Tập huấn bồi dưỡng GV dạy lớp 1: Giám sát chặt chẽ chất lượng
Bên cạnh nỗ lực dạy học hoàn thành chương trình, giáo viên dạy lớp 1 còn dồn sức cho việc bồi dưỡng và tự bồi dưỡng để bắt tay vào việc thực hiện Chương trình GDPT 2018.
100% GV đại trà sử dụng SGK lớp 1 sẽ hoàn thành bồi dưỡng trước 30/7. Ảnh: TG
TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT) trao đổi với Báo Giáo dục & Thời đại xung quanh vấn đề này.
Tối ưu hóa quá trình tập huấn
- Tập huấn, bồi dưỡng GV trên những bộ SGK đã được chọn rất quan trọng. Bộ GD&ĐT chỉ đạo ra sao với công tác này?
- Bộ GD&ĐT yêu cầu Sở GD&ĐT các tỉnh chủ động phối hợp với NXB xây dựng kế hoạch tập huấn sử dụng SGK cho GV dạy học lớp 1 năm học 2020 – 2021và CBQL cơ sở giáo dục. Theo đó, GV được sắp xếp vào lớp học theo môn học/hoạt động giáo dục, bộ SGK, bảo đảm 100% GV dạy lớp 1và CBQL được tập huấn phù hợp với lựa chọn SGK của cơ sở giáo dục.
Khi tổ chức tập huấn bồi dưỡng có thể chia thành 2 nhóm GV (GV dạy các môn Toán, Tiếng Việt, Tự nhiên – Xã hội, Đạo Đức và GV dạy Mĩ thuật, Âm nhạc, Giáo dục thể chất, Hoạt động trải nghiệm, Tiếng Anh) nhằm tối ưu hóa hình thức tổ chức trên cơ sở bảo đảm chất lượng bồi dưỡng.
Việc bồi dưỡng sử dụng SGK lớp 1 năm học 2020 – 2021 cũng được lồng ghép trong chương trình Bồi dưỡng thường xuyên GV, CBQL cơ sở giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và GV trung tâm giáo dục thường xuyên. Hình thức tổ chức có thể là trực tiếp hoặc kết hợp giữa trực tiếp và trực tuyến. Sở GD&ĐT có trách nhiệm điều động GV, CBQL tham gia, chuẩn bị các điều kiện thực hiện và tạo điều kiện thuận lợi cho GV, CBQLGD tham dự.
Về phía các NXB chịu trách nhiệm chuẩn bị đội ngũ báo cáo viên đủ về số lượng, bảo đảm về chất lượng để triển khai bồi dưỡng. Đồng thời biên soạn bộ học liệu điện tử gồm SGK được lựa chọn, tài liệu hướng dẫn sử dụng SGK, các bài dạy mẫu, học liệu bổ trợ liên quan khi sử dụng SGK… Các tài liệu bồi dưỡng phải được số hóa, hoàn thành trước 30/6.
TS Thái Văn Tài – Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ GD&ĐT).
Video đang HOT
Giám sát chặt chẽ quy trình
- Bộ GD&ĐT sẽ thực hiện chức năng giám sát thế nào để quy trình bồi dưỡng phải đạt hiệu quả thiết thực?
- Cần xác định việc tập huấn, bồi dưỡng thực hiện SGK mới là nhiệm vụ bồi dưỡng thường xuyên của GV. Và đó là nhiệm vụ mà GV phải làm.
Mặt khác, với chương trình bồi dưỡng thường xuyên, sở GD&ĐT phải tham mưu với UBND tỉnh và đóng vai trò chủ trì tổ chức và các NXB có SGK được địa phương lựa chọn chịu trách nhiệm về tài liệu tập huấn, báo cáo viên tập huấn và cùng với địa phương thiết kế lớp học phù hợp theo chuyên môn và bảo đảm thời gian theo sự kiểm soát của Bộ GD&ĐT.
Tuy nhiên, Bộ GD&ĐT vẫn sẽ giám sát chặt chẽ việc thực hiện kế hoạch tập huấn bồi dưỡng GV dạy lớp1 của địa phương và NXB trên 2 nội dung chính.
Thứ nhất, về nội dung tập huấn, tài liệu bồi dưỡng của các NXB phải được biên soạn đúng theo yêu cầu của Bộ GD&ĐT và số hóa để đưa lên hệ thống cho GV tìm hiểu trước 5 ngày trước khi bồi dưỡng và phải gửi về Bộ để thực hiện chức năng giám sát. Cả 5 bộ SGK được địa phương lựa chọn đều phải tiến hành chung các bước này để tránh tình trạng mỗi bộ SGK một kiểu.
Trong đó lưu ý nội dung bồi dưỡng tới các địa phương và NXB cần thực hiện gồm: Hướng dẫn sử dụng SGK; Những điểm mới đáng chú ý trong quá trình sử dụng SGK; Các học liệu GV được khai thác theo SGK; Sự tương tác với tác giả trong quá trình GV thực hiện SGK.
Thứ hai, do đây là chương trình được lồng ghép vào bồi dưỡng thường xuyên nên Bộ GD&ĐT sẽ giao trách nhiệm cho các sở GD&ĐT chủ trì xây dựng kế hoạch phối hợp với NXB để triển khai bồi dưỡng tập huấn một cách khoa học, tiết kiệm thời gian. Việc bồi dưỡng hướng dẫn sử dụng SGK mới cho 100% GV lớp 1 và CBQL nhà trường năm học tới phải hoàn thành trước 30/7.
Đáng nói, quá trình bồi dưỡng, GV sẽ có những bài kiểm tra, thu hoạch để đánh giá chất lượng. Bộ sẽ kiểm soát chặt chẽ chất lượng bồi dưỡng qua những bài thu hoạch, kiểm tra này. Với những GV tham gia bồi dưỡng không nghiêm túc hoặc chưa đạt yêu cầu, Bộ GD&ĐT sẽ đề nghị địa phương chưa bố trí GV dạy lớp 1 theo Chương trình GDPT 2018 trong năm học 2020 – 2021 cho tới khi đáp ứng được yêu cầu giảng dạy sau bồi dưỡng.
Giáo viên trao đổi lựa chọn SGK. Ảnh minh họa/INT
- Qua ghi nhận, GV đều mong muốn được tập huấn, bồi dưỡng trực tiếp trên SGK mới. Tuy nhiên, nhiều người lo lắng về tiến độ cung cấp sách. Ông có lưu ý gì về vấn đề trên?
- Song song với việc chỉ đạo tập huấn SGK, Bộ GD&ĐT yêu cầu NXB phối hợp với địa phương để lên phương án cung ứng SGK kịp thời.
Đến 30/7 và muộn nhất 15/8, SGK phải đến tận tay phụ huynh, HS, GV. Như vậy, tập huấn xong GV sẽ có SGK mới để thực hiện chuyên môn từ 1/8 đến 15/8. Từ 15/8 đã có thể đón HS tới trường với những điều kiện được chuẩn bị: Tập huấn xong GV, SGK mới và tâm thế sẵn sàng cho năm học mới.
- Các địa phương, NXB cần làm gì trong việc tập huấn GV sử dụng SGK mới để đạt hiệu quả?
- Trong khoảng thời gian ngắn mà chúng ta làm nhiều việc và có nhiều lực lượng tham gia khác nhau… các địa phương cần nghiêm túc nghiên cứu văn bản hướng dẫn của Bộ và làm theo đúng tinh thần trách nhiệm. Cần triển khai ngay kế hoạch và thông báo đến GV chuẩn bị tinh thần và có trách nhiệm phối hợp với lực lượng liên quan để cùng tiến hành tập huấn, bồi dưỡng.
Về phía NXB ngoài việc cung ứng đầy đủ SGK phải chuẩn bị đầy đủ số lượng báo cáo viên và tài liệu liên quan đáp ứng đầy đủ chất lượng để khi triển khai công việc không bị vướng các điều kiện bảo đảm.
Đối với GV, đây là việc làm có thể vất vả giai đoạn đầu nhưng Bộ đã tính toán để chương trình bồi dưỡng SGK nằm trong bồi dưỡng thường xuyên mà GV phải làm để nâng cao chất lượng nghề nghiệp của mình. Vì vậy, GV xem đây là quyền lợi nhưng đồng thời là vinh dự, trách nhiệm để chủ động với phương án của mình. Hãy coi những cống hiến, vất vả của mình trong thời gian tới là cần thiết để cùng toàn ngành vượt qua năm học “bản lề”, triển khai Chương trình GDPT mới thành công.
- Xin cảm ơn ông!
Thời gian bồi dưỡng 100% GV đại trà sử dụng SGK lớp 1 sẽ hoàn thành trước ngày 30/7. Trước ngày 31/12, Bộ GD&ĐT tiếp tục bồi dưỡng Mô đun 2 về đổi mới phương pháp dạy học cho tất cả GV. Bộ đang tiến hành các bước triển khai trong thời gian tới.
Phép thử với giáo viên lớp 1
Theo Bộ GD&ĐT, tất cả giáo viên tham gia dạy lớp 1 năm nay phải trải qua kỳ đánh giá về sách giáo khoa (SGK) mới. Trường hợp "không đạt" theo yêu cầu sẽ không được dạy học vào năm sau.
Đổi mới sách giáo khoa, giáo viên
Hơn 2 tháng nữa, chương trình giáo dục phổ thông mới sẽ được áp dụng chính thức ở lớp 1. Hiện các cơ sở giáo dục đã hoàn tất công tác lựa chọn SGK năm học mới. Thời điểm này, công việc quan trọng bậc nhất của ngành giáo dục là tập trung định hướng giáo viên sẵn sàng đổi mới kỹ năng cũng như phương pháp giảng dạy.
Theo Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ, tất cả giáo viên tham gia dạy lớp 1 năm nay phải trải qua đợt tập huấn, bồi dưỡng về SGK lớp 1 mới. Kết thúc đợt bồi dưỡng, giáo viên được đánh giá thông qua bài thu hoạch theo quy định.
Các cuốn sách giáo khoa không còn là "pháp lệnh" với giáo viên hiện nay. Ảnh: Bảo Trọng
Trường hợp giáo viên không tham gia bồi dưỡng hoặc không đạt được mức đánh giá theo yêu cầu thì không bố trí cho dạy lớp 1 năm học 2020 - 2021. Các địa phương được đề nghị phối hợp với nhà xuất bản có SGK được lựa chọn cung ứng SGK mới, tổ chức bồi dưỡng cho đội ngũ giáo viên. Dự kiến, chương trình bồi dưỡng sẽ được ấn định trong tháng 7, thời gian 2 ngày.
Trao đổi với Kinh tế & Đô thị, ông Thái Văn Tài - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học, Bộ GD&ĐT cho biết, lâu nay, nhiều giáo viên đã quen dạy học bám sát nội dung SGK, thậm chí đúng từng câu, từng chữ trong các cuốn sách và coi SGK như một pháp lệnh trong quá trình dạy học. Theo ông Thái Văn Tài, định hướng, tư duy giảng dạy theo lối mòn như vậy cần phải thay đổi và sự ra đời của 5 cuốn SGK lớp 1 mới chính là một ví dụ rõ rệt nhất.
"Giáo viên được chọn bất cứ cuốn sách nào trong 5 bộ sách, thậm chí là chọn từng cuốn sách ở các bộ sách khác nhau để phục vụ giảng dạy. Như vậy, có thể hiểu, có ít nhất 5 con đường để giáo viên có thể lựa chọn nhằm đạt được mục đích truyền thụ kiến thức mới cho học sinh" - Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học phân tích.
Được tham khảo nhiều bộ sách khi dạy
Nói về công tác biên soạn giáo án, ông Thái Văn Tài cho biết, giáo viên hoàn toàn được lựa chọn các giải pháp linh hoạt, không nhất thiết phải bám quá sát vào SGK, miễn sao bảo đảm chương trình của môn học.
Còn với phương pháp dạy học theo xu thế mới, PGS.TS Bùi Mạnh Hùng - nguyên Điều phối viên chính Ban Phát triển chương trình giáo dục phổ thông mới, Bộ GD&ĐT nhận định: "Tất cả đều quan trọng, từ mục tiêu, phương pháp, nội dung dạy học, kiểm tra, đánh giá chất lượng học sinh. Tuy nhiên, xét cho cùng, mục tiêu là yếu tố quan trọng nhất, quyết định tất cả yếu tố còn lại trong dạy học. Nếu giáo viên nắm vững được mục tiêu quy định trong chương trình được cụ thể hóa trong các bài học, hoạt động dạy học trong cuốn SGK cụ thể, họ hoàn toàn chủ động sắp xếp chất liệu trong bài giảng miễn sao đạt được mục tiêu một cách hiệu quả nhất".
Theo ông Hùng, với cách tiếp cận mới, giáo viên được phát triển hết khả năng sáng tạo, thoát khỏi sự phụ thuộc quá nhiều vào các chất liệu đã được thể hiện trong một bộ SGK cụ thể.
Cùng bàn về vấn đề này, bà Đinh Thị Băng Tâm - Hiệu trưởng trường Tiểu học Cao Bá Quát, Gia Lâm, Hà Nội cho rằng, với yêu cầu đổi mới, giáo viên hiện nay luôn phải tự học, tự nâng cao phương pháp truyền thụ kiến thức, kỹ năng. Để hỗ trợ giáo viên làm phong phú bài giảng, cách tiếp cận, bà Tâm cho biết, dù nhà trường đã lựa chọn 1 bộ SGK cho năm học mới nhưng hiện thư viện luôn có đủ cả 5 bộ sách để giáo viên tham khảo, vận dụng.
Với định hướng đổi mới tư duy, đổi mới phương pháp giảng dạy, giáo viên hiện nay buộc phải vận động, đổi mới nếu không sẽ có nguy cơ tự đào thải. Đội ngũ này có quyền chủ động, sáng tạo, làm chủ bộ môn, phương pháp truyền thụ miễn sao đạt được mục tiêu của ngành giáo dục đề ra.
"Việc Bộ GD&ĐT chỉ đạo, tất cả giáo viên tham gia dạy lớp 1 năm nay phải trải qua đợt tập huấn, bồi dưỡng về SGK lớp 1 mới là chính sách đúng đắn. Với góc độ giáo viên, chắc chắc sẽ có những lo lắng nhất định. Tuy vậy, các giáo viên cần sẵn sàng đối diện với quy luật tất yếu đó. " - Cô Hoàng Thuý Hà - giáo viên trường Tiểu học Mậu Lương, quận Hà Đông
TPHCM: Đảm bảo giáo viên lớp 1 năm học 2020-2021 được bồi dưỡng đại trà Sở GD-ĐT TP.HCM vừa có thông báo về kết luận và chỉ đạo của ông Lê Hồng Sơn Giám đốc Sở GD-ĐT TP.HCM tại hội nghị giao ban công tác chuyên môn lần 2 năm học 2019-2020. Giáo viên tham gia tập huấn chương trình giáo dục phổ thông 2018. Ảnh minh hoạ Liên quan đến việc triển khai thực hiện chương trình...