Tập huấn giáo viên về phát triển văn hóa đọc cho học sinh
Ngày 29 & 30/5, gần 300 cán bộ quản lý, giáo viên THCS, THPT ở Bà Rịa – Vũng Tàu tham gia lớp tập huấn “Tổ chức hoạt động tiết đọc sách nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh”.
Lớp tập huấn do Hội xuất bản Việt Nam – Văn phòng đại diện phía Nam tại TP.HCM , Trung tâm Phát triển văn hoá đọc và Kỹ năng sống Hướng Dương Việt phối hợp cùng Sở GD&ĐT Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức.
Gần 300 cán bộ quản lý, giáo viên các trường THCS, THPT trên địa bàn được tập huấn nhằm có nhận thức đầy đủ các khái niệm về văn hoá đọc, tầm quan trọng của việc đọc sách, việc hình thành thói quen đọc sách, giúp các em nâng cao kỹ năng tiếp nhận và sử dụng thông tin, tri thức thông qua việc đọc để phục vụ học tập và phát triển bản thân.
Gần 300 giáo viên, cán bộ quản lý các trường THCS, THPT ở Bà Rịa – Vũng Tàu dự lớp tập huấn “Tổ chức hoạt động tiết đọc sách nhằm phát triển văn hóa đọc cho học sinh”. Ảnh: BTC.
Ngoài ra, các thầy cô giáo còn được trang bị các nội dung về ý tưởng cơ bản, biểu hiện đặc trưng, lợi ích, điều kiện cơ bản, động lực cho học sinh… và hệ thống các biện pháp, kỹ năng cụ thể để tổ chức hoạt động cho tiết đọc sách, từng bước giúp gia tăng hứng thú đọc, thói quen đọc sách cho các em.
Tại lớp học, ông Lê Hoàng, Phó chủ tịch Hội Xuất Bản Việt Nam, đề cập đến Quyết định số 329/QĐ-TTg ngày 15/3/2017 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển Văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030.
Ông nhắc đến mục tiêu chung “xây dựng và phát triển thói quen, nhu cầu, kỹ năng và phong trào đọc trong mọi tầng lớp nhân dân, nhất là trong thanh niên , thiếu niên , học sinh, sinh viên… góp phần nâng cao dân trí, phát triển tư duy, khả năng sáng tạo, bồi dưỡng nhân cách tâm hồn, tăng cường ý thức chấp hành pháp luật, hình thành lối sống lành mạnh trong con người xã hội Việt Nam, đẩy mạnh xã hội học tập”.
Video đang HOT
Trong đó, mục tiêu cụ thể là phấn đấu 85% người (đối với học sinh, sinh viên là 90%) sử dụng thư viện.
Ông cũng nói về thông tư của Bộ GD&ĐT về ban hành chương trình giáo dục phổ thông mới theo định hướng phát triển 5 phẩm chất chủ yếu và 10 năng lực cốt lõi cho học sinh.
Thời gian qua, ngành xuất bản Việt Nam có nhiều nỗ lực trong việc đổi mới nội dung và nâng cao chất lượng xuất bản phẩm, đặc biệt sách phục vụ cho người đọc học sinh.
Sách này xoay quanh qua 5 trụ cột nội dung đề tài góp phần phát triển tri thức và hoàn thiện nhân cách, gồm 5 nguồn sách phát triển trí tuệ, hình thành những tình cảm, ý chí tích cực, góp phần xây dựng đức tốt, hình thành những giá trị sống cao đẹp và những thói quen tinh thần tốt.
“Người làm xuất bản rất tự tin là người đồng hành đáng tin cậy, góp phần hữu hiệu cùng ngành giáo dục thực hiện mục tiêu phát triển văn hoá đọc trong cộng đồng và chương trình giáo dục phổ thông mới”, ông Lê Hoàng khẳng định.
Ông cũng tin tưởng vào sự thành công của lớp tập huấn, góp phần hình thành thói quen đọc sách cho các em từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, hình thành nền văn hoá đọc mạnh mẽ trong cộng đồng.
Sau cuộc tập huấn, ông Lê Hoàng rất mong tiếp tục được kết nối cùng ngành giáo dục, các trường, phối hợp tổ hoạt động về đọc sách, phát triển văn hoá đọc cho học sinh ngay tại các trường.
Phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng
Chiều nay (25/2), Quỹ Hỗ trợ đổi mới giáo dục phổ thông Việt Nam (VIGEF) và Vụ Thư viện - Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ký kết Chương trình phối hợp công tác nhằm phát triển văn hóa đọc trong nhà trường và cộng đồng.
Ông Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ VIGEF và bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đại diện 2 bên ký kết chương trình phối hợp.
Theo đó, nội dung phối hợp gồm: Xây dựng cẩm nang về thiết lập và hoạt động thư viện nhà trường. Truyền thông về thư viện thân thiện trong học sinh, giáo viên, phụ huynh học sinh và cộng đồng. Tổ chức tập huấn nâng cao năng lực nghiệp vụ thư viện và năng lực sử dụng thư viện cho viên chức thư viện và giáo viên như một nguồn lực để phát triển văn hoá đọc, đổi mới hình thức tổ chức giáo dục, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá học sinh tại nhà trường.
Hai bên cũng sẽ phối hợp hướng dẫn phương pháp đọc hiệu quả cho trẻ em, hướng dẫn sử dụng thư viện, trang bị kỹ năng tìm kiếm, khai thác, sử dụng thông tin cho học sinh, giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường; hướng dẫn kỹ năng, phương thức phối hợp cho phụ huynh học sinh và gia đình.
Triển khai các hoạt động nhằm tăng cường cơ sở vật chất, sách, tài liệu, thiết bị kĩ thuật số và Internet cho thư viện nhà trường (sắm mới hoặc cải tạo/nâng cấp). Xây dựng và vận hành phần mềm quản lý thư viện; phát triển sách và tài liệu, tiện ích thư viện, cơ sở vật chất (tủ sách, giá sách...) của lớp học, của thư viện thân thiện bằng nguồn lực xã hội hoá.
Kết nối tài liệu và hoạt động giữa thư viện nhà trường với các tủ sách lớp học, tủ sách lớp học và thư viện xanh; với thư viện công lập và các loại thư viện khác trên địa bàn.
Đồng thời, tổ chức các hoạt động khuyến đọc, hình thành thói quen, kỹ năng đọc của người học, người dạy, cộng đồng thông qua các hình thức: Triển lãm, hội thi, giao lưu tác phẩm, tác giả và các hình thức khác nhằm phát triển văn hoá đọc phù hợp với lứa tuổi, trình độ từng cấp học...
Ông Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ VIGEF phát biểu tại lễ ký kết.
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của chương trình là trẻ em, học sinh, giáo viên, phụ huynh trong các nhà trường: Chất lượng giáo dục trong nhà trường được nâng lên; cán bộ quản lý, giáo viên, học sinh thuận lợi trong giảng dạy và học tập, phụ huynh quan tâm việc học tập của con, học sinh diện hộ nghèo, người khuyết tật được động viên kịp thời vươn lên trong học tập và cuộc sống.
Đối tượng hưởng lợi gián tiếp là gia đình, nhà nước, địa phương, xã hội: Trình độ dân trí trong cộng đồng nâng lên, hiểu biết luật pháp được tăng lên, đời sống văn hóa, tinh thần được cải thiện, kinh tế- xã hội địa phương phát triển bền vững, an ninh chính trị được bảo đảm, các tiêu chí về xây dựng nông thôn mới được duy trì phát triển bền vững.
Tại buổi lễ, ông Nguyễn Vinh Hiển, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT, Chủ tịch Hội đồng Quản lý Quỹ VIGEF và bà Vũ Dương Thúy Ngà - Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) đều nhấn mạnh mục tiêu phối hợp hướng tới việc tăng cường cơ ở vật chất, thiết bị thư viện, dịch vụ thư viện hiện đại, hình thành mô trường đọc thân thiện, an toàn.
Cùng với đó, tăng cường phát triển cơ sở vật chất, tiện ích thư viện, các dịch vụ thư viện hiện đại, hình thành môi trường đọc thân thiện và an toàn, phát triển thư viện nhà trường thành hạt nhân văn hoá đọc tại cơ sở.
Xây dựng và duy trì thói quen đọc sách thường xuyên cho giáo viên, học sinh, phụ huynh học sinh và người dân trong cộng đồng phục vụ nghiên cứu, học tập, giải trí, lao động, sản xuất. Góp phần thực hiện hiệu quả mục tiêu xây dựng xã hội hoc tâp, đôi mơi va nâng cao chât lương giao duc, phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng, tạo môi trường học tập suốt đời của người dân tại cơ sở, nâng cao dân trí, xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện.
Tại lễ ký kết, các đại biểu cùng trao đổi về các giải pháp phát triển văn hóa đọc, trong đó có dự án "Phát triển thư viện nhà trường thành hạt nhân văn hoá đọc trên địa bàn xã". Dự án là một trong số các hoạt động của Quỹ VIGEF góp phần giáo dục học sinh thành những công dân tự học, học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập.
Hải Bình
Theo Giáo dục thời đại
Chương trình phối hợp công tác nhằm phát triển văn hóa đọc Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch (Vụ Thư viện) và Nhà xuất bản Phụ nữ Việt Nam vừa ban hành Chương trình phối hợp công tác nhằm phát triển văn hóa đọc và học tập suốt đời cho phụ nữ, trẻ em, gia đình và cộng đồng. Ảnh: Vụ Thư viện Mục tiêu chương trình phối hợp công tác nhằm: Tăng...