Tập huấn triển khai thực hiện Chương trình GDPT mới cho 200 báo cáo viên nguồn
Từ sáng nay (16/4), tập huấn đợt 1 cho 200 báo cáo viên nguồn về giáo dục phát triển năng lực và triển khai thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông (GDPT) mới sẽ bắt đầu được triển khai. Đợt tập huấn kéo dài 5 ngày (16-21/4) tại Hà Nội do Dự án Hỗ trợ đổi mới Giáo dục phổ thông (RGEP) của Bộ GD&ĐT tổ chức.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu khai mạc tập huấn
Trong số 200 báo cáo viên nguồn được tập huấn đợt 1 có 120 giảng viên sư phạm; 60 giáo viên phổ thông và cán bộ quản lý trường phổ thông giỏi; 20 cán bộ quản lý và chuyên viên của Bộ GD&ĐT.
Mục tiêu của đợt tập huấn là giúp báo cáo viên nguồn hiểu rõ những nguyên tắc chủ chốt của giáo dục phát triển năng lực và các yêu cầu cốt lõi đối với giảng viên cốt cán trong chương trình GDPT mới.
Trong đợt tập huấn thứ hai (từ 20/5 đến 24/5), báo cáo viên nguồn sẽ được bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng thực hành giáo dục phát triển năng lực, tập trung vào các kỹ thuật tổ chức dạy học, phương pháp và hình thức giảng dạy. Sau mỗi đợt, báo cáo viên tiếp tục được huấn luyện trực tuyến để áp dụng kiến thức và kỹ năng thu nhận được vào việc đào tạo cho đồng nghiệp một cách hiệu quả nhất.
Video đang HOT
Chuyên gia đến từ trường ĐH Melbourne (Australia) tập huấn về phát triển năng lực cho 200 báo cáo viên nguồn
Giảng viên của khóa tập huấn (gồm cả 2 đợt) là các chuyên gia đến từ trường ĐH Melbourne (Australia). Với 160 năm lịch sử, Melbourne là một trong những trường đại học lâu đời nhất của “đất nước chuột túi”. Đây đồng thời là trung tâm hàng đầu thế giới về nghiên cứu và giảng dạy; nơi đã đào tạo ra nhiều giáo sư, học giả có tư duy đổi mới, cấp tiến và sự nghiệp thành công trên thế giới.
Phương pháp của khoá tập huấn báo cáo viên nguồn được thực hiện theo hướng tập trung vào xây dựng năng lực và thay đổi nhận thức, hành vi thông qua tương tác hai chiều. Các học viên sẽ được chia thành những nhóm nhỏ, cùng giảng viên tham gia vào các hoạt động tương hỗ liên kết giữa lý thuyết và thực hành; hợp tác giải quyết những vấn đề cụ thể.
Nhấn mạnh vai trò quan trọng của đợt tập huấn lần này, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ cho biết: Kết thúc khóa tập huấn, 200 báo cáo viên nguồn sẽ triển khai bồi dưỡng cho 800 giảng viên sư phạm chủ chốt.
Những giảng viên chủ chốt này sau đó tiếp tục bồi dưỡng cho gần 7.000 tổ trưởng chuyên môn, 28.000 giáo viên cốt cán các cấp học, 1.000 cán bộ quản lý cấp sở, phòng GD&ĐT, 4.000 cán bộ quản lý cơ sở giáo dục phổ thông cốt cán. Từ đó, triển khai tập huấn cho toàn bộ giáo viên, cán bộ quản lý cơ sở GDPT trên toàn quốc.
Hiếu Nguyễn
Theo GDTĐ
Chúng ta đang tiệm cận với xu hướng quốc tế
Chiều nay (5/4), tại Hội nghị Đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách, Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ đã tiếp thu, giải trình về một số nội dung liên quan đến chương trình, SGK.
Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: Quang Khánh
Phát biểu tại Hội nghị, Thứ trưởng nhấn mạnh, thực hiện Nghị quyết 29 về đổi mới căn bản, toàn diện GD-ĐT, chuyển từ nền GD nặng về truyền thụ kiến thức sang nền GD chú trọng phát triển phẩm chất, năng lực, trong đó đã đưa ra vấn đề: mỗi môn học có nhiều SGK. Đây chính là chủ trương cá biệt hóa đối tượng, hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực của HS.
"Chương trình là pháp lệnh, còn SGK là tài liệu cụ thể hóa chương trình, để phù hợp với từng địa phương, từng điều kiện tâm lý của học sinh. Chúng ta đang tiệm cận với xu hướng quốc tế" - Thứ trưởng nêu ý kiến.
Cũng theo Thứ trưởng Nguyễn Hữu Độ, Nghị quyết 88 của Quốc hội có nêu, Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) được thiết kế đủ mở để có thể có nhiều sách. Cho nên Chương trình cũng được thiết để cho nhiều tác giả có thể viết được SGK. Quan trọng là, dù SGK do tổ chức, cá nhân nào biên soạn thì đều được Bộ GD&ĐT thành lập Hội đồng Quốc gia thẩm định.
Về việc biên soạn tài liệu địa phương, Thứ trưởng trao đổi: Bộ GD&ĐT sẽ có hướng dẫn cụ thể để các địa phương biên soạn. Theo đó, Ban Tuyên giáo, UBND tỉnh sẽ trực tiếp chỉ đạo để chọn người biên soạn. Việc biên soạn sẽ được tỉnh thành lập Hội đồng Khoa học để thẩm định tài liệu này. Sau khi thẩm định xong gửi về Bộ GD&ĐT phê duyệt.
Minh Phong (ghi)
Theo GDTĐ
Những ĐH tốt nhất ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương Tạp chí Times Higher Education (Anh) vừa công bố Bảng xếp hạng đại học (ĐH) khu vực châu Á-Thái Bình Dương năm 2019, cho thấy ĐH Thanh Hoa của Trung Quốc đứng đầu danh sách này. ĐH Thanh Hoa của Trung Quốc - TSINGHUA.EDU.CN Những ĐH trong tốp 10 đứng sau ĐH Thanh Hoa lần lượt gồm có ĐH Quốc gia Singapore (chiếm...