Tập đoàn Rosneft của Nga phát hiện mỏ dầu khổng lồ ở Bắc Cực
Tập đoàn năng lượng Rosneft cho biết đây là một trong những mỏ dầu lớn nhất được phát hiện gần đây trong vùng biển Bắc Cực thuộc Nga.
Kênh truyền hình RT đưa tin tập đoàn năng lượng Nga Rosneft vừa công bố về mỏ dầu khổng lồ vừa được phát hiện tại Biển Pechora thuộc Bắc Cực, với trữ lượng khoảng 82 triệu tấn dầu.
Mỏ dầu này được phát hiện trong một chiến dịch thăm dò ở khu vực Medynsko-Varandeysky. “Trong các cuộc thử nghiệm, chúng tôi đã thu được dòng dầu có tốc độ chảy tối đa là 220 mét khối một ngày”, Rosneft tuyên bố. Tập đoàn năng lượng lớn của Nga lưu ý rằng đây là mỏ dầu nhẹ, ít lưu huỳnh và có độ nhớt thấp.
Rosneft khẳng định các dự án thăm dò tại vùng Biển Pechora đã chứng minh tiềm năng dầu mỏ đáng kể của tỉnh Timan-Pechora, cũng như trở thành cơ sở để các chuyên gia tiếp tục nghiên cứu và phát triển khu vực này.
Theo báo cáo, Rosneft có tổng cộng 28 giấy phép khai thác ở ngoài khơi Bắc Cực, 8 trong số đó ở Biển Pechora.
Đáng chú ý, các giếng dầu mới được những tập đoàn hàng đầu của Nga như Rosneft, Gazprom hay Lukoil đưa vào khai thác phần lớn đều nằm ở Bắc Cực và Biển Caspian.
Nga phản đối Na Uy cản trở vận chuyển hàng hóa tới người Nga ở đảo Svalbard
Ngày 29/6, Nga tuyên bố những biện pháp hạn chế mà Na Uy vừa áp đặt đã cản trở việc vận chuyển hàng hóa tới những khu định cư của người Nga ở quần đảo Svalbard tại Bắc Cực, đồng thời kêu gọi chính quyền Oslo sớm giải quyết vấn đề này.
Người Nga ở quần đảo Svalbard tại Bắc Cực đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt hàng hóa. Ảnh: AFP
Bộ Ngoại giao Nga cho biết đã triệu Đại biện Na Uy tới để phản đối những biện pháp hạn chế mới nói trên.
Người Nga ở quần đảo Svalbard tại Bắc Cực đang đối mặt với tình trạng thiếu hụt hàng hóa sau khi Na Uy giữ lại hơn 20 tấn hàng tiếp tế ở cảng Storskog, với lý do Liên minh châu Âu (EU) trừng phạt Nga vì cuộc xung đột ở Ukraine. Tổng lãnh sự Nga Sergey Gushchin cho biết trái cây, rau, bột mì và sữa đang cạn kiệt, nhưng mô tả tình hình hiện tại là "ổn định". Tuy nhiên, phụ tùng, thiết bị y tế và kỹ thuật cũng bị chặn ở biên giới.
Trước đó, ngày 28/6, Bộ Ngoại giao Na Uy cũng thông báo đơn xin miễn trừ nhân đạo của Nga đã bị từ chối.
Quần đảo Svalbard nằm giữa vòng Bắc Cực và cực Bắc này có chưa đến 3.000 cư dân và thuộc quyền quản lý của Na Uy trong khoảng một thế kỷ. Công ty Arktikugol, điều hành hoạt động khai thác mỏ ở thị trấn Barentsburg - nơi sinh sống của đông đảo công dân Nga, lo ngại cuộc khủng hoảng nhân đạo ở Barentsburg nếu hàng hóa không được phép đi qua.
Quần đảo Svalbard từng là tâm điểm căng thẳng ngoại giao giữa Moskva và Oslo trước đây, khi Na Uy thắt chặt các yêu cầu nhập cảnh theo lệnh trừng phạt của EU với Nga sau chuyến thăm năm 2015 của một quan chức cấp cao Nga. Nga cáo buộc động thái này vi phạm hiệp ước năm 1920 thiết lập quyền quản lý của Na Uy đối với quần đảo.
Người Nga tại Bắc Cực thiếu thốn nhu yếu phẩm do lệnh trừng phạt của Na Uy Olso viện dẫn các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) là nguyên do khiến các lô hàng chở nhu yếu phẩm đến thị trấn khai thác mỏ trên Quần đảo Svalbard của người Nga mắc kẹt tại cảng Storskog. Hầu hết người dân sinh sống tại thị trấn khai thác mỏ Barentsburg là người Nga. Ảnh: AFP Theo kênh truyền...