Tạo tâm thế vững vàng cho học sinh từ giáo dục liên thông
Để học sinh bước vào học chương trình GDPT 2018 vững vàng tâm thế, nhiều trường học đã ‘đi tắt đón đầu’ bằng triển khai giáo dục liên thông.
Giáo dục liên thông cần thiết cho cả thầy và trò khi bước vào triển khai chương trình GDPT mới.
Sớm tiếp cận chương trình
Với tầm quan trọng của duy trì bền vững, nâng cao chất lượng giáo dục, đặc biệt chất lượng giáo dục học sinh lớp 5 lên lớp 6 theo Chương trình GDPT mới, trường Tiểu học Bắc Lệnh và THCS Lê Quý Đôn (Lào Cai) đã tổ chức chuyên đề “Dạy học liên thông lớp 5 lên lớp 6″.
Theo đó, giáo viên trường Tiểu học Bắc Lệnh dự giờ 2 tiết Ngữ văn lớp 6. Qua đó đã được học hỏi về phương pháp, kỹ thuật dạy học, cách phát triển tư duy, năng lực, phẩm chất học sinh trong từng hoạt động của tiết học.
Ngoài ra, giáo viên 2 trường còn chia sẻ kinh nghiệm, thảo luận và đề xuất một số giải pháp tháo gỡ khó khăn xung quanh các vấn đề chuyên môn như: học sinh vừa nghe vừa ghi; tốc độ học tập; kĩ năng thảo luận, phát vấn câu hỏi; hoạt động trải nghiệm… Đặc biệt, các vấn đề bất cập giữa hai bậc học giúp học sinh lớp 5 lên lớp 6 duy trì được tốc độ, nhịp độ học tập và nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện.
Cô Trần Thị Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Lệnh (Lào Cai) cho biết: “Hoạt động giáo dục liên thông là cơ hội tốt để giáo viên chia sẻ kinh nghiệm, nâng cao hiểu biết chuyên môn, tìm hiểu cái mới và yêu cầu môn học, bậc học theo chương trình mới. Từ đó suy nghĩ, tìm tòi phương pháp giáo dục tiệm cận với chương trình, sách giáo khoa mới, giúp học sinh vững vàng tâm thế khi học tập theo Chương trình GDPT mới…”.
Cô giáo Ngô Mai, Trường Tiểu học Bắc Lệnh khẳng định hoạt động “dạy học liên thông lớp 5 lên lớp 6″ thiết thực, bổ ích với giáo viên 2 cấp. Hoạt động đã khơi nguồn sáng tạo, khẳng định sự chủ động tiếp cận, giải quyết những vấn đề khó khăn của giáo viên…
Cô Nguyễn Thị Cẩm Linh, Hiệu trưởng Trường Mầm non Giáp Bát (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng cho rằng hoạt động giáo dục liên thông bổ ích, mang tính chiến lược “đi tắt – đón đầu” để học sinh 5 tuổi tiếp cận với chương trình GDPT 2018 ở lớp 1.
Qua giáo dục liên thông, giáo viên, cha mẹ sẽ nhận diện đầy đủ hơn, đánh giá đúng năng lực, kĩ năng, những vấn đề trẻ 5 tuổi chuẩn bị lên lớp 1 còn vướng mắc, hạn chế điều gì?. Trên cơ sở đó chủ động, tự tin tạo tiền đề, tâm thế và chuẩn bị hành trang tốt nhất giúp trẻ lên lớp 1 nhanh chóng tiếp cận phương pháp học, kĩ năng, mục tiêu yêu cầu của giáo dục Tiểu học.
Video đang HOT
Cô Linh cho biết, thời gian tới, Ban giám hiệu trường Mầm non Giáp Bát sẽ chủ động kết nối, chia sẻ chuyên môn cùng các trường Tiểu học cùng địa bàn để tổ chức hoạt động này. Bên cạnh đó, lãnh đạo nhà trường sẽ đồng hành cùng giáo viên nhà trường, chú trọng công tác bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ, đáp ứng tốt nhất yêu cầu triển khai Chương trình GDPT 2018.
Giáo dục liên thông cần thiết khi chuẩn cho học trò chuyển cấp.
Giáo dục liên thông ở mỗi trường đang có hướng đi riêng phù hợp với đối tượng học trò. Tại Trường THCS Đông Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội), vào học kỳ 2, trường sẽ chủ động kết nối, tổ chức hoạt động chuyên môn với trường Tiểu học cùng địa bàn; Giáo viên lớp 5 sẽ trao đổi cùng giáo viên lớp 6 về những vấn đề mới, yêu cầu của chương trình GDPT 2018. Trên cơ sở đó giáo viên lớp 5 cùng đổi mới phương pháp giảng dạy, tiếp cận dần theo yêu cầu phát triển phẩm chất năng lực học trò.
Về phía Trường THCS Đông Sơn, ngoài trao đổi chuyên môn với giáo viên sẽ tặng vở, bút viết cho học sinh khối 5 để các em tập làm quen cách ghi chép trên vở mới, cách viết bài trên lại bút khác; Trao đổi với học trò về trường lớp, yêu cầu mới ở bậc học… Như vậy, khi vào đầu năm học nhiều yêu cầu, kĩ năng cơ bản của bậc THCS học sinh đã có sự làm quen và chuẩn bị. Kết hợp với hướng dẫn chi tiết của giáo viên THCS học sinh lớp 5 lên 6 sẽ nhanh chóng bắt nhịp.
Phát huy vai trò giáo dục liên thông
Cô Tô Bích Liên, Hiệu trưởng Trường THCS Đông Sơn (Chương Mỹ, Hà Nội) khẳng định việc chuẩn bị tâm thế cho học sinh đầu cấp và đặc biệt học theo chương trình GDPT mới cần thiết và không thể bỏ qua. Làm tốt hoạt động này thì việc chuyển tiếp của học sinh sẽ vững vàng hơn, không bỡ ngỡ với những kỹ năng cơ bản vì đã được tập dượt.
Về phía giáo viên đã chủ động tiếp cận chuyên môn, có sự chuyển dịch dần theo yêu cầu đổi mới, có thời gian để đầu tư cho bài giảng, chuyên môn sâu. Kết hợp với các đợt bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn theo chuyên gia về chương trình, sách giáo khoa mới sẽ làm chủ từng tiết dạy…
Cô Trần Thị Liên, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Bắc Lệnh (Lào Cai) cũng khẳng định do đẩy mạnh hoạt động giáo dục liên thông nên chất lượng học sinh đầu ra của trường chuyển lên THCS đều được đánh giá tốt. Về phía giáo viên cũng tự tin hơn bước vào triển khai Chương trình GDPT mới dù giáo viên lớp 4, lớp 5 còn 1-2 năm tới mới bắt đầu.
“Hoạt động giáo dục liên thông là bước tập dượt hiệu quả, cần thiết với cả thầy và trò trường Mầm non, Tiểu học, THCS khi triển khai Chương trình GDPT mới. Trong nhiều cách chuẩn bị tâm thế cho thầy và trò thì giáo dục liên thông là một trong những giải pháp hiệu quả…”, cô Liên khẳng định.
Thí sinh 2k5, 2k6 cần 'đa năng' hơn để thích ứng với xu hướng tuyển sinh đại học mới
Hai trường top đầu là Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Kinh tế Quốc dân đã thể hiện sự tiên phong trong xu hướng tuyển sinh không sử dụng kết quả kỳ thi tốt nghiệp THPT.
Ngày 15/7, kỳ thi đánh giá tư duy của trường Đại học Bách khoa Hà Nội diễn ra với hơn 7.100 thí sinh tham dự.
PGS.TS Nguyễn Phong Điền, Phó hiệu trưởng nhà trường cho biết, việc chủ động tạo ra một kỳ thi tuyển sinh đầu vào, ít phụ thuộc kết quả thi tốt nghiệp THPT là mong muốn từ lâu. Trong nhiều năm, trường đã xây dựng ngân hàng câu hỏi, công tác chuẩn bị và truyền thông để lần đầu tổ chức thi đánh giá tư duy vào năm 2020.
Theo ông Điền, các câu hỏi của đề thi tư duy được phân hóa theo các mức độ, nhưng chỉ dành 20% cho thông hiểu (mức dễ). So với mức 50-60% của đề thi tốt nghiệp THPT, ông Điền khẳng định đề đánh giá tư duy có độ phân hóa cao hơn, dành phần lớn nội dung cho mức độ vận dụng và vận dụng sáng tạo.
"Sẽ không có chuyện 'mưa' điểm 9, 10 thi tư duy, và điểm chuẩn không tràn lan ở mức 27", ông Điền cho hay.
Các năm tới, phương thức sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT vẫn được Đại học Bách khoa Hà Nội duy trì, chiếm khoảng 20-30% tổng chỉ tiêu. Việc này nhằm đảm bảo quyền lợi cho thí sinh tại các vùng, miền, đặc biệt những em không thể tiếp cận, di chuyển tới địa điểm tổ chức thi tư duy.
Tuy nhiên, tại một số ngành cạnh tranh cao, thuộc các nhóm như Tự động hóa, Công nghệ thông tin, trường sẽ không tuyển sinh từ kết quả thi tốt nghiệp mà "khả năng cao" dành toàn bộ chỉ tiêu cho thi đánh giá tư duy.
"Trường phải chọn lựa gắt gao thì mới có nguồn sinh viên chất lượng, nhất là ở những ngành khó, tỷ lệ đào thải cao", ông Điền nói.
Như vậy, theo thông tin Đại học Bách Khoa đã công bố, từ năm 2023 việc tuyển sinh những ngành hot như Công nghệ thông tin, Tự động hóa bằng có thể chỉ sử dụng kết quả thi đánh giá tư duy.
Tính đến thời điểm hiện tại, sau Đại học Kinh tế Quốc dân thì Đại học Bách Khoa là trường thứ hai dự kiến vào năm 2023 sẽ không sử dụng điểm thi tốt nghiệp THPT. Vậy tại sao các trường làm vậy, liệu đây có phải là xu hướng không, các thí sinh cần phải làm gì để thích ứng?
Về vấn đề này, trao đổi với Infonet, thầy giáo nổi tiếng Đinh Đức Hiền cho rằng các trường đại học được quyền tuyển sinh như thế.
Thầy giáo Đinh Đức Hiền
"Thứ nhất, hiện nay theo Luật giáo dục, các trường được quyền tự chủ tuyển sinh, tự quyết định các phương thức tuyển sinh. Trong xét tuyển đại học thì ưu tiên số một là tuyển được các thí sinh phù hợp, nhất là các trường top đầu có tính cạnh tranh rất cao.
Thứ hai, đề thi tốt nghiệp hiện nay với mục đích chính là xét tốt nghiệp, phần lớn các trường vẫn có thể sử dụng để tuyển sinh nhưng độ phân hóa khó có thể đảm bảo giữa các năm để các trường top có thể sử dụng.
Do vậy họ muốn chủ động để tạo ra một kì thi tuyển chọn thí sinh phù hợp nhất với họ. Mặt khác việc tuyển sinh bằng các khối thi truyền thống diễn ra hàng chục năm nay đã lỗi thời, không còn phù hợp với sự thay đổi liên tục của xã hội", thầy Đinh Đức Hiền cho hay.
Cũng theo thầy Hiền thì mỗi thí sinh hiện nay cần "đa năng" hơn rất nhiều. Hơn nữa, chương trình GDPT mới hướng tới đánh giá năng lực học sinh một cách toàn diện. Do đó việc các trường tuyển sinh bằng các bài thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy là hoàn toàn phù hợp với xu thế nhu cầu xã hội và định hướng giáo dục quốc gia.
"Có lẽ trong những năm tới đây chúng ta sẽ thấy 3 xu hướng khá rõ: xu hướng thứ nhất các trường top đầu sẽ có những kì thi riêng, chỉ tiêu dành cho kì thi tốt nghiệp THPT sẽ ngày càng giảm xuống, thậm chí sẽ không còn ở một số trường, một số ngành.
Xu hướng thứ hai là các trường top giữa sẽ duy trì cân bằng giữa chỉ tiêu bằng thi tốt nghiệp THPT và chỉ tiêu từ việc liên kết tuyển sinh bằng các kì thi đánh giá năng lực, đánh giá tư duy. Xu hướng thứ ba đối với các trường top dưới là xét tuyển học bạ, xét tuyển bằng điểm thi tốt nghiệp.
Rõ ràng sự đa dạng các kì thi sẽ tăng cơ hội vào đại học nhưng cũng mở ra nhiều thách thức rất lớn cho các thí sinh, với các thí sinh 2k5 và 2k6, những thế hệ cuối cùng của chương trình cũ sẽ gặp khó khăn nhất do quen với việc ôn thi cũ thì bây giờ sẽ phải học đa dạng hơn, việc ôn thi theo khối truyền thống hiện nay vẫn là ưu tiên vì việc này đã diễn ra trong 1-2 năm qua với các em.
Tuy nhiên, cần mở rộng môn học để tăng khả năng cạnh tranh và cơ hội vào các trường ĐH. Thế hệ học sinh 2k7 là thế hệ đầu tiên theo chương trình mới, việc học ngay từ đầu đã được định hướng nghề nghiệp và chọn tổ hợp môn phù hợp do đó thế hệ này sẽ không còn bỡ ngỡ trước các kì thi.
Tuy nhiên hiện nay các kì thi riêng đều đánh giá kiến thức qua 3 năm học chứ không tập trung vào lớp 12 như thi tốt nghiệp nên chính vì thế việc học nghiêm túc ngay từ lớp 10 là hết sức cần thiết", thầy Đinh Đức Hiền khuyên thí sinh.
Bộ GD&ĐT giải thích về sự sắp xếp môn Lịch sử trong Chương trình mới Trước nhiều ý kiến xung quanh Lịch sử là môn lựa chọn trong chương trình GDPT 2018, Bộ GD&ĐT khẳng định: Chương trình mới đã cụ thể hóa đầy đủ chủ trương đổi mới giáo dục lịch sử, thực hiện những quan điểm, mục tiêu và giải pháp đổi mới căn bản, toàn diện GD&ĐT... Giai đoạn giáo dục cơ bản (9 năm):...