 6, chúng tác có thể quan sát và nhìn thấy rất có nhiều cành đào mốc thếch, có dáng đẹp, sai ríu rít nụ, lộc…được vận chuyển bằng xe máy, đổ về hai ven đường tìm “chủ nhân” đón năm mới.
Từng đoàn xe máy nối đuôi nhau chở đào xuống bán dọc đường QL6, thuộc xã Lóng Luông (huyện Vân Hồ tỉnh Sơn La). Ảnh: Hà Hoàng.
Trao đổi với PV, Chị Hàng Thị Mỵ, xã Lóng Luông, huyện Vân Hồ (người phụ nữ bên trái) cho biết: Tôi trồng đào ở trên nương rẫy hơn 10 năm rồi. Năm ngoái, tôi phải dán tem lên gốc đào rất phiền phức, với lại khách hàng cũng giảm do dịch bệnh Covid-19 hoành hành nên gia đình tôi bán được rất ít đào. Còn đối với năm nay thì đào đep hơn, dịch bệnh cơ bản được kiểm soát nên lượng khách đến mua đào khá đông, vì vậy thu nhập của tôi cũng tăng lên. Tuỳ theo cành đào to hay nhỏ, có nhiều nụ hay không thì tôi bán từ 700.000 – 4 triệu đồng. Ảnh: Hà Hoàng.
Những cành đào được bà con dân tộc buộc lại thành từng bó, sau đó trưng bày ven đường quốc lộ 6 để khách hàng tiện lợi cho việc vận chuyển về nhà. Ảnh: Hà Hoàng.
Dịp Tết Nguyên đán cũng là lúc các tiểu thương ở Hà Nội, Hà Nam, Hoà Bình, Quảng Ninh, Ninh Bình… đánh xe tải về thu mua, để bán cho các khách hàng ở các thành phố lớn. Ảnh: Hà Hoàng.
Video đang HOT
Ở ven đường quốc lộ 6, ngoài bà con dân tộc Mông xã Lóng Luông, xã Vân Hồ còn có bà con người Mông xã Hang Kia, xã Pà Cò thuộc huyện Mai Châu (Hoà Bình) chở đào về bán dịp giáp Tết âm lịch Nhâm Dần 2022. Ảnh: Hà Hoàng.
Dưới cái lạnh cắt da, cắt thịt của mùa đông những người bán đào phải dựng lán, nhóm lửa để xua tan cái giá lạnh nơi rẻo cao. Ảnh: Hà Hoàng.
Dọc theo quốc lộ 6 từ huyện Vân Hồ đến TP. Sơn La, chắc hẳn các du khách nhìn thấy những cành đào chúm chím nụ hoa khoe sắc giữa hai bên đường. Cùng với đó là những âm thanh nhộn nhịp giao hàng bằng các thứ tiếng dân tộc Mông, Thái với các khách hàng đi trên chuyến xe khách về quê ăn Tết, vang lên cả một vùng sơn cước. Ảnh: Hà Hoàng.
Năm nào cũng thế, cứ sắp đến Tết Nguyên đán, bà con dân tộc Mông lại lên nương chặt đào mang về bán ở gần đường quốc lộ 6, để kiếm thêm thu nhập. Ảnh: Hà Hoàng.
Tình hình dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, bà con dân tộc bán đáo đều đeo khẩu trang và chấp hành đúng khuyến cáo 5k của Bộ Y tế trong phòng chống dịch bệnh. Ảnh: Hà Hoàng.
Mặc cho tình hình dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, nhưng bầu không khí vui tươi trước thềm đón năm mới vẫn diễn ra rất nhộn nhịp. Ảnh: Hà Hoàng.
So với mọi năm những cành đào được người dân trồng trên nương, mang về bán dịp Tết Nguyên đán được bán với nhiều hình dáng phong phú đa dạng hơn. Giá cả cũng rất phù hợp với túi tiền của người tiêu dùng, trung bình 1 cành đào được bán với giá từ 500.000 – 1 triệu đồng/cành. Tuỳ theo loại mẫu mã, có loại đào cũng được bà con dân tộc bán gần chục triệu đồng. Ảnh: Hà Hoàng.
Ngoài địa điểm gần quốc lộ 6 thuộc xã Vân Hồ, huyện Vân Hồ ra, còn có rất nhiều điểm bán đào trồng trên nương có hình dáng đẹp, như: Khu thị trấn Nông trường Mộc Châu, thị trấn Mộc Châu (Mộc Châu); dốc Chiềng Đông, quốc lộ 6 thuộc huyện Yên Châu; Ngã 3 Cò Nòi huyện Vân Hồ; Quảng trường thành phố Sơn La, đèo Sơn La… du khách tha hồ lựa chọn đào về trang trí đón xuân năm mới. Ảnh: Hà Hoàng.
Nuôi gà lai chọi trên cát ven biển Hà Tĩnh sát tết bán được giá, tết Nhâm Dần nông dân rủng rỉnh tiền tiêu
Còn khoảng 1 tuần nữa là đến Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022, giống gà lai chọi do nông dân nuôi trên cát ven biển Hà Tĩnh bán được giá.
Nông dân nuôi gà lai chọi tết năm nay rủng rỉnh tiền tiêu.
Nhiều hộ dân vùng ven biển xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) nuôi gà lai chọi để phát triển kinh tế, giúp nhiều gia đình thoát nghèo.
Ông Trần Văn Ngà, trú tại thôn Bắc Hòa, xã Yên Hòa, Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) nói, giá gà lai chọi tăng mạnh ngày cận Têt Nguyên đán Nhâm Dần 2022. Ảnh: PV
Hiện nay, xã Yên Hòa hiện có hơn 170 hộ nuôi gà lai chọi theo tiêu chuẩn VietGAP với quy mô 150.000 con/năm. Thời điểm này, nhiều nông dân đã bán gần hết gà thịt. Dự báo, gà thịt không đủ đáp ứng nhu cầu của thị trường Tết Nhâm Dần.
Đàn gà lai chọi của nhiều hộ gia đình vùng ven biển xã Yên Hòa, huyện Cẩm Xuyên (tỉnh Hà Tĩnh) nuôi lên đến hàng nghìn con. Ảnh: PV
Ông Trần Văn Ngà, trú tại thôn Bắc Hòa, xã Yên Hòa nói: "Gia đình tôi nuôi gà giống gà lai chọi được 10 năm, sản lượng mỗi năm xuất ra thị trường khoảng 1,5 vạn con. Những ngày này có rất đông thương lái đến để mua gà để cung ứng thị trường Tết Nguyên đán.
Ông Trần Văn Ngà tranh thủ cho gà lại chọi ăn trước khi xuất bán. Ảnh: PV
Cứ khoảng 4h sáng cho đến tối đêm, có rất nhiều đoàn đi xe máy mang theo lồng đựng gà đến, mỗi xe như vậy họ mua khoảng 4 tạ gà. Tháng cuối năm này, gia đình chúng tôi bán được hơn 1.000 con gà. Nhờ công việc này mà chúng tôi có nguồn thu nhập khá".
Gà lại chọi thức ăn chủ yếu là lúa, chuối, ngô, rau... Ảnh: PV
Nhờ áp dụng quy trình chăm sóc khoa học, tiêm phòng đầy đủ và đầu tư chuồng trại bài bản nên đàn gà có chất lượng tốt, thịt thơm ngon, được nhiều khác khách hàng tin tưởng lựa chọn. Sau 90 -100 ngày, đàn gà phát triển nhanh, khỏe mạnh đạt trọng lượng khoảng 2,5 - 3kg/ con là xuất bán.
Theo bà Trương Thị Công, trú tại thôn Phú Hoà, Cẩm Xuyên (Hà Tĩnh), gà lai chọi thịt thơm, ngon, giá tăng cao ngày cuối năm. Ảnh: PV
Đang chăm sóc đàn già của gia đình, bà Trương Thị Công, trú tại thôn Phú Hoà, xã Yên Hòa hồ hởi cho biết: "Những ngày gần đây có rất nhiều thương lái đến thu mua gà. Gia đình tôi có 1 tấn gà phục vụ tết, nhưng đến nay đã bán được 7 tạ chỉ còn 3 tạ nữa, số gà này đến Tết sẽ được bán hết.
Giá gà lai chọi hiện tại là 65.000-70.000đồng/kg. Ảnh: PV
Với giá gà hiện tại là 65.000-70.000đồng/kg, gia đình tôi lãi khoảng 10 triệu/ tấn gà. Hiện tại, ở thôn Phú Hoà có rất nhiều người nuôi gà, và đây được xem là công việc chủ lực phát triển của địa phương".
Trao đổi với PV Dân Việt, bà Nguyễn Thị Dương - Chủ tịch Hội Nông dân xã Yên Hòa, cho biết: "Yên Hoà là xã viên biển, nguồn đất nông nghiệp hạn chế nên nhiều người dân đã chọn cách nuôi gà lai chọi trên cát để phát triển kinh tế.
Đàn gà lại chọi của bà Trương Thị Công có cân nặng trung bình 1,2 - 1,8k/con. Ảnh: PV
Mô hình nuôi gà được xem là mũi nhọn phát triển kinh tế của địa phương. Xã Yên Hòa là "thủ phủ" nuôi gà lớn nhất tỉnh Hà Tĩnh, với quy mô khoảng 170 hộ nuôi, trên 120.000 con/năm. Mô hình nuôi gà lai chọi trên đất cát đã giúp nhiều hộ gia đình có nguồn thu nhập có nguồn thu nhập cao, góp phần xóa đói giảm nghèo.
Cận Tết, ATM vắng khách trong khi app ngân hàng 'tắc đường' Theo quan sát của phóng viên TTXVN, hiện vẫn chưa xảy ra tình trạng người dân xếp hàng dài rút tiền mặt tại các máy ATM dù Tết Nguyên đán Nhâm Dần 2022 đã cận kề. Trong khi đó, giao dịch trực tuyến trên các ứng dụng ngân hàng lại gặp khó khăn, thường xuyên chập chờn, nghẽn mạng. Giám sát chặt chẽ...