Tập đoàn Bách Việt ra mắt hệ thống giáo dục Vietschool
Vietschool gồm hệ thống trường từ tiểu học đến THPT, phát triển theo hướng kết hợp giữa đào tạo tri thức, kỹ năng công dân toàn cầu với gìn giữ bản sắc văn hóa Việt.
Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 được dự báo sẽ tạo ra thay đổi lớn trong đời sống, kinh tế xã hội với sự tham gia của robot, trí tuệ nhân tạo (AI), kết nối vạn vật (IoT). Chỉ 10 – 15 năm tới, xã hội sẽ đòi hỏi những năng lực hoàn toàn mới đối với lực lượng lao động. Trong bối cảnh đó, hệ thống giáo dục Việt Nam đứng trước những thách thức và cơ hội trong việc đào tạo nguồn nhân lực để đáp ứng yêu cầu của thời đại.
Lễ khai giải năm học đầu tiên của trường tiểu học Vietschool tại Hà Nội, ngày 5/9.
“Tuy nhiên, vì nhiều nguyên nhân, hệ thống giáo dục và một số chương trình của các cơ sở đào tạo tại Việt Nam vẫn còn khoảng cách khá xa với các quốc gia tiên tiến”, đại diện Tập đoàn Bách Việt chia sẻ.
Trước thực trạng đó và để ủng hộ chủ trương của Chính phủ về về kêu gọi xã hội hóa giáo dục, góp phần giải quyết những yêu cầu của xã hội, Tập đoàn Bách Việt (BV group) đã thông qua đơn vị thành viên là BV Education phát triển hệ thống giáo dục liên cấp Vietschool.
Mục tiêu của BV group là đào tạo ra những thế hệ công dân được trang bị đủ tri thức, kỹ năng và tự tin khi hội nhập quốc tế, đồng thời biết tự hào về nguồn cội văn hóa Việt. Do đó, tập đoàn đầu tư mạnh vào giáo dục để góp phần đổi mới, phát triển, nâng cao chất lượng giáo dục.
Các thế hệ học sinh Vietschool tự tin khi hội nhập quốc tế và luôn hiểu rõ về nguồn cội văn hóa Việt.
Video đang HOT
Đại diện lãnh đạo tập đoàn cho biết, BVgroup chủ trương phát triển không chạy theo số lượng mà ưu tiên chất lượng, làm chắc chắn, chuẩn mực theo lộ trình bài bản và dài hạn. Vietschool bao gồm một hệ thống trường từ tiểu học đến hết THPT, được BVgroup đầu tư đồng bộ cả về cơ sở vật chất, dịch vụ vận hành, nội dung chương trình, đội ngũ giáo viên, kỷ luật và văn hóa học đường. Hệ thống trường Vietschool được ưu tiên xây dựng tại các khu đô thị tiêu chuẩn, có lợi thế về hạ tầng, giao thông kết nối, trong không gian nhiều cây xanh.
Đưa mô hình giáo dục khai phóng vào giảng dạy
BVgroup áp dụng mô hình giáo dục khai phóng vào giảng dạy ngay từ cấp tiểu học với cơ sở đầu tiên ở 53 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội.
Theo đại diện hội đồng giáo dục của Vietschool, mục tiêu của giáo dục khai phóng là đào tạo con người toàn diện, trau dồi tính người và năng lực làm người trước khi đào tạo nghề nghiệp. Đó cũng là mục tiêu chủ đạo của giáo dục phổ thông, vì thế hoàn toàn có thể đưa giáo dục khai phóng xuống bậc phổ thông thay vì chỉ dừng ở bậc đại học.
Trường tiểu học Vietschool tại số 53 Triều Khúc, Thanh Xuân, Hà Nội
Với giáo dục khai phóng, thay vì áp đặt học sinh phải tiếp nhận kiến thức từ bên ngoài theo lối đọc chép, ghi nhớ, Vietschool tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, khám phá và thảo luận để hình thành ra tri thức và thế giới quan của riêng mình. “Kết quả giáo dục, tức sự trưởng thành của học sinh về mặt trí tuệ, năng lực và phẩm cách, là sản phẩm đồng kiến tạo của cả thầy và trò”, ban lãnh đạo của Vietschool cho hay.
Hệ thống Vietschool đồng thời đưa vào chương trình dạy và học các môn bản sắc là Văn hóa Việt và Kỹ năng Vietskills. Trong đó, Vietskills tập trung vào việc phát triển năng lực lãnh đạo bản thân và năng lực làm chủ cuộc sống. Chương trình văn hóa Việt được xây dựng với mục tiêu giúp các em tìm hiểu và trải nghiệm văn hóa Việt, hướng đến đào tạo ra những công dân tự tin khi hội nhập quốc tế, hiểu rõ và tự hào về nguồn cội văn hóa Việt.
Đào tạo các kỹ năng Vietskills được nhà trường tập trung chủ đạo.
BVgroup lựa chọn ba giá trị cốt lõi trong hoạt động kinh doanh của mình là chất lượng, uy tín và con người. “Để làm được điều đó, chúng tôi không chỉ đầu tư cơ sở vật chất, xây dựng nội dung chương trình, phát triển đội ngũ giáo viên, gây dựng kỷ luật và văn hóa học đường, mà còn tạo ra một cuộc sống học đường lành mạnh, đầy cảm hứng cho cả người dạy và người học trong hệ thống Vietschool”, lãnh đạo BVgroup khẳng định.
Thế Đan
Theo VNE
Đại biểu hơn 100 nước dự diễn đàn giáo dục toàn cầu
Các đại biểu sẽ tìm hiểu kết quả nghiên cứu của UNESCO, thảo luận về việc dạy và học vì một xã hội hòa bình, bền vững.
Ngày 2-3/7, tại Hà Nội, diễn đàn "Giáo dục vì sự phát triển bền vững và công dân toàn cầu" của UNESCO năm 2019 diễn ra với sự tham dự của hơn 350 lãnh đạo, nhà hoạch định chính sách, nhà giáo dục đến từ hơn 100 quốc gia và vùng lãnh thổ. Đây là lần đầu tiên diễn đàn được tổ chức tại Việt Nam nhằm hưởng ứng chủ đề "Học tập và giảng dạy vì một xã hội hòa bình và bền vững: từ bậc giáo dục mầm non đến giáo dục tiểu học và trung học".
Các đại biểu tham dự phiên khai mạc diễn đàn sáng 2/7. Ảnh: D.T
Ông Lê Hoài Trung, Thứ trưởng Ngoại giao, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia UNESCO Việt Nam, cho biết những thành tựu phát triển kinh tế xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam trong thời gian qua chỉ ra rằng chính con người chứ không phải tài nguyên thiên nhiên, mới là yếu tố quyết định, tạo ra phát triển bền vững cho mỗi quốc gia.
"Vì vậy, không ngừng cải cách, đổi mới giáo dục là phương cách hữu hiệu để tạo ra con người mới, đủ bản lĩnh và tầm vóc trí tuệ để vượt qua thách thức toàn cầu", ông Trung nói và hy vọng diễn đàn sẽ là nơi gặp gỡ, hội tụ tư duy và ý tưởng về giáo dục.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ cũng nhận định giáo dục là giải pháp, con đường để thay đổi các giá trị và hành vi của cộng đồng, giúp mọi người lựa chọn một cách sống bền vững.
Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ phát biểu tại phiên khai mạc sáng 2/7. Ảnh: D.T
Ông Nhạ thông tin kể từ năm 2013, Việt Nam cải cách giáo dục một cách căn bản và toàn diện. Một trong những cột mốc quan trọng là chương trình giáo dục phổ thông quốc gia được phê duyệt vào tháng 12/2018, dựa trên phát triển phẩm chất và năng lực của người học, hướng tới việc giúp học sinh có được kỹ năng cần thiết cho thế kỷ 21.
"Mục tiêu của chúng tôi không chỉ là tích hợp phát triển bền vững vào giáo dục mà còn xem giáo dục như một phương tiện thực hiện toàn diện cho tất cả mục tiêu phát triển bền vững", ông Nhạ nói.
Tuy nhiên, Việt Nam vẫn phải đối mặt với nhiều câu hỏi trong triển khai chương trình này. Đó là làm thế nào giáo dục tiếp cận và phục vụ tất cả, làm sao để cập nhật chương trình giảng dạy và các tiêu chuẩn đáp ứng nhu cầu phát triển trong tương lai, hay để biến việc học tập thành một hành trình suốt đời?
Cho rằng những câu hỏi này không chỉ dành cho Việt Nam mà còn cho các quốc gia khác, ông Nhạ hy vọng diễn đàn giáo dục của UNESCO sẽ là nơi chia sẻ nhiều kinh nghiệm và sáng kiến, mở ra những hiểu biết, cách tiếp cận mới và mở rộng mối quan hệ giữa các bên.
Dương Tâm
Theo VNE
2 học sinh Hà Tĩnh sáng tạo thành công phần mềm "nhập điểm bằng giọng nói" Để giúp việc vào điểm ở các sổ điểm, nhập điểm thi lên website thuận tiện, nhanh chóng và có độ chính xác cao, 2 em Trần Khánh Điệp và Võ Thị Thùy Dung (lớp 12A1 - Trường THPT Nghèn, Can Lộc - Hà Tĩnh) đã cùng nhau sáng tạo ra phần mềm "nhập điểm bằng giọng nói SpeechPoint". Đề tài "nhập điểm...