Tập huấn ứng viên hội đồng thẩm định SGK lớp 6: Cẩn trọng, chi tiết trên từng bản mẫu sách
Bộ GD&ĐT tổ chức tập huấn cho gần 190 ứng viên Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 6, theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp.
Hiện nay, các tổ chức cá nhân đã cơ bản hoàn thiện bản mẫu SGK lớp 6. Theo chức năng nhiệm vụ, Bộ GD&ĐT sẽ thành lập các Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và tổ chức thực hiện công việc này.
Các ứng viên Hội đồng quốc gia thẩm định SGK lớp 6 gồm: Nhà khoa học, nhà quản lý giáo dục, các giáo viên trực tiếp giảng dạy môn học/hoạt động giáo dục cấp THCS có kinh nghiệm, uy tín. Trước khi tham dự tập huấn, các thầy cô đã có 2 ngày tự nghiên cứu tài liệu về chương trình giáo dục phổ thông (GDPT) tổng thể, chương trình các môn học và hoạt động giáo dục, Thông tư 33/2017/TT-BGDĐT “Ban hành quy định về tiêu chuẩn, quy trình biên soạn, chỉnh sửa SGK; tiêu chuẩn tổ chức, cá nhân biên soạn SGK; tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK”; các minh chứng đánh giá theo các tiêu chuẩn SGK tại Thông tư 33; các biểu mẫu thẩm định.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết, thời gian qua, ngành giáo dục đào tạo đã nỗ lực thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 về Đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông. Theo đó, nhiệm vụ rất quan trọng là tạo chuyển biến căn bản, hiệu quả giáo dục phổ thông, góp phần chuyển từ nền giáo dục nặng về truyền thụ kiến thức sang chú trọng phát triển toàn diện phẩm chất, năng lực người học.
Gần 190 ứng viên Hội đồng quốc gia đã được tập huấn thẩm định SGK lớp 6, theo hình thức kết hợp trực tuyến và trực tiếp. Ảnh: moet.gov.vn
Luật Giáo dục 2019 pháp điển hóa toàn bộ Nghị quyết 88, nội dung về SGK được đưa vào Điều 32. Theo đó, SGK triển khai chương trình GDPT, cụ thể hóa yêu cầu của chương trình GDPT về mục tiêu, nội dung giáo dục, yêu cầu về phẩm chất và năng lực của học sinh. SGK định hướng về phương pháp giảng dạy và cách thức kiểm tra, đánh giá chất lượng giáo dục. Nội dung và hình thức SGK không mang định kiến dân tộc, tôn giáo, nghề nghiệp, giới, lứa tuổi và địa vị xã hội… Mỗi môn học có một hoặc một số SGK; thực hiện xã hội hóa việc biên soạn SGK.
Sau khi Bộ GD&ĐT ban hành Thông tư số 33 và chương trình GDPT tổng thể, chương trình các môn học và hoạt động giáo dục; các nhà xuất bản đã chủ động xây dựng kế hoạch, tổ chức biên soạn SGK. Từ kết quả thẩm định của Hội đồng quốc gia thẩm định SGK, 46 bộ SGK lớp 1 của đầy đủ các môn học và hoạt động giáo dục đã được Bộ trưởng Bộ GD&ĐT phê duyệt cho phép sử dụng trong cơ sở GDPT, kịp tiến độ triển khai chương trình GDPT.
“Giờ chúng ta phải chuẩn bị tiếp SGK cho lớp 2 và lớp 6 để phê duyệt, lựa chọn, in ấn, phát hành kịp tiến độ áp dụng chương trình GDPT mới cho hai lớp học này vào năm học 2021-2022″, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ nói.
Video đang HOT
Hiện nay, các tổ chức cá nhân đã cơ bản hoàn thiện bản mẫu SGK lớp 6. Theo chức năng nhiệm vụ, Bộ GD&ĐT sẽ thành lập các Hội đồng quốc gia thẩm định SGK và tổ chức thực hiện công việc này. Chất lượng thành viên Hội đồng quyết định quan trọng chất lượng hoạt động thẩm định SGK, theo đó là chất lượng các SGK. Do đó, việc tổ chức tập huấn cho ứng viên hội đồng hiểu rõ các nội dung, quy định, tiêu chí… trong thẩm định SGK là vô cùng cần thiết.
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của Hội đồng thẩm định SGK, Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ lưu ý thành viên Hội đồng cần làm tốt một số việc. Cụ thể, thành viên cần nắm chắc từ nội dung, mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình GDPT tổng thể, chương trình môn học và hoạt động giáo dục mình tham gia thẩm định để đánh giá được SGK nào cụ thể hoá được chương trình GDPT. Quy định về tổ chức và hoạt động của Hội đồng quốc gia thẩm định sách giáo thẩm định, quy trình thẩm định SGK theo Thông tư 33 và các luật khác có liên quan, cũng cần hiểu rõ để thực hiện đúng.
“Việc thẩm định sách cần được thực hiện một cách cẩn trọng, chi tiết từng bản mẫu, chú ý từ nội dung, ngôn ngữ, tới hình thức thể hiện. Thông tư 33 đưa ra 5 tiêu chuẩn, 13 tiêu chí và Bộ GD&ĐT đã cụ thể thành 40 chỉ báo. Các thầy cô cần nắm chắc, bám sát các tiêu chuẩn, tiêu chí, các chỉ báo này để thẩm định SGK đúng quy định, đảm bảo chất lượng”, Thứ trưởng nói.
Sau chương trình tập huấn, trên cơ sở thực tế và các điều kiện khác, Bộ GD&ĐT sẽ có quyết định chính thức việc thành lập các Hội đồng quốc gia thẩm định SGK.
Bộ GD&ĐT: Tinh giản chương trình sẽ giảm 5 đến 7 tuần học
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay mục tiêu tinh giản chương trình là giảm từ 5 đến 7 tuần học so với hiện nay, đến ngày 15/7 kết thúc năm học.
Sáng 25/3, Bộ GD&ĐT tổ chức hội nghị trực tuyến với sự tham dự của đại diện 63 sở GD&ĐT. Nội dung của hội nghị tập trung 3 vấn đề lớn: Phòng chống dịch Covid-19, thực hiện chương trình giáo dục phổ thông trong học kỳ 2 bằng hình thức trực tuyến, tinh giản nội dung chương trình học.
Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội nghị. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Đề thi THPT quốc gia dựa trên chương trình giảm tải
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ thông tin việc tinh giản chương trình. Bộ GD&ĐT đã thành lập các tiểu ban và đang khẩn trương thực hiện để trong tháng 3 này ban hành hướng dẫn cho các địa phương, cơ sở giáo dục có căn cứ triển khai thực hiện. Mục tiêu của Bộ GD&ĐT là giảm từ 5-7 tuần so với chương trình hiện nay để đến ngày 15/7 kết thúc năm học.
Tuy nhiên, việc tinh giảm không thực hiện cơ học và phải đảm bảo cung cấp đầy đủ kiến thức nền tảng, cốt lõi của chương trình cho học sinh, đáp ứng yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình.
Đề thi THPT quốc gia sẽ dựa trên chương trình giảm tải. Bộ GD&ĐT đang xây dựng đề thi tham khảo để học sinh, giáo viên thuận lợi trong ôn tập, chuẩn bị cho kỳ thi diễn ra vào tháng 8 tới.
Trong giai đoạn học sinh không thể đến trường này, các nhà trường, giáo viên vẫn có trách nhiệm tổ chức dạy học bằng nhiều hình thức khác nhau cho học sinh, để đảm bảo quyền lợi và nhu cầu học tập của các em, đảm bảo việc hoàn thành chương trình giáo dục phổ thông, đáp ứng chuẩn đầu ra của chương trình. Trong các hình thức dạy học khác này, dạy học trên Internet, truyền hình, là giải pháp tình thế cần áp dụng rộng rãi.
Với học trên Internet, học sinh các vùng có điều kiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị hạn chế, việc học tập có thể không đảm bảo. Học trên truyền hình, với khung giờ phát sóng cố định, cũng có thể gây khó khăn cho học sinh. Nhưng trong tình huống tổ chức dạy học trực tiếp khó khăn như hiện nay, chúng ta cần áp dụng và phát huy tối đa ưu điểm của các phương thức dạy trực tuyến, để đảm bảo việc học tập của học sinh, đảm bảo việc hoàn thành chương trình.
Đây cũng là cơ hội để học sinh, giáo viên, ngành giáo dục cả nước làm quen với ứng dụng những công nghệ số hiện đại vào đổi mới các hình thức tổ chức dạy học.
Bộ GD&ĐT đang phối hợp Bộ Thông tin và Truyền thông để có những giải pháp tháo gỡ khó khăn, tăng cường hỗ trợ kỹ thuật, dịch vụ, giúp việc tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình của các nhà trường, giáo viên, học sinh thuận lợi (ví dụ phối hợp các đài truyền hình tăng số lượng kênh phát sóng, thời lượng pháp sóng chương trình dạy học).
Các bài giảng ngoài phát sóng trên truyền hình sẽ được đăng tải trên các nền tảng số khác, để đảm bảo học sinh có thể học lại và lĩnh hội được đầy đủ kiến thức.
Sẽ có hướng dẫn học trên truyền hình
Bộ GD&ĐT cho rằng đối với dạy trên truyền hình, phải kết hợp hỗ trợ trực tiếp học sinh để kiểm soát được việc học tập của các em, cũng như đánh giá khả năng tiếp thu của người học. Theo đó, giáo viên thông báo lịch phát sóng cho học sinh, phối hợp gia đình tổ chức cho các em học tập.
Thầy cô cần xây dựng kế hoạch tổ chức, hướng dẫn học sinh học theo bài, biên soạn bài tập, giao nhiệm vụ cho học sinh thực hiện sau giờ học trên truyền hình.
Quá trình các em học, giáo viên cần có biện pháp để tương tác với học sinh, nhằm hỗ trợ giải đáp thắc mắc, khó khăn. Khi học sinh đến lớp trở lại, nhà trường phải dành thời lượng thích đáng để bổ trợ kiến thức đã dạy trên truyền hình cho các em, nhằm đảm bảo mọi học sinh đều lĩnh hội được đầy đủ nội dung cốt lõi theo yêu cầu chuẩn đầu ra của chương trình.
Do khối lượng bài giảng môn học của các khối lớp rất lớn (120 môn), Bộ GD&ĐT đã có công văn đề nghị các sở GD&ĐT cung cấp bài giảng trên truyền hình để bộ tổng hợp, lựa chọn phát sóng miễn phí trên các kênh truyền hình cho học sinh.
Các sở GD&ĐT thống nhất cao việc phối, kết hợp với nhau để cùng xây dựng hệ thống bài giảng đầy đủ môn học của các khối lớp. Bộ GD&ĐT rất hoan nghênh và đề cao tinh thần này.
Với việc đánh giá kết quả học tập của học sinh học qua Internet, trên truyền hình, để đảm bảo công bằng cho học sinh, Bộ GD&ĐT thống nhất ý kiến kiểm tra định kỳ, cuối kỳ sẽ được thực hiện tại các nhà trường khi học sinh đến lớp trở lại.
Khi mới quay lại trường, các em được cơ sở giáo dục tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung kiến thức đã học qua Internet, trên truyền hình.
Đối với việc đánh giá thường xuyên, trong quá trình tổ chức dạy học qua Internet, trên truyền hình, giáo viên phụ trách môn học trực tiếp giao nhiệm vụ học tập cho học sinh. Giáo viên tổ chức kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh thông qua nhiều hình thức như: Sản phẩm học tập, kết quả thực hành thí nghiệm.
Việc đánh giá thường xuyên trong quá trình dạy học qua Internet, trên truyền hình phải đảm bảo công bằng, khác quan, trung thực, vì quyền lợi của học sinh. Khi đáp ứng các điều kiện này, kết quả đánh giá được công nhận theo quy định hiện hành.
Thứ trưởng GD&ĐT: 'Tinh giản, rút ngắn thời gian học kỳ 2' Thứ trưởng GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho hay các địa phương tinh giản nội dung dạy học thuộc chương trình học kỳ 2. Việc dạy qua truyền hình rút ngắn được thời gian học. Theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Bộ GD&ĐT đang thực hiện đồng bộ các giải pháp để chủ động thực hiện chương trình giáo dục trong thời gian còn...