Tập đoàn CMC tặng quà khuyến học tại huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên
Chiều 22/1/2019, thăm và làm việc với UBND huyện Ân Thi, tỉnh Hưng Yên, bà Nguyễn Thị Doan – nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam đã cùng đại diện lãnh đạo Tập đoàn Công nghệ CMC trao tặng quà khuyến học cho các cháu học sinh nghèo vượt khó vươn lên trong học tập tại huyện, với tổng giá trị 100 triệu đồng.
Bà Nguyễn Thị Doan – nguyên Phó Chủ tịch nước, Chủ tịch Hội khuyến học Việt Nam phát biểu tại Hội nghị
Tham dự lễ trao quà khuyến học có ông Nguyễn Văn Phóng – Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên, ông Mai Xuân Giới – Phó Bí thư Huyện ủy, Chủ tịch UBND huyện Ân Thi, bà Phạm Thị Hòe – Phó Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam và đại diện Hội khuyến học tỉnh Hưng Yên. Đại diện Tập đoàn Công nghệ CMC trao phần thưởng khuyến học là ông Nguyễn Thành Lưu – Trưởng ban Marketing Truyền thông Tập đoàn.
Nguyên Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan trao quà cho các cháu học sinh nghèo vượt khó
Tại lễ trao quà, bà Nguyễn Thị Doan bày tỏ vui mừng khi lãnh đạo tỉnh Hưng Yên đã chỉ đạo đặc biệt, coi giáo dục đào tạo là cái gốc, phát triển gia đình học tập – dòng họ học tập – các nhà trường học tập và các thầy cô giáo học tập. Chỉ có học tập, mới có thể phát huy truyền thống của quê hương anh hùng, trong đó có Ân Thi.”
Ông Nguyễn Thành Lưu – đại diện Tập đoàn Công nghệ CMC trao quà cho các cháu
Bà Doan cũng gửi lời cảm ơn Tập đoàn Công nghệ CMC đã liên tục có công tác từ thiện, quan tâm đến khuyến học khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Tỉnh Hưng Yên hiện tại xếp đầu tiên trong các tỉnh phía Bắc có nhiều di tích lịch sử, các bậc khoa bảng, anh hùng, nhà hoạt động chính trị, nhà thơ nhà văn… Đây cũng là niềm tự hào để các thầy cô của tỉnh có thể khơi dậy cho các em học sinh biết và thấm sâu, cố gắng phát huy những truyền thống vẻ vang của Hưng Yên.
Video đang HOT
Theo doanhnhanviet
Hội nghị Ban Thường vụ TƯ Hội Khuyến học Việt Nam: "Đề xuất Bộ Chính trị tổng kết Chỉ thị 11-CT/TƯ trong năm nay"
Đây là nguyện vọng của các ủy viên ban thường vụ đưa ra tại Hội nghị Ban Thường vụ TƯ Hội Khuyến học Việt Nam lần thứ 5, khóa V diễn ra sáng ngày 18/7.
Hộii nghị đã nghe báo cáo đánh giá sơ kết công tác của Hội Khuyến học Việt Nam trong 6 tháng đầu năm và đặt ra phương hướng, nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018.
Các tỉnh, thành phố đồng loạt vượt chỉ tiêu đề ra
GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng Thư kí TƯ Hội Khuyến học Việt Nam thay mặt Ban Thường vụ, tổng kết, tính đến ngày 30/6, số hội viên khuyến học cả nước hiện có gần 18 triệu hội viên, chiếm 19,2% dân số, tăng 0,75% so với cùng kỳ năm 2017. Số tổ khuyến học và ban khuyến học đều tăng ở khắp các địa phương, nhất là các cơ quan, các trường đại học.
GS.TS Phạm Tất Dong, Tổng thư kí TƯ Hội Khuyến học Việt Nam.
Đồng thời, GS Dong liệt kê một số thành tích đáng chú ý trong 6 tháng đầu năm nay, cụ thể: số mô hình Gia đình học tập có 12 triệu gia đình đăng kí, tăng gần 11% so với cùng kì năm ngoái; hơn 235.000 cộng đồng học tập được thành lập vượt 5,65% so với năm 2017... Cùng với nhiều mô hình mới, phong phú và được nhân rộng như phong trào nuôi heo đất, phong trào Tiếng kẻng học tập, Con gà khuyến học, Cây bưởi khuyến học tiếp tục được nhân rộng, đạt hiệu quả to lớn.
Toàn cảnh hội nghị.
Sau 6 tháng đầu năm, các địa phương vẫn tiếp tục phối hợp và hỗ trợ ngành Giáo dục - Đào tạo duy trì, đẩy mạnh hoạt động Trung tâm học tập cộng đồng; tiếp tục mở các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, chuyển giao khoa học kỹ thuật; tổ chức dạy nghề, xóa mù chữ, tin học. Nhìn chung, về mặt chỉ tiêu thi đua, chương trình hành động, các tỉnh, thành Hội đều đăng ký đạt và vượt kế hoạch của Trung ương Hội đề ra, GS Dong nhấn mạnh.
Mong muốn Bộ Chính trị tổng kết Chỉ thị 11-CT/TƯ
Các Ủy viên Ban Thường vụ Hội nhất trí cao với báo cáo sơ bộ của GS.TS Dong, đồng thời một số ủy viên tham gia đóng góp ý kiến, hạn chế trong công tác Khuyến học, Khuyến tài trước hội nghị.
Ông Nguyễn Thanh Cầm, Chủ tịch Hội Khuyến học Thái Bình.
Ông Nguyễn Thanh Cầm, Chủ tịch Hội Khuyến học Thái Bình cho rằng, bên cạnh những cố gắng, thành tích của các cấp Hội, thì nhiều cơ sở địa phương vẫn chưa được công nhận là hội đặc thù, kinh phí hoạt động rất khó khăn. Mặc dù đã có thông tư 07/TT-BTC của Bộ Tài chính về hướng dẫn và sử dụng kinh phí cho đề án 281 nhưng hầu như địa phương nào cũng gặp vướng mắc ở khâu này.
Ngoài ra, vấn đề học tập cộng đồng, học tập ở người lớn nhiều địa phương cơ sở không được chính quyền coi trọng, chỉ coi đó là một việc nhỏ, thực hiện qua loa, cho nên dẫn đến tình trạng nhiều người dân vẫn chỉ hiểu Hội khuyến học là Hội để đi vận động ủng hộ, giúp đỡ học sinh nghèo khó..., ông Cầm nhấn mạnh.
Bà Nguyễn Thị Kim Hải, Chủ tịch Hội Khuyến học Phú Thọ.
Đồng tình với ý kiến, bà Nguyễn Thị Kim Hải, Chủ tịch Hội Khuyến học Phú Thọ cho rằng, "khó khăn lớn nhất các địa phương đang gặp phải là sự nhận thức của cấp ủy Chính quyền về vai trò, vị trí của Hội. Cho tới thời điểm này, hầu hết các tỉnh, thành phố đều đã thực hiện tổng kết Chỉ thị 11-CT/TƯ, là cơ sở rất tốt để Hội đề xuất lên Bộ Chính trị, Ban Bí thư TƯ Đảng, đứng ra, tổ chức tổng kết Chỉ thị 11 quy mô toàn quốc. Từ đó, mới tạo ra sự chuyển biến mạnh mẽ trong hệ thống chính trị trước vấn đề khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập.
Ông Nguyễn Huy Cận, Chủ tịch Hội Khuyến học TPHCM cho hay, chính từ sự nhận thức của các cấp ủy chính quyền còn hạn chế, cho nên, có nơi xã, phường không có cán bộ chuyên trách khuyến học, không có kinh phí hoạt động. Nhiều nơi đã giảm cán bộ, có nơi 6 tháng đầu năm nay gần như không hoạt động. Rất mong Hội tìm giải pháp sớm tham mưu, đề xuất Bộ Chính trị tổng kết Chỉ thị 11, tìm hướng đi mới cho khó khăn ở cơ sở như hiện nay.
Nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018
GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam.
Tiếp thu các ý kiến đóng góp của Ủy viên Ban thường vụ, GS.TS Nguyễn Thị Doan, Chủ tịch Hội Khuyến học Việt Nam hứa sẽ cùng Hội tiếp tục đề xuất lên TƯ, để được tổng kết, kết luận 10 năm thực hiện Chỉ thị 11 trong thời gian sắp tới, tạo điều kiện thuận lợi cho cơ sở Hội được hoạt động hiệu quả hơn.
Bên cạnh đó, GS Doan cũng mong muốn, Hội sẽ tập trung quyết tâm cao độ kết hợp với Bộ GD -ĐT xây dựng các mô hình "công dân học tập", "thành phố học tập" để nhân rộng ra toàn quốc. Đề nghị, Bộ GD-ĐT, khẩn trương tổ chức hội thảo các bộ tiêu chí đánh giá để làm căn cứ cho tỉnh, thành Hội cùng thực hiện, cùng rút kinh nghiệm.
Đồng thời, GS Doan đưa ra nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2018, Hội sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền về Chỉ thị 11-CT/TW; tăng cường công tác phát triển tổ chức hội và hội viên, trong đó phát triển hội viên là đảng viên làm nòng cốt. Chuẩn bị sơ kết 3 năm triển khai thực hiện đề án 281/QĐ-TTg trong toàn hội; Triển khai có hiệu quả hơn, các chương trình phối hợp đã được ký kết với các cơ quan, ban ngành, đoàn thể, các tổ chức xã hội. Tăng cường công tác kiểm tra chấp hành Điều lệ Hội, các hoạt động hỗ trợ gia đình trong và ngoài nhà trường; kiểm tra việc sử dụng các loại quỹ, các nguồn tài trợ.
Trong 6 tháng đầu năm nay, Hội Khuyến học Việt Nam đã làm thủ tục đề nghị và xét cho Hội Khuyến học 58 tỉnh, thành đề nghị khen thưởng cụ thể:
- 1 bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cho Hội Khuyến học Khánh Hòa
- 2 cờ thi đua của Thủ tướng Chính phủ cho Hội khuyến học Quảng Trị, Bắc Ninh
- 1 huân chương lao động hạng Nhì cho Hội Khuyến học Ninh Bình
- 1.437 bằng khen cho tập thể, cá nhân có thành tích xuất sắc
- 1.642 kỉ niện chương "Vì sự nghiệp khuyến học" cho cán bộ, hội viên.
Ngoài ra, TƯ Hội phối hợp với Đài truyền hình Việt Nam làm phim tài liệu "Hội Khuyến học Việt Nam - 10 năm thực hiện thắng lợi Chỉ thị 11- CT/TƯ của Bộ Chính trị" dự kiến ra mắt vào ngày Khuyến học Việt Nam.
Cùng với đó, Quỹ Khuyến học Việt Nam đã tiếp nhận trên 4,1 tỷ đồng từ các tổ chức, các cá nhân ủng hộ; với số tiền này Quỹ đã giành trên 3,2 tỷ đồng cấp học bổng tương đương với 5.150 suất cho các em học sinh nghèo vượt khó, thắp sáng niềm tin, tiếp sức em tới trường.
Hà Cường
Theo Dân trí
Hà Tĩnh: Khuyến học, khuyến tài tác động lớn đến sự phát triển kinh tế - xã hội Khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập là một bộ phận không thể thiếu được trong việc chấn hưng giáo dục nước nhà, trong việc phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao và đặc biệt là trong việc phát triển kinh tế, chính trị, xã hội của đất nước... Đó là khẳng định của bà Nguyễn Thị Doan, Nguyên...