Tạo tiếng nói chung, nhìn nhận đúng về giáo dục nghề nghiệp
Những năm gần đây, lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp (GDNN) đã có chuyển biến mạnh mẽ và đạt nhiều kết quả, góp phần quan trọng nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phục vụ công cuộc đổi mới đất nước, từng bước hội nhập thế giới.
Tuy nhiên, trong bối cảnh chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, GDNN phải tiếp tục đổi mới từ cơ chế, chính sách đến năng lực, hiệu quả đào tạo, đáp ứng yêu cầu của người học, thị trường lao động và doanh nghiệp… Đây là nội dung trao đổi giữa Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội PHAN THANH BÌNH với Báo Nhân Dân.
Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình.
Phóng viên: Vừa qua, Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng đã tổ chức giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về GDNN, đồng chí đánh giá như thế nào về hoạt động GDNN hiện nay, nhất là đối với yêu cầu xây dựng nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ phát triển kinh tế – xã hội của đất nước?
ồng chí Phan Thanh Bình: Những năm qua, được sự quan tâm chỉ đạo, lãnh đạo của ảng và Nhà nước, sự vào cuộc mạnh mẽ của các bộ, ngành, địa phương, lĩnh vực GDNN đã đạt được những kết quả quan trọng. Hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về GDNN từng bước được hoàn thiện, trong đó Luật GDNN được Quốc hội thông qua năm 2014 đã tạo hành lang pháp lý để các cơ sở GDNN, cơ sở hoạt động GDNN tổ chức hoạt động đào tạo. Mạng lưới cơ sở GDNN phát triển rộng, đa dạng về loại hình và trình độ đào tạo. ặc biệt là nhận thức của xã hội, người dân, doanh nghiệp về GDNN đã có những chuyển biến tích cực, số lượng tuyển sinh GDNN tăng hằng năm; tỷ lệ người học sau tốt nghiệp có việc làm cao, thu nhập ổn định… Chính những điều này đã tạo chuyển biến nhất định trong nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng một phần cho quá trình phát triển và hội nhập của đất nước.
Tuy nhiên, so với yêu cầu đặt ra về nguồn nhân lực có tay nghề cao vẫn còn nhiều việc phải làm, từ chính sách chung, việc quản lý của Nhà nước đến lĩnh vực đào tạo giáo dục nghề nghiệp, theo thống kê, hiện tỷ lệ lao động có chứng chỉ đào tạo chỉ dưới 25%. ây là điểm yếu của chúng ta ngay cả khi cạnh tranh với lao động khu vực chứ chưa nói đến lao động thế giới. Trong khi đó, những nước đang phát triển, thu nhập ở mức trung bình như Việt Nam, thì yêu cầu về đội ngũ nhân lực nghề nghiệp rất quan trọng. Bởi trước tiên, chúng ta cần những lao động làm đúng và làm tốt, rồi dần dần mới tiến tới làm hay và sáng tạo.
Video đang HOT
Phóng viên: Qua giám sát của Ủy ban, có những vấn đề gì đặt ra, thưa đồng chí?
ồng chí Phan Thanh Bình: Còn nhiều việc phải làm, tuy nhiên chúng tôi nhận thấy có ba vấn đề lớn đặt ra đối với công tác GDNN hiện nay. Thứ nhất, đó là quản lý nhà nước, hệ thống cơ chế, chính sách về GDNN cần được nhìn lại một cách tổng thể. Thứ hai là chất lượng đào tạo GDNN, cơ sở vật chất, thiết bị đào tạo và đội ngũ giáo viên. Thứ ba là mối quan hệ gắn kết giữa doanh nghiệp với cơ sở GDNN. ây là ba vấn đề mấu chốt, gắn bó chặt chẽ với nhau. Bên cạnh đó, có vấn đề thứ tư mang tính bao trùm, đó là tâm lý xã hội, nhưng nếu ba vấn đề nêu trên được giải quyết, thì sẽ giải được. Tâm lý xã hội vẫn là tâm lý khoa bảng, thích tốt nghiệp đại học. Tuy nhiên, tâm lý xã hội đang thay đổi, càng ngày xã hội càng thực tế hơn. Nếu bây giờ đào tạo chất lượng tốt, sinh viên ra trường tìm được việc làm và có thu nhập tốt thì sẽ là thuận lợi đối với GDNN.
Phóng viên: Với những vấn đề vừa nêu, để đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới khi đất nước chuyển đổi mô hình tăng trưởng và hội nhập quốc tế, GDNN phải thay đổi bắt đầu từ đâu và như thế nào?
ồng chí Phan Thanh Bình: Tôi cho rằng, cơ chế, chính sách là cái đầu tiên cần thay đổi. Hệ thống giáo dục quốc dân có bốn khối: giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông, giáo dục nghề nghiệp và giáo dục đại học. Bốn khối này cần được đánh giá và coi trọng ngang nhau thì mới có thể tạo thành một chỉnh thể về giáo dục và đào tạo nguồn nhân lực tốt cho xã hội. Nhưng có một thực tế là lâu nay chúng ta vẫn đang nhìn nhận theo bậc từ dưới lên, theo độ tuổi người học và theo giá trị của quan hệ xã hội nhiều hơn, nên “đối xử” của hệ thống chính sách cũng vậy. ã đến lúc khối trường cao đẳng giảng dạy nghề nghiệp cũng phải được đầu tư chuẩn mực như khối đại học về cơ sở vật chất, đội ngũ giáo viên, chương trình đào tạo… ồng thời, cần xem xét và đẩy nhanh tiến độ tự chủ của cơ sở GDNN, hướng tới trao quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm và trách nhiệm giải trình cho người đứng đầu cơ sở GDNN, tạo cơ chế đánh giá độc lập, có sự kiểm soát của nhà nước, giám sát của xã hội. Ngoài ra, các cơ sở GDNN tư thục mặc dù phát triển nhưng cũng chưa được quan tâm, cần sớm xem xét hoàn thiện hệ thống pháp lý để tạo bình đẳng cho họ. ể bảo đảm đồng bộ, các nội dung quản lý nhà nước cần thiết được nghiên cứu triển khai: dự báo nhu cầu lao động, hoàn chỉnh hệ thống dạy nghề, cụ thể hóa khung trình độ của hệ thống giáo dục quốc dân, chính sách hỗ trợ cho đào tạo nghề nghiệp,…
Về chất lượng đào tạo GDNN, Nhà nước đã đầu tư về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nhưng thực tế mới tập trung ở các trường trọng điểm, trường lớn; cần có sự sắp xếp, quy hoạch lại mạng lưới cơ sở GDNN để có sự đầu tư đồng bộ… ồng thời, để đào tạo được đội ngũ lao động có tay nghề, có văn hóa đáp ứng yêu cầu trong giai đoạn mới, đội ngũ giáo viên cũng phải được coi trọng.
Với sự phát triển của khoa học – công nghệ, nhất là cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nguồn nhân lực nghề nghiệp sẽ chịu sự tác động trực tiếp và mạnh mẽ, từ đó sự chuẩn bị đội ngũ này là hết sức cần thiết. Các yêu cầu về kỹ năng, thái độ trong lao động, việc tiếp cận với công nghệ mới và sự thay đổi về nghề nghiệp cũng như tâm lý lao động trong một nền công nghiệp linh hoạt và biến đổi nhanh, là những nội dung mà GDNN cần chuẩn bị.
Và thứ ba, hợp tác giữa doanh nghiệp và cơ sở GDNN phải là mối liên hệ chặt chẽ, tạo môi trường tốt cho người học. Doanh nghiệp không chỉ là nơi sử dụng mà còn phải nhìn rõ hơn ở góc độ; đặt yêu cầu cho một nhu cầu tương lai, tham gia vào quá trình đào tạo đáp ứng với nghề nghiệp đang trong quá trình thay đổi mãnh liệt. Làm được như vậy, nhà trường sẽ bảo đảm đầu ra cho sinh viên, trong khi doanh nghiệp chủ động được nguồn cung lao động, đáp ứng quá trình cạnh tranh, phát triển của từng doanh nghiệp. ây là một trong những yếu tố quan trọng góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực trực tiếp phục vụ cho sự phát triển kinh tế đất nước.
Phóng viên: Xin cảm ơn đồng chí!
Theo Nhân dân
Xây dựng môi trường giáo dục nghề nghiệp an toàn, lành mạnh
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đang dự thảo Thông tư hướng dẫn xây dựng môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng, chống bạo lực học đường trong các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Ảnh minh họa
Theo dự thảo quy tắc ứng xử chung là: Thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của công dân, của cán bộ, viên chức, nhà giáo, người lao động, học sinh, sinh viên trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Thực hiện lối sống lành mạnh, tích cực, quan tâm chia sẻ và giúp đỡ người khác trong sinh hoạt cũng như học tập tại cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục; học sinh, sinh viên phải sử dụng đồng phục (nếu có quy định) hoặc trang phục sạch sẽ, gọn gàng phù hợp với lứa tuổi và môi trường giáo dục khi tham gia các hoạt động trong nhà trường, đồng thời cũng thể hiện sự thanh lịch khi hoạt động ngoài nhà trường; cha mẹ học sinh, sinh viên và khách đến trường phải sử dụng trang phục phù hợp với môi trường giáo dục.
Không hút thuốc, không sử dụng đồ uống có cồn và các chất kích thích bị cấm khác trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp theo nội quy, quy chế của nhà trường và quy định của pháp luật. Không sử dụng mạng xã hội để phát tán, tuyên truyền, bình luận những thông tin hoặc hình ảnh trái thuần phong mỹ tục, trái đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước hoặc làm ảnh hưởng đến môi trường giáo dục. Không gian lận, dối trá, vu khống, gây hiềm khích, quấy rối, ép buộc, đe dọa, bạo lực với người khác.
Phòng ngừa bạo lực học đường
Dự thảo cũng nêu rõ các biện pháp phòng ngừa bạo lực học đường gồm:Giáo dục, trang bị kiến thức, kỹ năng về phòng, chống xâm hại học sinh, sinh viên; phòng, chống bạo lực học đường trên môi trường mạng cho học sinh, sinh viên, cán bộ quản lý, nhà giáo, nhân viên của cơ sở giáo dục nghề nghiệp và gia đình học sinh, sinh viên; giáo dục, tư vấn kiến thức, kỹ năng tự bảo vệ cho học sinh, sinh viên.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp thường xuyên tiến hành theo dõi, thống kê và phân tích các nhóm đối tượng có nguy cơ bạo lực học đường. Xây dựng cơ chế phối hợp với cơ quan chức năng và quy trình xử lý đối với các tình huống bạo lực học đường. Thiết lập kênh thông tin liên lạc giữa cơ sở giáo dục nghề nghiệp với gia đình học sinh, sinh viên và các tổ chức, cá nhân có liên quan để kịp thời ngăn chặn, xử lý các tình huống bạo lực học đường xảy ra.
Cơ sở giáo dục nghề nghiệp xây dựng và tổ chức thực hiện phương án xử lý các tình huống bạo lực học đường có thể xảy ra. Phân công rõ trách nhiệm cho cá nhân, tổ chức có liên quan trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp. Để bảo vệ an toàn cho học sinh, sinh viên, cô lập, khống chế và xử lý kịp thời các đối tượng gây ra bạo lực học đường theo quy định của pháp luật. Thực hiện ngay các biện pháp trợ giúp, chăm sóc y tế, tư vấn đối với học sinh, sinh viên bị bạo lực; theo dõi, đánh giá sự an toàn của người bị bạo lực.
Đồng thời thông báo kịp thời với gia đình học sinh, sinh viên để phối hợp xử lý; trường hợp vụ việc vượt quá khả năng giải quyết của cơ sở giáo dục nghề nghiệp thì thông báo kịp thời với cơ quan công an, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các cơ quan liên quan để phối hợp xử lý theo quy định của pháp luật.
Theo baochinhphu.vn
Thanh Hóa: Công khai các khoản thu trong trường học để tránh lạm thu Để tránh tình trạng lạm thu trong trường học, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa đã chỉ đạo giải quyết dứt điểm tình trạng dạy, học thêm và thu tiền trái quy định. Ngày 9/9, thông tin từ Sở Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) Thanh Hóa cho biết, Giám đốc sở đã có chỉ đạo về việc...