Tạo sức hấp dẫn mới cho môn Tin học
Thời gian qua, số lượng học sinh thi tuyển vào lớp chuyên Tin học của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong chưa nhiều, chất lượng đầu vào còn có hạn chế. Vậy làm thế nào để thúc đẩy phong trào, tạo hứng thú và nâng cao chất lượng môn Tin học?
Kỳ thi online học sinh giỏi Tin – Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Theo thầy giáo Ngô Trung Tưởng, Tổ phó Tổ Tin học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong (Nam Định), nhằm thu hút sự quan tâm, yêu thích của học sinh với môn Tin học, trong 2 năm vừa qua, các thầy cô giáo của Tổ Tin học đã trực tiếp và thường xuyên tổ chức các kỳ thi online cho học sinh cấp THCS.
Kỳ thi đã tạo ra một sân chơi trí tuệ, rèn luyện cho các em khả năng lập trình trên máy tính và tiếp cận dần với các kỳ thi online trên mạng Internet, đồng thời góp phần triển khai thực hiện các nội dung yêu cầu của chương trình liên thông do Sở GD&ĐT ban hành. Qua sân chơi trí tuệ này, những “hạt giống” có năng khiếu Tin học đã được phát hiện, có thể ươm mầm, nuôi dưỡng để tài năng thêm nảy nở.
Kỳ thi online dành cho học sinh giỏi môn Tin THCS được tổ chức mỗi tháng một lần và đã trở thành sân chơi quen thuộc cho những học sinh yêu thích môn học này. Mỗi học sinh tham gia sẽ có một tài khoản dự thi. Bài thi được chấm trực tiếp trên máy và các em được biết kết quả ngay sau khi nộp bài. Đồng thời, qua bảng điểm được xếp hạng theo thứ tự, giáo viên và học sinh có thêm thông tin để đánh giá kết quả dạy và học, từ đó tìm ra những giải pháp thiết thực để nâng cao chất lượng.
2 năm gần đây, các thầy cô đều đặn tổ chức 5 kỳ thi online/năm. Những kỳ thi này thu hút hàng trăm lượt học sinh tham gia, góp phần tạo nên phong trào thi đua học tập sôi nổi ở các trường THCS đối với bộ môn Tin học. Qua mỗi kỳ thi, kĩ năng viết chương trình của các em đã được nâng cao rõ rệt. Nhiều học sinh đứng ở vị trí tốp đầu các kỳ thi đã khẳng định được khả năng của mình, đoạt giải cao trong kỳ thi học sinh giỏi cấp THCS môn Tin học lớp 9. Nhiều em trúng tuyển vào lớp chuyên Tin của Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong.
Cách làm này của thầy Tưởng và tập thể GV Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong đã góp phần đẩy mạnh phong trào học tập đối với bộ môn Tin học và lựa chọn được nhiều hơn nữa những học sinh xuất sắc. “Niềm say mê, sự tiến bộ và những thành công bước đầu của các em trong học tập đã mang đến nhiều khởi sắc cho việc dạy và học môn Tin. Đó chính là trái ngọt tiếp thêm động lực, niềm vui cho các thầy, cô giáo – để chúng tôi lại không ngừng bước tiếp trên hành trình đổi mới phương pháp giáo dục và góp một phần nhỏ bé vào sự nghiệp đào tạo nhân tài cho quê hương, đất nước” – thầy Ngô Trung Tưởng cho biết.
Video đang HOT
Thiếu giáo viên Tin học: Linh hoạt tìm giải pháp riêng
Theo Chương trình giáo dục phổ thông (CTGDPT) mới ở bậc TH, Tin học sẽ trở thành môn bắt buộc từ lớp 3 đến lớp 5. Như vậy, đòi hỏi các địa phương, nhà trường phải rốt ráo chuẩn bị cả cơ sở vật chất lẫn đội ngũ giáo viên giảng dạy.
Đây thực sự là thách thức không nhỏ trong bối cảnh ngành Giáo dục ở nhiều địa phương đang thực hiện giảm biên chế, cơ sở vật chất trường lớp thiếu thốn, đội ngũ GV chưa đủ theo biên chế.
Tin học sẽ trở thành môn học bắt buộc trong CTGDPT mới. Ảnh: Đức Trí
Nan giải "bài toán" GV và trang thiết bị
Cô Trần Thị Hằng - Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học Ma Li Pho - xã Ma Li Pho, huyện Phong Thổ (Lai Châu) cho biết: 1 năm nữa sẽ thực hiện CTGDPT mới song các điều kiện cần và đang có tại trường vẫn chưa đáp ứng đủ so với yêu cầu chung.
Thầy giáo Lê Quang Tùng - Hiệu trưởng Trường TH Trung Lý, huyện Mường Lát - Thanh Hóa cũng đầy trăn trở khi chia sẻ: Toàn trường có 470 HS, 1 điểm trường chính, 8 điểm lẻ. Trong tổng số 35 CB, GV (còn thiếu 4 GV theo biên chế) thì môn Tin học không có GV nào. Ngay tại điểm trường trung tâm cũng đang thiếu các phòng chức năng, máy tính để dạy và học Tin học. Việc huy động xã hội hóa đầu tư mua máy móc nằm ngoài khả năng của BGH nhà trường.
Trường PTDTBT TH Cán Tỷ - xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang) cũng không nằm ngoài thách thức chung. Thầy Phạm Thanh Tuyên - Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Trường thiếu cả giáo viên dạy Tin họclẫn trang thiết bị để triển khai môn học này. Phòng học chức năng không có. 53 CB, GV, NV toàn trường đang chung nhau sử dụng 2 máy tính để triển khai mọi hoạt động của nhà trường.
Năm học tới, khi chính thức triển khai CTGDPT mới sẽ có khoảng 400 HS của 3 khối lớp 3, 4, 5 học môn Tin học, nhưng ở thời điểm hiện tại, nhà trường vẫn chưa "thấy" nguồn kinh phí để đầu tư, mua sắm máy móc trang thiết bị. Các khoản ngân sách giáo dục thì eo hẹp; việc xã hội hóa giáo dục ở những địa phương vùng khó gần như không thể. Tất cả đều trông chờ vào sự đầu tư của huyện cũng như các tổ chức, cá nhân hảo tâm...
Có thể nói, tình trạng thiếu GV và cơ sở vật chất để triển khai môn Tin học đang diễn ra phổ biến ở các trường vùng khó. Theo ông Phạm Thanh Hải - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Vân Hồ, tỉnh Sơn La: Việc bổ sung hàng chục GV ở bộ môn này trong thời gian tới không dễ dàng. Cho dù hiện tại toàn huyện có 33 trường học với tổng số hơn 16.000 HS mà cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học môn Tin học cơ bản chưa đáp ứng được yêu cầu. Cả ngành mới có 3 GV Tin học. Đội ngũ GV môn Tin học tại huyện Vân Hồ đang thiếu trầm trọng về số lượng, chưa nói tới chất lượng.
Tình trạng thiếu GV và cơ sở vật chất để triển khai môn Tin học đang diễn ra phổ biến ở các trường vùng khó. Ảnh minh họa/ INT
Thời đại 4.0 nhưng môn Tin học nhiều năm nay không thể triển khai vì trường "trắng" cả GV lẫn trang thiết bị máy móc, phòng học chuyên dụng. Toàn trường chỉ có 2 bộ máy tính để phục vụ công tác văn phòng. Cũng thương và lo lắng cho HS vì không được tiếp cận với công nghệ thông tin từ sớm... nhưng "lực bất tòng tâm" dù nhu cầu học Tin học của HS không ít...
Cô Trần Thị Hằng
Gỡ khó trước giờ "G"
Đáp ứng đủ số lượng GV còn thiếu; bổ sung vị trí việc làm GV môn Tin học là đòi hỏi tất yếu khi chuẩn bị triển khai CTGDPT mới. Tuy nhiên, để tháo gỡ hết các khó khăn này trong khoảng thời gian ngắn và cùng lúc là điều gần như không thể đối với các địa phương, nhà trường. Từ những thách thức đó, đòi hỏi ngành GD-ĐT mỗi địa phương phải chủ động, tích cực và linh hoạt triển khai nhiều giải pháp theo cách riêng.
Ví như, tại Trường PTDTBT TH Cán Tỷ, xã Cán Tỷ, huyện Quản Bạ (Hà Giang), thầy Nguyễn Thanh Tuyên cho biết: "Lời giải" về chất lượng đội ngũ GV Tin học không quá khó bởi quá trình "dồn điền đổi thửa" trường có thể dôi dư một số lượng nhỏ GV. Nhà trường sẽ lựa chọn số GV có năng lực chuyên môn nhất định với nền tảng tiếng Anh và tin học cơ bản để cử đi đào tạo văn bằng 2 theo chủ trương chung của ngành GD-ĐT huyện Quản Bạ.
Thầy Tuyên tự tin khẳng định: "GV được cử tham gia khóa đào tạo ngắn hạn chắc chắn sẽ đáp ứng được yêu cầu chuyên môn giảng dạy. Bởi các thầy cô được cử đi đào tạo đều là những GV trẻ, có nền tảng nhất định về tin học, ngoại ngữ. Mặt khác thời gian đào tạo tương đối dài đủ để thầy cô củng cố, cập nhật và nâng cao kiến thức. Kiến thức tin học cho HS tiểu học cũng không quá cao siêu so với năng lực và sự tiếp thu của thầy cô nên không đáng lo lắng về chất lượng đội ngũ GV. Ngoài ra, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, GV có cơ hội để tự mày mò, trau dồi kiến thức thì trình độ tin học càng mau chóng được lấp đầy và đảm bảo dạy học...".
Thế nhưng, qua nhìn nhận của những nhà quản lý giáo dục, việc bổ sung biên chế cho đội ngũ GV Tin học trong thời gian tới cho các nhà trường lại không hề dễ dàng. Trưởng phòng GD&ĐT Quản Bạ - ông Nguyễn Trung Thành khẳng định: Việc bổ sung GV Tin học và Tiếng Anh đều là khó khăn lớn cho ngành trong bối cảnh đang tinh giản biên chế.
Ông Hoàng Văn Đồng - Trưởng phòng GD&ĐT huyện Mù Cang Chải (Yên Bái) cũng cho biết: Tình trạng thiếu GV nói chung của toàn ngành GD-ĐT Mù Cang Chải đang được chính quyền quan tâm, điều chỉnh song chưa thể khỏa lấp so với yêu cầu sử dụng của ngành.
Từ thực tế chuẩn bị các điều kiện thực hiện CTGDPT mới tại địa phương cho thấy tình trạng thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ dạy môn Tin học khá phổ biến. Chính vì vậy, các địa phương, ban, ngành cần nhanh chóng tập trung nguồn lực để cùng ngành Giáo dục tháo gỡ phần nào các điều kiện để triển khai đúng thời hạn và đảm bảo chất lượng.
Đức Trí
Theo giaoducthoidai
Người thắp lửa đam mê Tin học cho học sinh trường làng Mặc dù môn Tin học là môn học tự chọn ở cấp tiểu học nhưng với sự miệt mài, say sưa và tâm huyết giảng dạy của thầy Đoàn Thanh Hải, nhiều học sinh đã thích thú và đam mê với môn học này. Say mê, tâm huyết với nghề Sinh ra tại một làng quê nghèo ở thôn Tân Sơn, xã Đức...