Tập Aerobic cải thiện bệnh tâm thần phân liệt
Thí nghiệm mới về tác động của các bài tập Aerobic lên bệnh tâm thần phân liệt đã khẳng định môn thể dục này thực sự làm giảm nhẹ các triệu chứng của căn bệnh.
Ảnh minh họa
Tập thể dục tốt cho sức khỏe, điều này không phải là mới, nhưng gần đây một nhóm các nhà khoa học, qua nghiên cứu đã cho thấy rằng thể dục có thể cải thiện nhiều về tình trạng suy giảm nhận thức liên quan đến những tình trạng mà chúng ta không nghĩ các hoạt động thể chất sẽ mang lại hiệu quả.
Trong những năm gần đây, hiểu biết của chúng ta về sự phức tạp của bệnh tâm thần phân liệt đã nhanh chóng phát triển. Những gì được nghĩ trước đây rằng nó chỉ là một dạng sức khỏe tâm thần hiện đã được mở rộng thành một sự rối loạn đầy phức tạp, có thể là nguyên nhân gây kích động toàn cơ thể.
Ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy, tập thể dục có thể cải thiện trực tiếp các triệu chứng liên quan đến tâm thần phân liệt. Một nhóm các nhà nghiên cứu ở Đài Loan (Trung Quốc) đã ủng hộ giả thuyết này với các nghiên cứu kỹ về loại hình thể dục có thể đưa đến những hiệu quả có lợi cho những người được chẩn đoán mắc hội chứng trên.
Thí nghiệm diễn ra trên 62 đối tượng mắc bệnh tâm thần phân liệt. Các nhà nghiên cứu tách họ thành 2 nhóm: Một nhóm trải qua ít nhất 30 phút tập Aerobic 5 lần mỗi tuần trong 12 tuần và nhóm đối chứng tập những bài tập cường độ thấp trong thời gian tương tự.
Video đang HOT
Những người tham gia tiếp tục uống thuốc do bác sĩ kê toa bình thường trong suốt cuộc thí nghiệm và được đánh giá bởi một thầy thuốc chuyên về tâm thần 3 lần: Bắt đầu thí nghiệm, chấm dứt thí nghiệm và 3 tháng sau đó. Chuyên gia đánh giá này không biết 2 nhóm đã tập như thế nào để không bị kiến thức về chương trình này gây ảnh hưởng.
Các kết quả cho thấy, những người tập thể dục Aerobic giảm đáng kể các triệu chứng tiêu cực và bệnh học tâm thần tổng quát ở tất cả các đối tượng so với nhóm đối chứng tập với cường độ thấp. Điều thú vị hơn nữa là sự cải thiện tiếp tục sau 3 tháng đối với các đối tượng tiếp tục chương trình tập luyện 12 tuần.
Có nhiều giả thuyết được đưa ra để giải thích làm thế nào mà hình thức thể dục này có thể làm giảm các triệu chứng tiêu cực liên quan đến tâm thần phân liệt. Một gợi ý cho rằng, tập Aerobic có thể làm tăng mức protein quan trọng được gọi là brain-derived neurotrophic factor (BDNF), nhân tố neurotrophic bắt nguồn từ não. Một số bằng chứng được nêu lên cho thấy mức huyết thanh thấp của BDNF trong não có liên quan với bệnh học tâm thần của chứng tâm thần phân liệt, vì vậy có vẻ hợp lý khi đưa ra giả thuyết rằng BDNF tăng khi tập Aerobic sẽ làm giảm các triệu chứng tiêu cực.
Những giả thuyết khác gợi ý rằng, để giải thích sự liên quan thuyết phục này bao gồm việc tập thể dục cường độ cao làm gia tăng mức glutamate trong não, chất được cho là có khả năng làm giảm các triệu chứng của bệnh tâm thần phân liệt và tập thể dục giúp điều hòa trục HPA (hồi hải mã- tuyến yên- tuyến thượng thận), một khu vực của não được xem là có liên quan đến sự rối loạn chức năng ở những đối tượng bị tâm thần phân liệt.
Theo Giáo dục Thời đại
Trẻ mắc viêm não tự miễn bị nhầm với bệnh tâm thần
Đang khỏe mạnh bình thường thì cậu bé có biểu hiện nói nhảm, méo miệng, chân tay múa may quay cuồng khiến người nhà nghĩ bệnh nhân bị tâm thần. Tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, bác sĩ chẩn đoán bệnh nhi bị viêm não tự miễn.
Đó là trường hợp của bé Lưu Tấn P. (15 tuổi, ngụ tại Tây Ninh).
Ngày 27/8, Tấn P. đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới trong tình trạng hôn mê sâu. Thông tin từ gia đình cho hay, khoảng 2 tuần trước khi vào viện, bệnh nhân có biểu hiện hay nói lảm nhảm một mình, chân tay múa may quay cuồng mất kiểm soát, hay lo âu, giận hờn...
Những biểu hiện của bệnh viêm não tự miễn dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác
Tiền sử gia đình có mẹ bị bệnh lý tâm thần phân liệt, đang trong thời gian điều trị. Những biểu hiện của bệnh khiến gia đình nghĩ cậu bé bị bệnh tâm thần như mẹ nên chậm đưa đến bệnh viện. Sau 10 ngày kể từ ngày phát bệnh, tình trạng mỗi ngày một xấu, bệnh nhân có biểu hiện sốt cao, co gồng... mới được đưa đến bệnh viện địa phương. Do không tìm ra bệnh nên trẻ được xuất viện theo dõi, điều trị theo hướng tâm thần. 3 ngày sau, bệnh nhi rơi vào mê sảng, co giật, chuyển đến viện lúc này các bác sĩ mới lập tức chuyển bệnh nhi lên Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới, TPHCM.
BS Lại Quang Lộc, khoa Cấp cứu Hồi sức Tích cực Chống độc Trẻ em cho hay: Qua thăm khám lâm sàng, trẻ có những biểu hiện của viêm não tự miễn nên được chỉ định thực hiện các kiểm tra chuyên môn sâu. Kết quả xét nghiệm phát hiện bệnh nhi có kháng thể NMDA (Anti-Nmethyl-D-aspartate - một trong các tác nhân gây viêm não tự miễn).
Viêm não tự miễn là bệnh tự cơ thể sinh ra kháng thể, những kháng thể này gắn kết vô các thụ thể của tế bào thần kinh gây ra bệnh viêm não. Đây là bệnh ít gặp, hiện chưa xác định được nguyên nhân dẫn tới bệnh viêm não tự miễn ở ca bệnh trên. Sau khi nhập viện, bệnh nhi rơi vào hôn mê sâu.
Bệnh nhi đang được bác sĩ theo dõi, điều trị tích cực
Cũng theo BS Lộc, bệnh lý viêm não tự miễn đến nay chưa có phác đồ điều trị. Các bác sĩ đang tập trung điều trị triệu chứng cho bệnh nhi như: thở máy, kháng viêm bằng corticoid, kết hợp Immunoglobulin (IVIg). Thời gian điều trị dự kiến kéo dài ít nhất 3 tháng.
Qua trường hợp trên, bác sĩ khuyến cáo cộng đồng, khi thấy trẻ có những biểu hiện bất thường như nói nhảm, chân tay vận động mất kiểm soát, hay bồn chồn, lo âu, tự nhai hàm răng trong vô thức, sốt hoặc có thể không sốt (trong thời gian đầu), gia đình cần nhanh chóng đưa đến bệnh viện để được chẩn đoán điều trị kịp thời.
Những trường hợp xuất hiện tình trạng co gồng, khó thở, mê sảng là biểu hiện nặng của bệnh... nguy cơ ảnh hưởng đến thần kinh, việc điều trị sẽ trở nên khó khăn, bệnh nhân nếu qua được nguy kịch cũng đối mặt với những nguy cơ để lại di chứng về sau.
Vân Sơn
Theo Dân trí
Vụ 7 người chết tại Công viên nước Hồ Tây: Chuyên gia tâm thần giải thích nguyên nhân tử vong Theo TS.BS Tô Thanh Phương - Phó Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Trung ương 1, người sử dụng ma túy sẽ khiến trạng thái kích động làm cho cơ thể hoạt động quá sức, khi đó họ sẽ như ngọn nến đốt hết sẽ vụt tắt. La hét quá mức có thể vỡ tim, động mạch TS.BS Tô Thanh Phương cho hay,...