Tạo thuận lợi cho giảng dạy văn hóa trong trường nghệ thuật, trường nghề
Đây là ý kiến được thống nhất tại cuộc họp của các bộ, ngành về tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy văn hóa ở các trường nghệ thuật, trường nghề, chiều 9-11, dưới sự chủ trì của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam trao đổi với lãnh đạo các bộ, ngành về các giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong giảng dạy văn hóa ở các trường nghệ thuật, trường nghề. Ảnh: VGP/Đình Nam
Theo đó, trong thời gian qua, vấn đề này đã được các bộ, ngành họp bàn, nhưng chưa có sự thống nhất giữa các văn bản quy phạm pháp luật, dẫn tới việc tuyển sinh, thi, cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh các trường nghệ thuật, trường nghề thời gian qua khó khăn.
Ngay từ năm 2021, các bộ, ngành liên quan đã phải xử lý một số trường hợp cụ thể về tuyển sinh, thi chuyển cấp, cấp bằng tốt nghiệp cho học sinh trường nghệ thuật, trường nghề.
Tại cuộc họp, đại diện Bộ Tư pháp cho biết đã họp, rà soát kỹ và có văn bản khẳng định đủ cơ sở pháp lý để thực hiện giảng dạy văn hóa trong cơ sở giáo dục nghề nghiệp.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, Bộ sẽ sớm ban hành văn bản hướng dẫn cụ thể về tuyển sinh học văn hóa cho học sinh, học viên trường nghệ thuật, trường nghề. Ảnh: VGP/Đình Nam
Trên cơ sở đó, lãnh đạo Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo khẩn trương có văn bản hướng dẫn tháo gỡ để các địa phương triển khai, tạo điều kiện cho học sinh, học viên các trường nghệ thuật, trường nghề học tập thuận lợi, có cơ hội học tập suốt đời.
Đồng quan điểm, đại diện Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội chia sẻ quan điểm “những gì có lợi cho học viên, học sinh trường nghệ thuật, trường nghề thì phải làm, còn những vướng mắc về thể chế cần được các bộ, ngành phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ, thậm chí có thể đề xuất thí điểm”.
Thời gian qua, các bộ, ngành đã tập trung rà soát lại toàn bộ văn bản, tới đây báo cáo cấp có thẩm quyền để sửa đổi căn bản việc giảng dạy, học văn hoá trong trường nghệ thuật, trường nghề. Ảnh: VGP/Đình Nam
Tại cuộc họp, các ý kiến nêu rõ, trong thời gian qua, các bộ, ngành đã tập trung rà soát lại toàn bộ văn bản, tới đây báo cáo cấp có thẩm quyền để sửa đổi căn bản việc giảng dạy, học văn hóa trong trường nghệ thuật, trường nghề.
Trước mắt, đại diện lãnh đạo Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với Bộ Tư pháp, Ủy ban Văn hóa – Giáo dục của Quốc hội đã bàn, rà soát và thống nhất: Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ ý kiến của các bộ, ngành, văn bản của Bộ Tư pháp để trước ngày 20-11-2022 có văn bản hướng dẫn cụ thể về tuyển sinh học văn hóa cho học sinh, học viên trường nghệ thuật, trường nghề.
Các bộ, ngành sẽ thống nhất các biện pháp hỗ trợ việc giảng dạy văn hóa trong trường nghệ thuật, trường nghề; đồng thời, tạo điều kiện cho các cơ sở giáo dục được tham gia vào quá trình này, có hướng dẫn bảo đảm chất lượng.
Vĩnh Phúc: Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập
Hưởng ứng phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập", ngành Giáo dục & Đào tạo tỉnh Vĩnh Phúc (GDĐT) đã triển khai nhiều hoạt động cụ thể, thiết thực nhằm phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo trong công tác quản lý, giảng dạy, nghiên cứu khoa học; khơi dậy tinh thần chủ động, sáng tạo của học sinh trong học tập, rèn luyện, khởi nghiệp.
Các đơn vị, cơ sở giáo dục trên địa bàn tỉnh đã xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện phong trào thi đua; trong đó, các tiêu chí thi đua gắn với 9 nhóm nhiệm vụ chủ yếu, 5 nhóm giải pháp cơ bản của ngành Giáo dục và các nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Kết quả bước đầu của phong trào đã và đang trở thành động lực để toàn ngành GDĐT tiếp tục phát huy tinh thần chủ động, sáng tạo, tích cực đổi mới trong quản lý, giảng dạy và học tập, từ đó, thực hiện hiệu quả công tác đổi mới căn bản, toàn diện, chất lượng về giáo dục.
Ông Nguyễn Văn Huyến - Giám đốc Sở GD-ĐT tặng giấy khen chúc mừng trường THPT Nguyễn Viết Xuân
Xác định việc thực hiện phong trào thi đua là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên, gắn với thực hiện nhiệm vụ chính trị của từng cơ quan, đơn vị, ngành GD&ĐT đã ban hành kế hoạch thực hiện phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập" giai đoạn 2020-2025; triển khai sâu rộng tới các cơ sở giáo dục, cơ quan quản lý giáo dục các cấp với hình thức, nội dung, tiêu chí thi đua thiết thực, phù hợp điều kiện và tình hình thực tiễn; chỉ đạo người đứng đầu các cơ quan, đơn vị lãnh đạo, đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện, kịp thời phát hiện mô hình mới, nhân tố mới để bồi dưỡng, nhân rộng và tôn vinh.
Các đơn vị, cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch cụ thể tổ chức thực hiện phong trào thi đua. Năm học 2021 - 2022, thực hiện nhiệm vụ năm học trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19 tiếp tục diễn biến phức tạp, được sự lãnh đạo, chỉ đạo sát sao, kịp thời của Thành ủy, HĐND, UBND thành phố Vĩnh Yên, Sở GD&ĐT Vĩnh Phúc, ngành GD&ĐT thành phố Vĩnh Yên đã nỗ lực vượt qua khó khăn, xác định trạng thái thích ứng, tập trung thực hiện các nhóm nhiệm vụ, giải pháp để vừa thực hiện tốt công tác phòng, chống dịch bệnh COVID-19, vừa thực hiện hiệu quả công tác dạy và học. Toàn ngành đã thực hiện hiệu quả phong trào thi đua "Đổi mới, sáng tạo trong quản lý, giảng dạy và học tập", gắn với việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ năm học.
Ngành GD&ĐT thành phố tiếp tục duy trì thứ hạng đứng đầu tỉnh, nhiều chỉ số giáo dục quan trọng tăng so với năm học trước: Bậc mầm non, 100% trẻ được đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần. Bậc tiểu học có hơn 99% học sinh hoàn thành và hoàn thành tốt yêu cầu của 2 môn Toán, Tiếng Việt; Gần 99,9% học sinh được đánh giá tốt và đạt ở các nhóm năng lực, các nhóm phẩm chất; Chất lượng dạy học môn Tiếng Anh, Tin học được nâng cao; 100% học sinh lớp 5 hoàn thành chương trình tiểu học; Có 43 giải quốc gia, 55 giải cấp tỉnh tại các sân chơi trí tuệ. Chất lượng giáo dục THCS đứng số 1 của tỉnh; Tỷ lệ học sinh lớp 9 được xét công nhận tốt nghiệp THCS đạt 99,5%; điểm sàn vào các trường THPT không chuyên cao nhất tỉnh; đạt 4 giải cấp quốc gia, 105 giải cấp tỉnh tại các cuộc thi học sinh giỏi và thi khoa học kỹ thuật...
Phát huy những kết quả đạt được, năm học 2022 - 2023, ngành GD&ĐT Vĩnh Yên tiếp tục duy trì và nâng cao chất lượng GD&ĐT. Trong đó, tập trung phát triển hệ thống mạng lưới trường, lớp; Xây dựng đội ngũ cán bộ quản lý; Chú trọng hơn nữa công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tổ chức các kỳ thi, sân chơi trí tuệ để nâng cao chất lượng giáo dục mũi nhọn; Đẩy mạnh chuyển đổi số trong giáo dục.
Triển khai tốt các nội dung thi đua của phong trào này sẽ góp phần xây dựng môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp, thân thiện, an toàn, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc; giúp ngành chú trọng đổi mới công tác quản lý giáo dục và quản trị nhà trường; phát huy tinh thần đổi mới, sáng tạo của đội ngũ nhà giáo trong công tác giảng dạy, nghiên cứu khoa học; khơi dậy tinh thần chủ động, tích cực, sáng tạo của học sinh, rèn luyện, khởi nghiệp.
Nữ tiến sĩ giành giải thưởng Quả Cầu Vàng 2022 khát khao thành nhà giáo từ nhỏ TS.Trần Thị Như Hoa luôn khát khao mang những công nghệ mới chất lượng nhất về Việt Nam giảng dạy và phát triển nền khoa học nước nhà. Với niềm đam mê, cống hiến những nghiên cứu khoa học, truyền đạt kiến thức cho thế hệ trẻ của đất nước, Tiến sĩ Trần Thị Như Hoa, giảng viên Bộ môn Vật liệu Từ...