Tập huấn giảng dạy tiếng Anh cho 400 giáo viên Hà Nội
Hội thảo quốc tế tập huấn giáo viên tiếng Anh năm 2015 do Sở GD-ĐT Hà Nội và Hội đồng Anh phối hợp tổ chức từ ngày 23 – 25.11 tại Trường bồi dưỡng cán bộ giáo dục Hà Nội. Hội thảo thu hút gần 400 giáo viên tiếng Anh của các trường trên toàn thành phố.
Đợt tập huấn này nhằm thực hiện kế hoạch nâng cao năng lực sử dụng ngoại ngữ cho giáo viên, học sinh phổ thông, giáo dục chuyên nghiệp, giáo dục thường xuyên theo đề án Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008-2020. Các giáo viên được bồi dưỡng kiến thức, phương pháp giảng dạy tiên tiến, cập nhật với xu thế giảng dạy ngoại ngữ đang được áp dụng trên thế giới.
Hội thảo được thiết kế theo các chủ đề riêng cho từng cấp học gồm cấp tiểu học, trung học cơ sở và trung học phổ thông. Tiến trình thực hiện bao gồm việc cung cấp kiến thức lý thuyết cơ bản, nghiên cứu tình huống, ngữ liệu từ sách giáo khoa tiếng Anh mới và hình thành chuỗi các hoạt động thực hành nhằm giúp giáo viên tham gia có thể vận dụng ngay trong thực tiễn giảng dạy trên lớp.
Video đang HOT
Lần tập huấn này, giáo viên được tiếp cận phương pháp dạy học đổi mới đối với việc giảng dạy những kỹ năng thực hành trong tiếng Anh như chủ điểm “Phương pháp dạy kể chuyện trong lớp” cho học sinh tiểu học, “Phương pháp dạy nói và ngữ pháp” cho học sinh trung học cơ sở, “Phương pháp dạy học dự án” cho học sinh trung học phổ thông, qua sự hướng dẫn của các chuyên gia cao cấp Hội đồng Anh.
Theo motthegioi.vn
Hà Tĩnh: 100% học sinh lớp 3, 4, 5 được học tiếng Anh năm học 2015 2016
GD&TĐ - Sở GD&ĐT Hà Tĩnh yêu cầu các phòng GD&ĐT tham mưu cho UBND cấp huyện để có phương án bố trí đủ giáo viên dạy Tiếng Anh từ lớp 3 đến lớp 5; đảm bảo 100% học sinh lớp 3, 4, 5 được học Tiếng Anh từ năm học 2015 - 2016.
Cụ thể, từ năm học 2015 - 2016, 100% học sinh lớp 3 của Hà Tĩnh sẽ học theo chương trình Tiếng Anh 4 tiết/tuần. Tiến tới đạt 100% học sinh 3, 4, 5 học 4 tiết/tuần vào năm học 2018 - 2019.
Về giáo viên, tham mưu điều chuyển số giáo viên Tiếng Anh dôi dư ở THCS sang dạy tiểu học theo công văn của UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Ở những nơi có điều kiện, căn cứ theo nhu cầu của học sinh và phụ huynh, nhà trường hợp đồng giáo viên dạy Tiếng Anh cho học sinh lớp 1, 2 theo chương trình tự chọn (2 tiết/tuần) để học sinh làm quen dần với Tiếng Anh.
Về phương pháp giảng dạy: Khuyến khích giáo viên áp dụng mô hình dạy học theo các hoạt động giao tiếp, trong đó lấy hoạt động giao tiếp vừa là mục đích vừa là phương tiện dạy học. Khi thực hiện mô hình này, lưu ý một số điểm sau:
Tăng cường các hoạt động học tập ngoài lớp học: Tổ chức câu lạc bộ nói tiếng Anh; giao lưu với các bạn khác lóp, khác trường, với người nước ngoài; tổ chức cho học sinh tham gia các hoạt động viết vẽ để giới thiệu về bản thân, gia đình, nhà trường, ... bằng Tiếng Anh.
Tạo không khí vui chơi cho học sinh khi tham gia học Tiếng Anh, học sinh vừa học vừa chơi thông qua các hoạt động, các bài hát, các vở kịch đóng vai.
Giảm áp lực về ghi nhớ máy móc từ vựng và ngữ pháp cho học sinh. Việc ghi nhớ từ vựng/cấu trúc ngữ pháp phải thông qua các hoạt động giao tiếp, không yêu câu học sinh học thuộc lòng mà không có ngữ cảnh sử dụng ngôn ngữ.
Việc giảng dạy theo giao tiếp cần có sự hỗ trợ của phương tiện nehe nhìn và giáo cụ trực quan.
Sở GD&ĐT Hà Tĩnh lưu ý, hiện nay, do đặc điểm mỗi trường tiểu học chỉ có 1 -2 giáo viên Tiếng Anh nên việc sinh hoạt chuyên môn gặp nhiều khó khăn.
Sở yêu cầu các Phòng GD&ĐT chỉ đạo tăng cường sinh hoạt chuyên môn Tiếng Anh liên trường và chỉ định tổ trưởng Tiếng Anh liên trường để nâng cao chất lượng dạy học Tiếng Anh ở tiểu học.
Theo GD&TĐ
Thiếu nhi mong gì khi được gặp lãnh đạo TPHCM? Muốn được đổi mới cách học môn Lịch sử; cần được tuyên truyền kỹ hơn về Luật Giao thông; cần được rèn thêm kỹ năng sống... là những nguyện vọng được các thiếu nhi bày tỏ trong chương trình "Lãnh đạo Thành phố gặp gỡ thiếu nhi - xuân Ất Mùi năm 2015" với chủ đề "Thiếu nhi với lịch sử dân tộc"...