Tạo thói quen đọc sách cho trẻ từ trường học
Theo cô Hoàng Thị Diễm Trang, giáo viên Trường THCS – THPT Đinh Thị Lý, quận 7, TPHCM muốn phát triển văn hóa đọc và hình thành lại thói quen đọc sách, cần chú ý đầu tư cho hệ thống thư viện, một hình ảnh không thể thiếu với một xã hội gắn liền với sự hiện đại và phát triển.
Việc đọc sách với trẻ nhỏ phải bắt đầu từ sự hứng thú . Ảnh: DŨNG PHƯƠNG
“Chúng ta phải làm ngay thôi, không thể chậm trễ được nữa. Nếu chúng ta không hình thành thói quen đọc sách cho trẻ từ bây giờ thì sau này, khi các bé lớn lên khó mà tạo lập được thói quen này”. Đó là chia sẻ của ông Lê Hoàng, Phó Chủ tịch Hội Xuất bản Việt Nam, Trưởng văn phòng đại diện phía Nam, trong buổi tọa đàm “Làm gì để tạo thói quen đọc sách cho trẻ?” tổ chức nhân dịp Ngày Sách Việt Nam lần thứ 6.
Cần có tiết đọc sách
Ông Lê Hoàng nhận định: “Nhiều người Việt Nam không có thói quen đọc sách”. Nhận định này không phải không có cơ sở. Bởi theo số liệu của Cục Xuất bản Việt Nam, trong 3 năm gần đây, bình quân mỗi năm Việt Nam xuất bản chưa tới 400 triệu bản sách, nhưng trong số đó đã có trên 300 triệu bản là sách giáo khoa, giáo trình phục vụ cho học tập. Như vậy, chỉ còn chừng 100 triệu bản sách chia trên 90 triệu dân. Việt Nam hoàn toàn không có tên trong danh sách 61 nước có số lượng người đọc sách cao trên thế giới, trong khi khối Đông Nam Á có 3 nước: Singapore đứng thứ 36, Malaysia đứng thứ 53 (12 đầu sách/người/năm) và Indonesia đứng thứ 60.
Ông Lê Hoàng lý giải: “Sở dĩ cộng đồng người Việt Nam không có thói quen đọc sách, bởi vì từ tấm bé rất nhiều trẻ em Việt Nam chưa được tạo điều kiện để có thói quen bổ ích này. Muốn phát triển văn hóa đọc phải đi vào cốt lõi của vấn đề, đó là làm sao tạo dựng được thói quen đọc sách cho trẻ từ tấm bé”. Và giải pháp mà nhiều người đưa ra tại tọa đàm lần này chính là môi trường giáo dục, được xem là một trong hai môi trường quan trọng có tác động đến việc hình thành thói quen đọc sách của trẻ bên cạnh gia đình.
Không như các nước phát triển trên thế giới hay trong khu vực như Singapore, Malaysia…, các nước đều có tiết đọc sách, sách được bố trí trong khung giờ chính thức ở tất cả các trường. Tại Việt Nam, ngoài các trường có sự chủ động tự thân tổ chức tiết đọc sách như trên, đa số các trường tại TPHCM và cả nước không có tiết đọc sách.
Video đang HOT
Việc không có tiết đọc sách trong chương trình học phổ thông cũng có thể xem là nguyên nhân cản trở việc hình thành thói quen đọc sách của trẻ. Hầu hết các ý kiến đều thống nhất kiến nghị lên Chính phủ và Bộ GD-ĐT cần xây dựng chương trình học có tiết/giờ đọc sách chính thức áp dụng cho tất cả trường tiểu học phổ thông trên cả nước. Đặc biệt, không chờ đến lúc các em biết “đọc thông viết thạo” mà tiết đọc sách cần phải áp dụng ngay trong cấp học mầm non. Bởi theo thạc sĩ Lê Thị Liên (Công ty CP Giáo dục Thành Thành Công), nuôi dưỡng tình yêu sách của học sinh bậc mầm non là một hành trình ươm mầm hạnh phúc và giá trị cho cuộc sống. Thói quen đọc sách được hình thành từ khi còn bé sẽ là nền tảng vững chắc cho kỹ năng tìm kiếm thông tin của thời đại công nghệ số trong tương lai.
Tuy nhiên, Thạc sĩ Lê Thị Liên cũng lưu ý: “Việc đọc sách với trẻ nhỏ phải được bắt đầu từ sự hứng thú và tâm thế sẵn sàng, tự nguyện. Thể loại sách đa dạng, gần gũi với các dự án học tập, hình thức tổ chức đa dạng trong không gian mở hấp dẫn và thoải mái. Điều đó đòi hỏi giáo viên phải là một tấm gương về tinh thần ham đọc sách, là người truyền cảm hứng đến với trẻ và biến những cuốn sách thực sự trở thành người bạn của trẻ ở trường mầm non”.
Nâng tầm thư viện
Một vấn đề nhận được sự quan tâm của đông đảo những người tham dự tọa đàm, chính là hoạt động thư viện. Bên cạnh số ít trường học sử dụng và phát huy thành công thư viện, trở thành “trái tim của trường học” thì cũng có không ít thư viện làm ra để cho có. Sau một thời gian mang sách về các trường học, cô giáo Hoàng Thị Thu Hiền, Trưởng ban Dự án Sách hay dành cho học sinh tiểu học, chỉ ra một thực tế: Rất nhiều trường không có thư viện đúng nghĩa, mà chỉ là công trình phụ hay nhà kho để những thứ linh tinh. Những kệ sách thô sơ xiêu vẹo, những căn phòng ẩm mốc, cũ kỹ. Ở một số tỉnh, hầu như trường tiểu học không có sách, tạp chí, báo đúng chuẩn để học sinh đọc. Những kệ sách trống vắng chỉ có một số sách giáo khoa, sách tài liệu giảng dạy cho thầy cô. Có những trường cơ sở khang trang, phòng thư viện khá rộng nhưng nhìn vào “tài sản thư viện” mà đau lòng: một tập tạp chí cũ mèm rách nát, một tập những tờ báo các loại.
Cô Hoàng Thị Thu Hiền bày tỏ: “Có sách trong thư viện đã khó, làm sao cho học sinh say mê đọc sách lại càng khó hơn. Cần phải có những buổi giới thiệu sách công phu, nhưng nhân viên phụ trách thư viện không có nghiệp vụ. Xót xa không khi cả một huyện tới mấy chục trường tiểu học mà chỉ có một người được đào tạo bài bản, còn nữa là do giáo viên hoặc nhân viên kiêm nhiệm. Cô Nguyễn Thị Ánh Tuyết (nhân viên thư viện), Trường Tiểu học Trần Văn Ơn, quận 11, cho rằng, cần có một chế độ đãi ngộ tốt hơn cho người làm thư viện, vì lương quá thấp. Theo cô Hoàng Thị Thu Hiền, đại đa số người phụ trách thư viện hiện nay là nhân viên hợp đồng, lương đã thấp lại dễ bị hủy, có rất nhiều trường hợp làm cả chục năm vẫn chưa được vào biên chế (7 năm hợp đồng lương 2,8 triệu đồng/tháng có nghiệp vụ, không có nghiệp vụ 10 năm hợp đồng lương 1,5 triệu đồng/tháng).
Theo cô Hoàng Thị Diễm Trang, giáo viên Trường THCS – THPT Đinh Thị Lý, quận 7, TPHCM muốn phát triển văn hóa đọc và hình thành lại thói quen đọc sách, cần chú ý đầu tư cho hệ thống thư viện, một hình ảnh không thể thiếu với một xã hội gắn liền với sự hiện đại và phát triển. Cô Diễm Trang cho biết: “Hiện nay, việc đọc sách gần như tùy thuộc vào quan điểm và ngân quỹ của mỗi gia đình, chứ không phải từ việc cung cấp sách rất dễ dàng và thuận tiện, phong phú từ hệ thống thư viện trong nhà trường và đặc biệt tại các địa phương. Nếu chúng ta có thể khôi phục hình ảnh của các thư viện trước đây và nâng tầm với bộ mặt mới, phong phú hơn để việc sách xuất hiện và đến với mọi người không tùy thuộc vào khả năng tài chính của mỗi người, mỗi gia đình thì việc đọc sách cũng sẽ dễ dàng hình thành hơn cho con trẻ tại mỗi gia đình và mỗi trường học”.
Chưa biết liệu tiết đọc sách có được đưa vào chương trình học hay không, cũng chưa biết có thể “cải tổ” được thư viện hay không; nhưng ít nhất những người tham dự tọa đàm hoàn toàn có thể hy vọng khi ông Từ Lương, Phó Giám đốc Sở TT-TT, cam kết sẽ kiến nghị lên UBND TPHCM và Sở GD-ĐT về vấn đề này.
HỒ SƠN
Theo SGGP
Đọc sách để có được công thức làm giàu cho bản thân
Ngày 20.4, Hành trình Từ Trái tim đã có các hoạt động giao lưu sôi nổi và trao tặng hàng ngàn cuốn sách quý cho các em học sinh tại Thư viện tỉnh Lạng Sơn và sinh viên Trường cao đẳng Sư phạm Lạng Sơn.
Tại Thư viện Lạng Sơn, đồng cảm với những nỗ lực hết mình của Hành trình Từ Trái Tim, bà Nguyễn Thị Thùy Oanh - Giám đốc thư viện Tỉnh Lạng Sơn cho biết với những người làm công tác thư viện, Hành trình Từ Trái Tim đã truyền đến cảm hứng và góp phần duy trì văn hóa đọc trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn.
"Đây là một trong những hoạt động thôi thúc mãnh liệt các bạn trẻ Lạng Sơn học từ sách và làm theo sách. Tôi cho rằng hàng ngàn cuốn sách quý bao gồm: Đắc Nhân Tâm; Nghĩ giàu Làm giàu; Không bao giờ là thất bại - Tất cả là thử thách; Quốc gia khởi nghiệp; Khuyến học do Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend tâm huyết tuyển chọn trao tặng sẽ góp phần nâng cao dân trí bồi dưỡng nhân cách, sự sáng tạo cũng như khát vọng khởi nghiệp cho thanh niên. Tôi hy vọng chương trình sẽ truyền cảm hứng khởi nghiệp, lan tỏa tinh thần khởi nghiệp kiến quốc đến thanh niên trên toàn quốc", bà Oanh chia sẻ.
Song hành với buổi giao lưu tại Thư viện Lạng Sơn, Hành trình Từ Trái Tim cũng đã tổ chức các hoạt động trao tặng sách tại Trường CĐ Sư phạm Lạng Sơn. Buổi giao lưu trở nên sống động và thiết thực khi nhiều em sinh viên đặt câu hỏi "khó" đến người dẫn dắt chương trình giao lưu.
Đặc biệt các em thẳng thắn muốn biết vì sao Hành trình Từ Trái Tim chọn 5 đầu sách bao gồm: Đắc Nhân Tâm; Nghĩ giàu Làm giàu; Không bao giờ là thất bại - Tất cả là thử thách; Quốc gia khởi nghiệp; Khuyến học trên để tặng cho 30 triệu thanh niên Việt mà không phải là những cuốn sách khác? Sách chứa đựng rất nhiều kiến thức vậy làm thế nào để vận dụng vào cuộc sống một cách có ích nhất ?
Tất cả những câu hỏi đã được tiến sĩ Trần Hữu Đức người dẫn dắt chương trình giao lưu giải đáp thỏa đáng cùng những gợi ý thực tế để các sinh viên có chọn cho mình những đầu sách phù hợp với hoàn cảnh của mình nhất.
Theo tiến sĩ Trần Hữu Đức, hành trang, tài sản vốn liếng quý nhất của các bạn trẻ là dám ước mơ lớn. Vì ước mơ lớn chứ không phải xuất thân giàu nghèo, trình độ học vấn cao thấp, hay số mệnh làm nên sự thành công của mỗi con người. Mật mã thành công của mỗi cá nhân là phải biết năng lực lõi của bản thân, có khát vọng, có ý chí... và đặc biệt đam mê đọc sách để làm giàu về tri thức, từ đó có được công thức làm giàu cho bản thân.
Đây cũng chính là mong muốn của Chủ tịch Tập đoàn Trung Nguyên Legend - Đặng Lê Nguyên Vũ, tiếp tục kết nối những trái tim người Việt cùng nhau lập chí cả cho thanh niên, kiến tạo trí huệ, sự minh triết và đoàn kết để tạo dựng khát vọng vĩ đại cho thanh niên Việt.
Ngoài đặt câu hỏi trong buổi giao lưu, sinh viên của Trường CĐ Sư phạm Lạng Sơn cũng đã đưa ra những chia sẻ chân thành về chương trình tặng sách do Trung Nguyên khởi xướng. Vân Anh, sinh viên lớp K20D bày tỏ: "Theo em hiểu thì Hành trình Từ Trái Tim trao tặng những 5 cuốn sách quý đổi đời cũng chính là trao tặng cho chúng em một khát vọng lớn. Qua những cuốn sách chúng em sẽ biết nghĩ xa hơn và ứng dụng vào đời sống thực tế để có thể tránh được những thất bại không đáng có".
Khép lại buổi giao lưu, Hiệu trưởng Trường CĐ Sư phạm Lạng Sơn, ông Ninh Văn Hưng đã có những chia sẻ chân thành: "Trung Nguyên Legend là đơn vị đầu tiên hiện thực việc trao tặng sách quý đổi đời cho các bạn trẻ, học sinh, sinh viên. Đây chắc chắn là chương trình mang ý nghĩa giáo dục rất cao, truyền cảm hứng sáng tạo, khởi nghiệp không chỉ cho sinh viên của Trường CĐ Sư phạm Lạng Sơn. Các em sinh viên ngồi đây sẽ thành công khi thực sự hiểu được tầm quan trọng của sách, chỉ có tri thức mới giúp mỗi người vượt qua được bản thân mình và nghĩ những điều lớn lao, góp phần gánh vác và dựng xây đất nước".
Theo Thanh Niên
Hình thành thói quen đọc sách: Việc khó cần làm ngay Theo nhiều chuyên gia, sở dĩ văn hóa đọc của người Việt còn thấp là vì nhiều người chưa coi trọng để hình thành thói quen đọc sách từ khi còn nhỏ. Con số trung bình mỗi người Việt Nam chỉ đọc khoảng 1 đầu sách trong một năm từ nguồn thống kê của Cục Xuất bản cho thấy, văn hóa đọc của...