Tập đoàn công nghệ Trung Quốc trình làng 3 loại chip bán dẫn mới
Một trong những chip bán dẫn mới được Tencent công bố có tên gọi là Zixiao. Chip có khả năng xử lý hình ảnh, video và ngôn ngữ bản địa, có thể được dùng cho các trợ lý giọng nói trí tuệ nhân tạo (AI).
Trụ sở Công ty Tencent ở Bắc Kinh, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN|)
Ngày 3/11, Tencent công bố 3 loại chip bán dẫn mới, đánh dấu lần đầu tiên hãng công nghệ hàng đầu của Trung Quốc công khai thông tin về những tiến bộ đạt được trong lĩnh vực chất bán dẫn.
Tencent là một trong những nhà phát hành trò chơi điện tử lớn nhất thế giới và cũng là công ty vận hành WeChat – dịch vụ nhắn tin phổ biến nhất ở Trung Quốc. Thời gian gần đây, hãng còn “lấn sân” sang các lĩnh vực khác, trong đó có chip bán dẫn và điện toán đám mây, để đa dạng hóa hoạt động kinh doanh.
Một trong những chip bán dẫn mới được Tencent công bố có tên gọi là Zixiao. Chip có khả năng xử lý hình ảnh, video và ngôn ngữ bản địa, có thể được dùng cho các trợ lý giọng nói trí tuệ nhân tạo (AI), ví dụ như những trợ lý giọng nói AI vốn dựa vào khả năng của máy tính để hiểu và xử lý ngôn ngữ của con người
Loại chip thứ hai là chip chuyển mã video, được sử dụng để chuyển đổi video sang các định dạng khác. Sản phẩm chip thứ 3 giống như một loại thẻ giao diện mạng (network card) được thiết kế để hỗ trợ các quy trình điện toán đám mây.
Thông tin trên được công bố trong bối cảnh Trung Quốc tiếp tục nỗ lực thúc đẩy ngành sản xuất chip nội địa, coi đây là ưu tiên chiến lược cho lĩnh vực công nghệ của nước này.
Video đang HOT
Dowson Tong, Giám đốc điều hành mảng công nghệ điện toán đám mây và công nghệ thông minh của Tencent, khẳng định các loại chip là bộ phận quan trọng của phần cứng và là cơ sở vật chất lõi của các ngành công nghiệp kết nối Internet.
Hiện nay hầu hết các hãng công nghệ lớn của Trung Quốc đã tăng mạnh đầu tư cho lĩnh vực chất bán dẫn. Tháng 8 vừa qua, Baidu ra mắt chip AI thế hệ thứ hai. Tháng trước, Alibaba cũng đã công bố loại chip thiết kế cho các máy chủ và điện toán đám mây.
Tuy nhiên, các công ty Trung Quốc hiện mới chỉ dừng lại ở việc tự thiết kế chip, trong khi việc sản xuất và các phần còn lại của chuỗi cung ứng vẫn phụ thuộc nhiều vào các công ty nước ngoài. Đây được cho là một thách thức lớn đối với những tham vọng phát triển ngành này của Trung Quốc.
Tencent không cung cấp thông tin về các công ty tham gia sản xuất những loại chip mới cho hãng.
Nhân viên Alibaba, Tencent chuẩn bị cho tình huống xấu nhất
Các ông lớn công nghệ tại Trung Quốc có thể sa thải hàng chục nghìn người trong năm nay. Nhân sự tại đây đã chuẩn bị sẵn cho tình huống xấu nhất.
Theo Reuters, 10.000 nhân viên làm việc tại Alibaba và Tencent sẽ bị sa thải trong vài tháng tới. Đây là đợt cắt giảm nhân sự lớn nhất từ trước đến nay của các hãng công nghệ Trung Quốc.
Tuy nhiên, nhiều nhân viên làm việc tại các ông lớn công nghệ Trung Quốc cho biết đã chuẩn bị sẵn cho tình huống này. Họ nhận biết rằng ngành công nghệ Internet đang đi xuống, trong khi đã mệt mỏi vì thời gian làm việc quá dài.
Bám trụ vì lương cao
Các tập đoàn công nghệ từng là điểm đến mơ ước của nhân sự Trung Quốc. Tuy nhiên, mọi việc đang dần khác đi.
Trả lời phỏng vấn của Sixth Tone, một nhóm công nhân ở Tencent, Alibaba và ByteDance cho biết tin đồn các ông lớn sắp sửa giảm biên chế đã xuất hiện từ lâu.
Nhân viên làm việc tại các tập đoàn công nghệ luôn ở trong trạng thái căng thẳng vì cường độ làm việc cao và cảm thấy không đóng góp giá trị thực cho xã hội.
Những tập đoàn đình đám này vốn là điểm đến đầy hứa hẹn của các cử nhân tốt nghiệp ngành công nghệ tại Trung Quốc. Tuy nhiên, dưới áp lực của các nhà quản lý, nhân viên tại đây luôn ở trong trạng thái căng thẳng vì làm việc ngoài giờ.
Nhiều nhân viên làm việc tại các hãng công nghệ cho hay họ đã dự tính trước về chính sách cắt giảm nhân viên, xem đây như một cơ hội để làm lại cuộc đời. Những nhân sự này vốn không thích văn hóa làm việc ở các tập đoàn lớn, nhưng họ vẫn bám trụ vì mức lương hấp dẫn.
Theo Belina Tian, làm việc ở công ty nhân sự Bo Le Associates, lượng hồ sơ tìm việc từ nhân sự công nghệ đang tăng mạnh.
"Nhân viên từng làm việc ở lĩnh vực công nghệ ngày càng có xu hướng chuyển sang các ngành nghề khác như phân tích chứng khoán", Tian cho biết.
Cắt giảm hàng loạt
Khi chính quyền Trung Quốc siết chặt quản lý đối với các tập đoàn công nghệ, đầu năm 2022, nhiều dự đoán nổ ra liên quan đến chính sách cắt giảm nhân sự của các hãng.
Theo Reuters, Alibaba sẽ sa thải hơn 15% tổng nhân sự, khoảng 39.000 người, một nguồn tin thân cận của hãng cho biết.
"Lĩnh vực chăm sóc khách hàng trong nước (bao gồm ứng dụng đặt đồ ăn, hàng hóa và bản đồ) sẽ bị cắt giảm hơn 25% nhân công", một nguồn tin khác chia sẻ với Reuters. Ngoài ra, Tencent cũng sẽ giảm nhân sự ở nhiều lĩnh vực.
Theo Caixin, có thể có tới 30% nhân sự tại Tencent sẽ bị cắt giảm, tập trung ở mảng công nghiệp thông minh (smart industry) và nền tảng - nội dung.
Gã khổng lồ thương mại điện tử Alibaba Group chuẩn bị cắt giảm hàng chục nghìn việc làm ở nhiều lĩnh vực.
Mới đây, vào tháng 2, ứng dụng đặt xe công nghệ Didi Chuxing dự tính cắt giảm 20% nhân sự của mình. Theo LatePost, nguyên nhân dẫn đến chính sách này đến từ việc chính quyền yêu cầu các kho ứng dụng gỡ bỏ app Didi, kéo theo đó là giá cổ phiếu sụt giảm mạnh. Sixth Tone cho biết ứng dụng Didi đã bị khóa tính năng đăng ký người dùng mới hơn 6 tháng qua do vướng phải cáo buộc thu thập dữ liệu bất hợp pháp.
Cũng trong thời điểm này, Meituan, ứng dụng giao đồ ăn lớn nhất Trung Quốc quyết định giảm biên chế trong mảng mua sắm trực tuyến theo nhóm (group buying). Trước đó, mạng xã hội chia sẻ video ngắn Kuaishou đã cắt giảm 15-30% nhân công ở nhóm thương mại điện tử và phát triển thuật toán.
Những rào cản với Internet vệ tinh Internet vệ tinh là một lĩnh vực tiềm năng, song vẫn còn những khó khăn trong việc mang kết nối mạng đến với nhiều người hơn. Internet vệ tinh là phát kiến công nghệ đầy hứa hẹn, ngày càng nóng lên với sự tham gia của SpaceX cùng nhiều tập đoàn công nghệ của Trung Quốc. Dù vậy, các chuyên gia công nghệ...