Tập đoàn Nam Cường xây dựng khu đô thị cân bằng năng lượng tại Việt Nam
Có đến hơn 4 triệu dân trong nội đô Hà Nội đang sống và chịu sự căng thẳng từ công việc, ô nhiễm môi trường… Khu đô thị Dương Nội được Tập đoàn Nam Cường tâm huyết phát triển với định hướng trở thành Khu đô thị cân bằng năng lượng – Zero – Energy Township tại Việt Nam giúp cư dân nơi đây có môi trường sống tích cực để tái tạo năng lượng mỗi ngày.
Khu đô thị Dương Nội (Tố Hữu – Hà Đông – Hà Nội) được xây dựng trên quỹ đất có diện tích lên đến 197ha bao gồm các tiểu khu cao tầng và thấp tầng. Dự án do Tập đoàn Nam Cường phát triển với định hướng trở thành Zero – Energy Township – Khu đô thị cân bằng năng lượng tại Việt Nam. Với định hướng phát triển này, cư dân của Dự án sẽ được hưởng một môi trường sống với những tiện ích đồng bộ, văn minh, hiện đại kết hợp hài hòa với không gian thiên nhiên chan hòa, hệ thống cây xanh phủ rộng và mặt hồ rộng 6ha. Đáng quan tâm hơn, nhờ tối ưu sử dụng năng lượng tự nhiên nên cư dân tại đây không những giảm được chi phí sử dụng năng lượng mà còn tạo ra môi trường sống cân bằng, giảm tải hiệu ứng nhà kính.
Mô hình khu đô thị cân bằng năng lượng đã được phát triển thành công trên thế giới như: Dự án Beddington/BedZED (Anh), Charlotte (Mỹ), Fujisawa (Nhật Bản)… Tuy nhiên tại Việt Nam, Khu đô thị Dương Nội là dự án đi tiên phong. Trong quá trình xây dựng Tập đoàn Nam Cường đã kết hợp với các đối tác hàng đầu trên thế giới để hoàn thành mục tiêu này. Dù gặp nhiều khó khăn, tuy nhiên Tập đoàn Nam Cường vẫn quyết tâm đầu tư xây dựng các công trình mang lại lợi ích cho cộng đồng, góp phần bảo vệ môi trường, giảm sự phụ thuộc vào nhiên liệu hóa thạch và các tài nguyên hữu hạn khác.
Đại diện Chủ đầu tư cho biết, ngoài việc liên tục kiểm soát và phối hợp chặt chẽ với các đơn vị tư vấn, Tập đoàn cũng thường xuyên tổ chức, tham gia các buổi trao đổi, hội thảo để học hỏi, tìm kiếm giải pháp, nghiên cứu kỹ về tính khả thi, áp dụng thực tiễn của các vật liệu mới.
Từ đó, các hạng mục thuộc Dự án được phát triển nhằm tiết kiệm, tái tạo năng lượng. Điển hình như: Thu gom nguồn điện năng chiếu sáng công cộng bằng năng lượng mặt trời, tái tạo nước mưa dành cho hệ thống tưới cây công cộng, sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời, công nghệ kính tạo môi trường sống Xanh…
Không gian sống Xanh tại Khu đô Dương Nội thị giúp cư dân tái tạo năng lượng tích cực hàng ngày.
Video đang HOT
Cùng với đó, để phát triển được Khu đô thị Dương Nội trở thành Khu đô thị cân bằng năng lượng thì cần phải phát triển toàn bộ các công trình trong dự án đạt chứng chỉ EDGE (Chứng chỉ Tiêu chuẩn Xanh được cấp bởi IFC – tổ chức thuộc Ngân hàng Thế Giới). Đây là hệ thống chứng chỉ tự nguyện mang tính toàn cầu cho công trình sử dụng tài nguyên hiệu quả, đưa đến những giải pháp kỹ thuật xanh, đồng thời tăng tối đa khả năng tiết kiệm năng lượng của công trình.
Các tiểu khu của Dự án đều được phát triển theo mô hình Xanh, cụ thể Dự án Anland Complex và Anland Premium đều đã nhận được chứng nhận EDGE. Đặc biệt, mới đây vào ngày 17/10/2018, IFC – tổ chức thuộc Ngân hàng Thế Giới tiếp tục trao chứng chỉ Xanh – EDGE cho tiểu khu thấp tầng của Dự án. Tập đoàn Nam Cường đặt mục tiêu, đến năm 2020, tất cả tiểu khu nằm trong Dự án đều đạt chứng chỉ uy tín này.
Về tiện ích nội khu, Chủ đầu tư tập trung phát triển khoảng Xanh tự nhiên và những tiện ích dịch vụ kết hợp hài hòa 3 giá trị cối lõi là Sinh thái – Giáo dục – Thương mại. Cụ thể, Dự án có công viên giải trí chủ đề Thiên Văn Học ở Đông Nam Á rộng hơn 12ha với tâm là hồ Bách Hợp Thủy rộng 6ha được kỳ vọng sẽ mang đến luồng sinh khí mới cho con người Thủ đô.
Cùng với đó là hơn 2.000 cây xanh đã được trồng tại Khu đô thị Dương Nội, biến vùng đất này trở thành ‘lá phổi’ Xanh của khu vực phía Tây Nam Hà Nội.
Theo các chuyên gia bất động sản, xây dựng khu đô thị cân bằng năng lượng, ngoài tuân thủ nghiêm ngặt các tiêu chuẩn quốc tế, việc dành diện tích đất cho cây xanh, mặt nước, chi phí cho vật liệu xây dựng cao hơn làm giảm lợi nhuận của Chủ đầu tư cũng đặt ra một thử thách lớn. Nhưng nhìn vào thực tế triển khai, Tập đoàn Nam Cường đang có những bước đi chắc chắn để phát triển thành công khu đô thị cân bằng năng lượng tại Việt Nam. Trong tiến trình hòa nhập với sự phát triển quốc tế, Zero Energy là định hướng đúng đắn, phù hợp và đón đầu thời đại trong việc phát triển bất động sản tại Việt Nam.
Ánh Dương
Theo Trí thức trẻ
Những diễn biến mới sau một năm ông Trần Duy Tùng rời Cảng Quy Nhơn
Việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn sẽ được xem xét lại như thế nào là một câu hỏi đang được công chúng đặc biệt quan tâm, giữa lúc những thông tin về ông Trần Duy Tùng, con trai ông Trần Bắc Hà ngày càng mờ mịt, sau tròn một năm rời khỏi công ty này.
Tính tới thời điểm này, ông Trần Duy Tùng, con trai ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch Ngân hàng BIDV đã rời ghế thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) Công ty CP Cảng Quy Nhơn tròn một năm.
Tháng 11/2017, ông Trần Duy Tùng đã có đơn gửi tới trụ sở chính của công ty để xin từ chức vụ thành viên Hội đồng quản trị (HĐQT) công ty này. Căn cứ đơn từ chức của ông Trần Duy Tùng, Tổng Giám đốc Công ty CP Cảng Quy Nhơn - ông Lê Hồng Thái - đã công văn công bố thông tin tới Ủy ban Chứng khoán Nhà nước về việc ông Tùng không còn tư cách thành viên HĐQT công ty này kể từ ngày 1/10 vừa qua.
Thay vào chức vụ của ông Tùng là bà Nguyễn Thị Nghiệp, thành viên HĐQT kiêm cố vấn HĐQT công ty này. Hiện HĐQT Cảng Quy Nhơn gồm có 4 người, do ông Lê Hồng Thái làm Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc.
Hiện vẫn chưa rõ ông Trần Duy Tùng đang làm gì, ở đâu, tuy nhiên vụ bê bối cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn vẫn đang có những diễn biến rất đáng chú ý.
Khi chủ trì hội nghị đổi mới, nâng cao hiệu quả hoạt động doanh nghiệp nhà nước (DNNN) ngày 21/11 tại Hà Nội, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã lấy ví dụ về cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn để nói về bất cập trong công tác điều hành, tái cơ cấu, cổ phần hóa và thoái vốn doanh nghiệp nhà nước (DNNN) thời qua.
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nói: "Vừa rồi có một số đơn vị sau khi CPH phải thu hồi lại như Hãng phim truyện Việt Nam, Cảng Quy Nhơn... Những cái này làm sai quá trời. Cảng Quy Nhơn rất lớn mà bán rẻ như cho không, gây thất thoát tài sản nhà nước. Cái này phải xử lý nghiêm để lập lại kỷ cương, lập lại trật tự, không để thất thoát tài sản nhà nước thông qua cổ phần hóa".
Trước đó, Thanh tra Chính phủ đã công bố quyết định thanh tra toàn diện việc cổ phần hóa Cảng Quy Nhơn trong thời hạn 30 ngày làm việc kể từ ngày công bố quyết định.
Cảng Quy Nhơn được hình thành năm 1976, đến năm 1993 thì Bộ Giao thông vận tải quyết định thành lập doanh nghiệp nhà nước Cảng Quy Nhơn và năm 2009 cảng trực thuộc Tổng Công ty Hàng hải Việt Nam (Vinalines), đổi tên là Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn. Vào tháng 7/2013, Vinalines phê duyệt phương án cổ phần hoá, chuyển Công ty TNHH MTV Cảng Quy Nhơn thành Công ty cổ phần Cảng Quy Nhơn (QNP).
Ngoài hạ tầng cơ sở và diện tích đất lớn, Cảng Quy Nhơn còn có 6 cầu tàu với tổng chiều dài 824 m, trong đó lớn nhất là cầu tàu số 6 có thể tiếp nhận tàu tải trọng 50.000 tấn giảm tải ra vào làm hàng. Cảng Quy Nhơn cũng sở hữu 165 phương tiện, thiết bị chuyên dùng trị giá hàng trăm tỷ đồng, trong đó, riêng cần cẩu bờ di động sức nâng 100 tấn có giá trên thị trường khoảng 150 tỷ đồng. Tuy nhiên, khi cổ phần hóa, Cảng Quy Nhơn chỉ được định giá hơn 404 tỷ đồng mặc dù thời điểm đó cảng có lượng tiền mặt gần 53 tỷ đồng và chỉ nợ ngắn hạn hơn 100 tỷ đồng.
Phát biểu mới đây của Thủ tướng cũng như những số liệu về tài sản hiện có của Cảng Quy Nhơn đưa đến câu hỏi rằng liệu kết quả bán cổ phần trước đây có bị hủy và vai trò của các cá nhân liên quan sẽ thế nào?
Ông Trần Duy Tùng, sinh năm 1985, là con trai ông Trần Bắc Hà - cựu Chủ tịch Ngân hàng BIDV. Trước đó, tháng 7/2017, ông Trần Duy Tùng được bầu làm thành viên HĐQT thay cho ông Trần Tuấn Nghĩa có đơn từ nhiệm.
Tuy nhiên, đến ngày 22/9, sau khi xuất hiện tin đồn thất thiệt ông Trần Bắc Hà bị bắt, ông Tùng bất ngờ gửi đơn xin từ chức thành viên HĐQT Cảng Quy Nhơn. Bên cạnh vai trò điều hành tại Cảng Quy Nhơn, ông Trần Duy Tùng còn là người đại diện pháp luật của Tập đoàn An Phú - doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực bất động sản, khai khoáng, năng lượng.
Bình An
Theo Trí Thức Trẻ
Bán tháo tiếp diễn, chứng khoán Mỹ mất hết thành quả tăng năm 2018 Cổ phiếu năng lượng và bán lẻ giảm chóng mặt, kéo các chỉ số chứng khoán Phố Wall trượt sâu trong phiên ngày thứ Ba... Các nhà giao dịch cổ phiếu trên sàn NYSE ở New York, Mỹ - Ảnh: Reuters. Thị trường chứng khoán Mỹ có phiên bán tháo thứ hai liên tiếp vào ngày thứ Ba, khi cổ phiếu năng lượng...