Tạo sức bật mới cho nền kinh tế sau “cơn bão” COVID-19

Theo dõi VGT trên

Vào thời điểm này, một không khí mới đang bao trùm nền kinh tế đất nước khi được quốc tế đánh giá Việt Nam là quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh COVID-19.

Tạo sức bật mới cho nền kinh tế sau cơn bão COVID-19 - Hình 1

Sản xuất khẩu trang kháng khuẩn tại một đơn vị thành viên của Vinatex. (Ảnh: Đức Duy/Vietnam )

Những tháng đầu năm nay, kinh tế thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng phải đối mặt với một đại dịch có sức công phá lớn đó là COVID-19.

Dịch đã khiến nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái, thiệt hại tương đương với các cuộc khủng hoảng kinh tế, tài chính toàn cầu trước đây đồng thời, làm “đứt gãy” các chuỗi cung ứng, chuỗi giá trị, đình trệ giao thương, đầu tư trên phạm vi toàn cầu; làm giảm cả “cung” và “cầu” trên thị trường thế giới.

Hậu quả là các doanh nghiệp tạm ngừng hoạt động hoặc hoạt động cầm chừng, giảm quy mô; các ngành sản xuất lớn và dịch vụ, du lịch, vận tải đều bị ảnh hưởng nặng nề.

Tuy nhiên, tại Việt Nam với sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước cùng chung sức, đồng lòng quyết liệt phòng chống dịch nên vào thời điểm này, một không khí mới đang bao trùm nền kinh tế đất nước khi được quốc tế đánh giá Việt Nam là quốc gia kiểm soát tốt dịch bệnh.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, khi giãn cách được nới lỏng, dịch bệnh đã đi qua, nhịp đập xã hội dần trở lại bình thường, nền kinh tế sẽ như “chiếc lò xo bị nén lại” và giờ là lúc sẵn sàng để bung ra.

Với tinh thần đó, Thủ tướng nêu rõ phải tập trung hơn nữa, khởi động nền kinh tế Việt Nam phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%, đồng thời phải kiểm soát lạm phát dưới 4%. Muốn vậy, Thủ tướng cho rằng, cần tập trung vào “5 mũi giáp công” là thu hút đầu tư các thành phần kinh tế trong nước, trước hết là đầu tư tư nhân; thu hút FDI; đẩy mạnh xuất khẩu; thúc đẩy đầu tư công và khuyến khích tiêu dùng nội địa.

Nhận diện khó khăn

Theo nhận định của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, đại dịch COVID-19 làm ngưng trệ, gián đoạn rất nhiều hoạt động sản xuất, kinh tế và hoạt động xã hội tại nhiều nền kinh tế trên thế giới, các chỉ số cơ bản của kinh tế thế giới đều diễn biến rất xấu: thất nghiệp tăng cao, giá hàng nguyên liệu lao dốc, nhiều tổ chức quốc tế tiếp tục hạ thấp dự báo tăng trưởng GDP toàn cầu năm 2020.

Trong bối cảnh đó, dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng lớn đến kinh tế Việt Nam, khi Chính phủ triển khai các biện pháp mạnh nhằm giãn cách xã hội trong vòng 3 tuần của tháng 4/2020. Tăng trưởng GDP quý 1 năm nay đạt 3,82% so với cùng kỳ năm 2019 và đây là mức tăng thấp nhất kể từ 2011 trở lại đây.

Cùng với đó, số lượng doanh nghiệp đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong ngắn hạn 4 tháng đầu năm nay gần 22.700 doanh nghiệp, tăng 33,6% với cùng kỳ năm 2019. Đây là mức tăng cao nhất về số lượng đăng ký tạm ngừng kinh doanh trong 4 tháng giai đoạn 2015-2020 và thể hiện sự ảnh hưởng trực tiếp của dịch bệnh COVID-19 đến việc tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp.

Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) cũng đưa ra dự báo cho kịch bản khả quan nhất thì thương mại toàn cầu năm 2020 sẽ giảm 13%, còn nếu diễn biến dịch COVID-19 tồi tệ thì thương mại toàn cầu sẽ giảm tới 32%. Cùng với đó, 6,7% số giờ làm việc bị mất, tương đương với 195 triệu người lao động bị mất việc làm.

Tại Việt Nam, hầu hết tất các lĩnh vực ngành hàng cũng bị ảnh hưởng nặng nề do dịch COVID-19 như giao thông, du lịch, nông nghiệp…. Đơn cử như ngành giao thông, Bộ Giao thông Vận tải cho biết, các hãng hàng không gần như dừng khai thác toàn bộ đường bay quốc tế và nội địa. Từ 1/4 đến nay, lượng hành khách vận chuyển chỉ bằng từ 1-2% so với thời điểm trước khi có dịch.

Tạo sức bật mới cho nền kinh tế sau cơn bão COVID-19 - Hình 2

Sân bay Nội Bài vắng vẻ trong mùa dịch COVID-19. (Ảnh: Huy Hùng/TTXVN)

Doanh nghiệp có vốn nhà nước trong lĩnh vực hàng không – Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) chịu ảnh hưởng nặng nề nhất. Quý 1 năm nay, doanh thu hợp nhất của Vietnam Airlines giảm khoảng 26%. Bên cạnh đó, doanh thu và lợi nhuận của Tổng công ty cảng Hàng không Việt Nam (ACV) giảm 24%. Sản lượng điều hành bay và doanh thu của Tổng công ty Quản lý bay Việt Nam (VATM) cũng giảm khoảng 60%.

Video đang HOT

Đối với lĩnh vực đường bộ, Bộ Giao thông Vận tải nhìn nhận, từ tháng 4/2020, hoạt động vận tải hành khách gần như dừng toàn bộ, vận tải hàng hóa giảm trên 40% so với cùng kỳ năm ngoái. Với đường sắt, sản lượng tấn/km, giảm gần 15% so với cùng kỳ năm 2019; doanh thu vận tải giảm trên 14%.

Nhiều chuyên gia kinh tế nhận định, dịch COVID-19 sẽ ảnh hưởng rất lớn đến nhiệm vụ thu ngân sách của ngành tài chính đang rất nặng nề khi năm 2020, Quốc hội giao dự toán thu ngân sách Nhà nước là 1.512,3 nghìn tỷ đồng. Còn Quỹ Tiền tệ Thế giới (IMF) hạ dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2020 xuống còn 2,7% từ mức 7% đưa ra vào tháng 1/2020.

Tưởng chừng ít bị ảnh hưởng nhất về đại dịch thì nay, ngành gỗ cũng đã bắt đầu “thấm đòn.” Chuỗi cung ứng bị đứt gãy, kế hoạch bán hàng qua triển lãm hội chợ bị đổ bể, việc ách tắc hàng hóa ở biên giới đang khiến cho hàng tồn kho tăng cao gây áp lực về kho bãi và bảo dưỡng.

Các chuyên gia cho rằng, dịch COVID-19 đã tác động mạnh đến toàn bộ các khâu trong chuỗi cung ứng gỗ. Từ giữa tháng 3/2020, dịch bùng phát mạnh tại các thị trường xuất khẩu đồ gỗ quan trọng của Việt Nam, bao gồm Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc và EU. Cả 5 thị trường này chiếm trên 80% trong tổng kim ngạch xuất khẩu của cả ngành. Cho tới nay, các quốc gia này vẫn đang áp dụng các chính sách mạnh nhằm kiểm soát dịch lan rộng như đóng cửa biên giới, đóng toàn bộ các chuỗi cửa hàng không thiết yếu.

Ông Ngô Sỹ Hoài, Phó Chủ tịch kiêm Tổng thư ký Hiệp hội gỗ và lâm sản Việt Nam (Viforest) dự báo, mặc dù cuối năm 2019 ngành gỗ Việt Nam đặt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu năm 2020 là 12,5 tỷ USD, nhưng với sự xuất hiện và bùng phát của dịch COVID-19, tăng trưởng xuất khẩu của ngành trong năm nay có thể chỉ bằng 0, thậm chí âm. Trong khi đó, kết quả khảo sát do các hiệp hội gỗ thực hiện với 124 doanh nghiệp trong ngành vào cuối tháng 3 vừa qua cho thấy 100% doanh nghiệp bị ảnh hưởng bởi COVID-19.

Thực hiện mục tiêu kép

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, trước những diễn biến của dịch COVID-19, Việt Nam đã theo đuổi chiến lược mục tiêu kép, đó là vừa phòng, chống dịch, vừa đảm bảo duy trì hoạt động kinh tế tối thiểu đi kèm với các cải cách thể chế và cơ cấu lại nguồn lợi tăng trưởng khi dịch bệnh kiểm soát tốt.

Hiện nay, khi cả nước đã bước sang giai đoạn mới phòng, chống dịch bệnh; đồng thời, khôi phục, phát triển nền kinh tế. Từ các cấp, các ngành cho đến từng người dân, doanh nghiệp đều xác lập tình trạng bình thường mới trong các hoạt động kinh tế-xã hội để dần đưa xã hội trở lại bình thường trên tinh thần tập trung đẩy mạnh các hoạt động phục hồi kinh tế, tạo sức bật (chữ V) đưa nền kinh tế sớm ra khỏi đáy suy giảm và tăng trưởng mạnh trở lại.

Vào thời điểm “nước sôi, lửa bỏng,” Bộ Chính trị, Ban Bí thư, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã kịp thời ban hành các Nghị quyết, Chỉ thị với phương châm “chống dịch như chống giặc”, kiểm soát được dịch bệnh là ưu tiên hàng đầu để bảo vệ sức khỏe nhân dân, ổn định xã hội, giảm thiểu thiệt hại đối với nền kinh tế; tạo điều kiện duy trì và sớm phục hồi hoạt động sản xuất, kinh doanh, sớm tận dụng cơ hội sau khi hết dịch để vực dậy nền kinh tế.

[Mục tiêu kép cho sản xuất và xuất khẩu hậu dịch COVID-19]

Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc khẳng định, đại dịch COVID-19 tác động nặng nề đến nhiều mặt của đời sống kinh tế-xã hội nước ta, đòi hỏi cả hệ thống chính trị, cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân cả nước cùng chung sức, đồng lòng quyết liệt phòng chống dịch; đồng thời, quyết tâm cao độ để vượt qua khó khăn trên các lĩnh vực do dịch bệnh gây ra, với tinh thần “khó khăn gấp đôi thì cố gắng gấp ba;” duy trì, phục hồi các hoạt động sản xuất, kinh doanh trong thời gian có dịch và thúc đẩy nền kinh tế phát triển mạnh sau dịch.

Tạo sức bật mới cho nền kinh tế sau cơn bão COVID-19 - Hình 3

Các tổ chức tín dụng giúp doanh nghiệp vượt khó. (Ảnh: Thái Hùng/TTXVN)

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh giá, tháng 4 và 4 tháng qua trong bối cảnh kinh tế thế giới tăng trưởng cơ bản là âm, các cấp, ngành đều phải thực hiện mục tiêu kép. Đó là trong ngắn hạn bảo vệ sức khỏe nhân dân là nhiệm vụ hàng đầu và tiếp tục phải thúc đẩy phát triển kinh tế. Chính phủ đã ban hành nhiều Chỉ thị, Nghị quyết kịp thời về tháo gỡ sản xuất kinh doanh, hoãn giãn nộp thuế…. Chính vì thế nền kinh tế không bị đứt gãy và vẫn có mức tăng trưởng 3,82% so với cùng kỳ năm ngoái.

“Tinh thần là phục hồi, phát triển các hoạt động kinh tế-xã hội là yêu cầu cấp thiết của nền kinh tế, của cộng đồng và nhân dân cả nước,” Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu.

Theo đó, ngay trong lúc dịch còn đang diễn ra nghiêm trọng với diễn biến khó lường, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Chỉ thị số 11/CT-TTg chỉ đạo các bộ, ngành, địa phương thực hiện ngay 7 nhóm nhiệm vụ, giải pháp cụ thể, hướng tới các đối tượng là các doanh nghiệp, người lao động bị mất việc làm, có hoàn cảnh khó khăn, bị ảnh hưởng bởi dịch bệnh.

Các ngành ngân hàng, tài chính, công thương, giao thông vận tải… cũng kịp thời triển khai các giải pháp giảm lãi suất, cơ cấu lại nợ, miễn giảm phí dịch vụ, thực hiện các chương trình tín dụng ưu đãi; gia hạn, giãn, hoãn các khoản phải nộp của doanh nghiệp về thuế, tiền thuê đất; cắt giảm chi phí cho các doanh nghiệp, giảm giá điện, giá xăng dầu, giá dịch vụ… với tổng giá trị quy đổi ước tính khoảng 330 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 14 tỷ USD và hiện Thủ tướng chỉ đạo nâng lên 22 tỷ USD.

Chính phủ cũng ban hành Nghị định số 41/2020/NĐ-CP ngày 7/4/2020 cho phép gia hạn thời hạn nộp thuế giá trị gia tăng, thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế thu nhập cá nhân và tiền thuê đất cho các đối tượng là doanh nghiệp, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân hoạt động sản xuất kinh doanh trong một số ngành nghề chịu tác động nặng nề, trực tiếp của dịch COVID-19, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ… Hiện đã có 98% đối tượng này được thụ hưởng và ngành thuế đã tiếp nhận 630.000 giấy đề nghị gia hạn.

Chưa bao giờ Chính phủ có nhiều cuộc họp bàn về các giải pháp hỗ trợ nền kinh tế và doanh nghiệp như thời gian qua. Những quyết sách của Chính phủ qua các cuộc họp chính là đòn bẩy giúp doanh nghiệp và người dân cả nước vượt qua khó khăn do dịch bệnh.

Phó giáo sư-tiến sỹ Hoàng Văn Cường, Phó hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân nhận định, Chính phủ đang tập trung vào các giải pháp để giảm bớt những khó khăn của doanh nghiệp, đặc biệt là các khoản đóng góp, những chi phí…để làm sao doanh nghiệp vẫn tiếp tục duy trì. Đây là những chính sách giúp cho doanh nghiệp tồn tại, tiếp tục duy trì hoạt động sản xuất kinh doanh để vượt qua thời kỳ khủng hoảng, khó khăn.

Biến “nguy” thành “cơ”

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định, trước tác động của dịch, nền kinh tế toàn cầu thay đổi quá nhanh trong khi độ mở của nền kinh tế Việt Nam là rất lớn nên sẽ không thể đạt được các mục tiêu theo kế hoạch. Tuy nhiên, Thủ tướng nêu rõ phải tập trung hơn nữa, khởi động nền kinh tế Việt Nam phấn đấu GDP năm 2020 đạt mức tăng trưởng trên 5%, đồng thời phải kiểm soát lạm phát dưới 4%.

“Một quyết tâm tái cơ cấu vượt lên trên các yếu kém để tăng tốc phát triển được mục tiêu tăng trưởng,” Thủ tướng nói và cho rằng, đây còn là cơ hội để thể hiện bản lĩnh trí tuệ, lòng yêu nước, yêu lao động của người Việt Nam.

Tạo sức bật mới cho nền kinh tế sau cơn bão COVID-19 - Hình 4

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chủ trì Hội nghị trực tuyến Thủ tướng Chính phủ với doanh nghiệp. (Ảnh: Thống Nhất/TTXVN)

Thủ tướng đề nghị các doanh nghiệp, kể cả hệ thống ngân hàng cùng nhau sẻ chia, cùng nhau hợp tác và quyết tâm cao để đóng góp cho sự phát triển đất nước, phát triển bản thân doanh nghiệp và giải quyết việc làm cho người lao động.

Theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, các kịch bản phục hồi kinh tế hậu COVID-19 đang được xúc tiến xây dựng ở các cấp ngành, địa phương và quốc gia dựa theo giả định thời gian dịch bệnh lắng xuống và kết thúc. Dù dịch COVID-19 vẫn đang diễn biến rất phức tạp, song các bước chuẩn bị cho phục hồi kinh tế thời kỳ “hậu dịch” được cho là cần phải thực hiện ngay từ bây giờ.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, cần phải có giải pháp để biến “nguy” thành “cơ” và đặc biệt sau dịch cần phải tăng tốc để bù đắp những tổn thất to lớn về kinh tế vừa qua; đồng thời, khắc phục sự đổ gãy của nền kinh tế.

Hiện nay, lệnh giãn cách xã hội đã được nới lỏng và để khôi phục kinh tế, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho biết, Bộ đang xác định những việc cần làm ngay trong thời điểm hiện nay để xây dựng kịch bản phát triển quốc gia đón đầu sự phục hồi kinh tế sau đại dịch.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho hay, Bộ sẽ rà soát lại tình hình sản xuất ở từng ngành, đặc biệt là các ngành trọng điểm như: dệt may, da giày, điện tử, ô tô, sản phẩm cao su, đồ gỗ, chế biến thực phẩm, phân bón, hóa chất… để có kế hoạch cụ thể hỗ trợ doanh nghiệp ổn định sản xuất và sẵn sàng đẩy mạnh xuất khẩu khi tình hình dịch bệnh ở các nước được kiểm soát tốt hơn.

Còn Bộ Giao thông Vận tải tiếp tục cắt giảm thủ tục hành chính, giảm chi phí logistics; không thanh tra ngoài kế hoạch; phối hợp với Bộ Tài chính để rà soát, đề xuất giãn, giảm phí, lệ phí cho các đối tượng chịu ảnh hưởng bởi dịch bệnh; chưa thực hiện điều chỉnh tăng giá trong quý 2/2020.

Ngân hàng Thế giới (WB) tại Việt Nam đánh giá, Chính phủ Việt Nam cũng đã dần nới lỏng các biện pháp cách ly xã hội trên toàn quốc nhằm tái khởi động các hoạt động sản xuất, kinh doanh của các ngành, lĩnh vực kinh tế. Đó chính là những tín hiệu để dự đoán kinh tế Việt Nam có thể sẽ nhanh chóng khởi sắc trở lại trong nay mai.

Theo tiến sỹ Trần Đình Thiên, nguyên Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam, sau khi chống dịch xong, sản xuất được khôi phục sớm, nền kinh tế sẽ sớm thoát khỏi điểm sinh tử để hồi phục dần. Do đó, Việt Nam theo dõi các bước phục hồi của kinh tế thế giới, dựa theo đó để nắm bắt cơ hội và tìm cách bứt phá.

Tiến sỹ Trần Hoàng Ngân, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội đánh giá, suy giảm kinh tế là do dịch bệnh, chứ không phải do khủng hoảng tài chính nên vừa chống dịch vừa phải chuẩn bị thật tốt để duy trì sản xuất, kinh doanh hiện tại và đảm bảo an sinh xã hội.

Tiến sỹ Trần Hoàng Ngân khẳng định, quan trọng là Việt Nam phải kiểm soát dịch thật tốt, sau đó thì kinh tế sẽ phục hồi. Hiện nay, Việt Nam rất chủ động trong phòng, chống dịch và uy tín trên trường quốc tế tăng cao, như vậy sự phục hồi sẽ nhanh hơn./.

Tạo sức bật mới cho nền kinh tế sau cơn bão COVID-19 - Hình 5

IMF: Kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh

Kinh tế Việt Nam ước tính tăng trưởng 2,7% trong năm 2020 do tác động của đại dịch Covid-19 trước khi hồi phục lên mức 7% vào năm tới

Đó là dự báo được Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) đưa ra hôm 11-5. Theo Trưởng đại diện IMF tại Việt Nam Francois Painchaud, các biện pháp nghiêm ngặt được triển khai để ngăn chặn virus lây lan, cùng với suy thoái kinh tế toàn cầu và nhu cầu nội địa sụt giảm là những nguyên nhân chính khiến tăng trưởng kinh tế của Việt Nam sụt giảm trong năm nay, so với mức trung bình khoảng 7% trong 2 năm 2018 và 2019.

"Một số lĩnh vực dự kiến bị ảnh hưởng nghiêm trọng, đặc biệt là du lịch, vận tải và lưu trú" - ông Painchaud nhận định với hãng tin Reuters. Tuy nhiên, ông cũng cho biết kinh tế Việt Nam có thể đạt mức tăng trưởng 7% trong năm 2021 khi các biện pháp hạn chế được dỡ bỏ, cùng với sự hỗ trợ từ việc nới lỏng các chính sách tài khóa và tiền tệ, những nền tảng vững chắc của kinh tế vĩ mô và sự hồi phục dần của nhu cầu từ các thị trường bên ngoài.

Đánh giá trên được đưa ra không lâu sau khi bà Kristalina Georgieva, Tổng Giám đốc IMF, tỏ ra bi quan về viễn cảnh kinh tế thế giới năm nay. Tại một sự kiện trực tuyến của Viện Đại học châu Âu vào cuối tuần rồi, bà Georgieva cho biết dữ liệu kinh tế gần đây về nhiều quốc gia thậm chí còn thấp hơn mức dự báo tiêu cực mà IMF đưa ra hồi tháng 4, theo đó kinh tế toàn cầu giảm 3% trong năm 2020 trước khi phục hồi phần nào trong năm 2021.

Tuy nhiên, IMF không quên cảnh báo tình hình có thể tồi tệ hơn, tùy thuộc diễn biến của dịch Covid-19. Tổng Giám đốc IMF cũng cảnh báo Mỹ và Trung Quốc rằng thương chiến giữa họ nếu bùng phát trở lại có thể làm suy yếu đà hồi phục từ đại dịch Covid-19.

IMF: Kinh tế Việt Nam sẽ hồi phục mạnh - Hình 1

Người dân kéo lưới bắt cá tại một bãi biển ở TP Đà Nẵng hôm 6-5Ảnh: REUTERS

Mỹ đang trúng đòn nặng nề bởi động thái đóng cửa trên diện rộng. Tổng thống Donald Trump đã cảnh báo áp thêm thuế để trừng phạt Trung Quốc vì dịch Covid-19 cũng như dọa chấm dứt thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 nếu Bắc Kinh không thực hiện các cam kết trong đó. Quan hệ căng thẳng giữa 2 nền kinh tế hàng đầu thế giới cũng góp phần kéo đầu tư trực tiếp của Trung Quốc vào Mỹ trong năm ngoái xuống mức thấp nhất kể từ năm 2009 (khoảng 5 tỉ USD). Một yếu tố khác là các cơ quan quản lý ở Mỹ tăng cường "soi" đầu tư từ Trung Quốc do lo ngại Bắc Kinh tiếp cận công nghệ nhạy cảm của Washington.

Thực trạng kinh tế toàn cầu ảm đạm do đại dịch Covid-19, cùng với nỗi lo về làn sóng nhiễm mới tại một số nước và nguồn cung thừa mứa là những nguyên nhân khiến giá dầu có lúc giảm hơn 3% hôm 11-5. Thông tin tích cực hiếm hoi là các thị trường chứng khoán ở châu Á và châu Âu ngập sắc xanh khi ngày càng có nhiều quốc gia tái khởi động nền kinh tế.

Reuters nhận định các nhà đầu tư quyết duy trì sự lạc quan ngay cả khi những dữ liệu kinh tế mới nhất vẽ lên một bức tranh khá u ám, nhất là đối với kinh tế Mỹ. Theo hãng tin Reuters hôm 10-5, chính quyền Tổng thống Donald Trump bắt đầu xem xét thêm các gói cứu trợ sau khi cảnh báo tỉ lệ thất nghiệp có thể đạt mức 20% trong tháng 5 (đã tăng lên mức 14,7% vào tháng rồi). Trong khi đó, chuyên gia Mark Zandi của Công ty Dịch vụ tài chính Moody's Analytics (Mỹ) cảnh báo trên đài CNBC: "Nếu Mỹ có làn sóng Covid-19 thứ hai, suy thoái sẽ xảy ra. Chúng ta có thể không đóng cửa lại nền kinh tế nhưng chắc chắn tình cảnh này sẽ khiến người dân hoảng sợ, lo lắng và đè nặng lên nền kinh tế".

Mở cửa thận trọng

Giới chức Hàn Quốc hôm 11-5 nỗ lực tìm kiếm hàng ngàn người nghi nghiễm Covid-19 từ các "ổ dịch" mới tại thủ đô Seoul.

Từng được ca ngợi nhờ phản ứng nhanh chóng khiến tỉ lệ lây nhiễm giảm đáng kể nhưng giờ đây, Hàn Quốc đang đối mặt với làn sóng lây nhiễm thứ 2 từ các hộp đêm và quán bar ở Seoul. Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh Hàn Quốc (KCDC) hôm 11-5 thông báo thêm 35 ca nhiễm mới sau 24 giờ, mức tăng kỷ lục trong hơn 1 tháng qua. Diễn biến phức tạp này xảy ra giữa lúc chính phủ Hàn Quốc đang nới lỏng một số biện pháp giãn cách xã hội, tái mở cửa trường học và doanh nghiệp.

Giới chức Trung Quốc cũng đang ban bố các biện pháp hạn chế mới sau khi TP Thư Lan của tỉnh Cát Lâm thông báo thêm 11 ca nhiễm và đáng lo ngại hơn, TP Vũ Hán - nơi dịch bệnh khởi phát - thông báo thêm 5 ca nhiễm, trong đó không có bất cứ ca nào từ nước ngoài trở về.

Theo đài CNN, những diễn biến mới tại Hàn Quốc và Trung Quốc cho thấy sự thận trọng trong việc tái mở cửa lúc này, kể cả khi tốc độ lây lan của Covid-19 đã chậm lại đáng kể và rủi ro lây nhiễm trong cộng đồng được khống chế. Với chưa đầy 2.000 ca nhiễm hồi đầu tháng 4 nhưng đã tăng lên hơn 23.000 ca ở thời điểm hiện tại, Singapore cũng là một minh chứng cho thấy những nguy cơ tiềm tàng từ việc nới lỏng lệnh phong tỏa quá sớm và lầm tưởng rằng cuộc chiến chống Covid-19 đã kết thúc trong khi nó chỉ mới bắt đầu.

Đó cũng chính là điều mà chính phủ nhiều nước bên ngoài châu Á, bao gồm Anh, Pháp, New Zealand, Đức và Đan Mạch, lưu ý khi công bố kế hoạch tái mở cửa thận trọng, theo từng giai đoạn để xoa dịu sức ép cho nền kinh tế.

Chẳng hạn, tại Pháp - quốc gia có số ca tử vong cao thứ 5 thế giới, doanh nghiệp được hoạt động trở lại từ ngày 11-5 nếu bảo đảm các biện pháp phòng chống dịch. Dù vậy, người dân chỉ được phép di chuyển tối đa 100 km, ngoại trừ những trường hợp có lý do nghề nghiệp, tang lễ hay chăm sóc người bệnh. Bộ trưởng Y tế Pháp Olivier Veran cùng ngày nhấn mạnh lệnh nới lỏng phong tỏa có thể bị đảo ngược nếu virus bùng phát trở lại.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Danh tính cô gái Đà Lạt có tên khai sinh độc lạ, nhan sắc được ví như mỹ nhân TVB thập niên 90
11:38:33 22/11/2024
Bắt đối tượng tẩm xăng thiêu chết bố mẹ ở Hà Giang
14:38:34 22/11/2024
Động thái mới nhất của Hoài Lâm gây xôn xao
11:55:13 22/11/2024
Kỳ lạ chiếc ô tô "vắt vẻo" trên cổng nhà ở Đồng Nai, chủ nhà giải thích mới vỡ lẽ nguyên nhân đầy cảm động
11:35:55 22/11/2024
Lindsay Lohan hiện tại: Lấy lại nhan sắc "nữ thần", hạnh phúc bên chồng con
14:03:02 22/11/2024
Chàng trai Pháp gốc Việt tìm mẹ ở Bắc Kạn, ít giờ sau đã có tin, cha dượng lên tiếng khiến tất cả lặng đi
14:36:54 22/11/2024
Cảnh tượng khiến "tiên nữ đồng quê" Lý Tử Thất bị tố giả tạo
14:45:13 22/11/2024
Lộ vóc dáng Yến Xuân khi mang bầu, một khoảnh khắc hé lộ luôn tình cảm của Đặng Văn Lâm dành cho vợ
13:14:17 22/11/2024

Tin mới nhất

Bắt khẩn cấp Giám đốc và Phó Giám đốc Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D

17:03:21 25/02/2023
Ngày 25/2, Công an TP Hà Nội cho biết, Cơ quan CSĐT Công an huyện Đông Anh đã tiến hành bắt khẩn cấp 5 đối tượng và ra lệnh khám xét khẩn cấp Trung tâm đăng kiểm xe cơ giới 29-07D, có địa chỉ tại xã Mai Lâm, Đông Anh, Hà Nội...

Sau khi thay Chủ tịch HĐQT, NCB tiếp tục bổ nhiệm mới một loạt nhân sự cấp cao

18:51:58 04/08/2021
NCB có Quyền Tổng giám đốc mới và 2 Phó Tổng giám đốc, cả 3 đều là nữ.

Tăng trưởng tín dụng tới 21/12 đạt 10,14%

10:40:01 24/12/2020
Sáng 24/12, thông tin tại họp báo triển khai nhiệm vụ ngành ngân hàng năm 2021, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) cho biết tính đến ngày 21/12/2020, tín dụng tăng 10,14% so với cuối năm 2019 và tăng 11,62% so với cùng kỳ năm trước.

Giá cà phê hôm nay 24/12: Arabica quay đầu tăng, Robusta lừng khừng khi nhà đầu cơ nghỉ lễ Giáng sinh

10:33:03 24/12/2020
Giá cà phê hôm nay 24/12 trong khoảng 32.400 - 32.800 đồng/kg. Trên thế giới, giá cà phê Arabica quay đầu tăng nhẹ.

Giá tiêu hôm nay 24/12: Chưa nhìn thấy đáy đợt suy giảm, giá tiêu Ấn Độ đảo chiều tăng

10:24:19 24/12/2020
Giá tiêu hôm nay 24/12 trong khoảng 52.000 - 54.000 đồng/kg, tiếp tục giảm. Trên thế giới, giá tiêu Ấn độ tăng giảm đan xen.

Chứng khoán 2020: Phiên giao dịch chưa từng có, vượt ngưỡng 1 tỷ USD

10:18:32 24/12/2020
Thị trường chứng khoán Việt Nam 2020 trải qua nhiều biến động mạnh, trong đó có không ít phiên giao dịch ấn tượng.

Giá Bitcoin hôm nay 24/12: Bitcoin rực cháy giữa biển lửa thị trường

10:09:33 24/12/2020
Bitcoin giảm 2,64%, xuống 23.083 USD, trong bối cảnh loạt tiền ảo hàng đầu lao dốc, thị trường phủ kín sắc đỏ.

Tỷ giá USD hôm nay 24/12: Tiếp tục suy giảm

10:05:22 24/12/2020
Tỷ giá USD ngày 24/12 diễn biến theo xu hướng tiếp tục giảm mạnh trong bối cảnh kinh tế Mỹ vẫn chưa có gói kích cầu như mong đợi.

Cổ phiếu HDC tăng nóng, Vietinbank Securities muốn thoái toàn bộ vốn

09:43:12 24/12/2020
Vietinbank Securities và loạt người thân lãnh đạo đăng ký thoái vốn tại CTCP Phát triển nhà Bà Rịa Vũng Tàu (Hodeco, HDC) giữa lúc cổ phiếu lập đỉnh.

Giá vàng hôm nay 24/12: Vàng đang trend tăng trong bối cảnh USD suy yếu

09:39:26 24/12/2020
Cập nhật giá vàng sáng 24/12 tăng nhẹ do đồng USD suy yếu.Trong nước, giá vàng SJC biến động tăng, giảm trái chiều từ 30.000 - 50.000 đồng/lượng.

VietinBank sẽ trả cổ tức 5% trong năm 2020 thay vì kế hoạch sang 2021

09:35:34 24/12/2020
VietinBank quyết định trả cổ tức năm 2019 bằng tiền mặt cho cổ đông sớm hơn dự định gần 1 tháng.

Chứng khoán ngày 24/12: Những cổ phiếu nào được khuyến nghị?

09:27:48 24/12/2020
Một số mã cổ phiếu nhà đầu tư cần chú ý trước phiên giao dịch 24/12.

Có thể bạn quan tâm

Nhóm nữ huyền thoại mãi là biểu tượng thanh xuân của fan Kpop, giữ vững "vương miện" vượt sóng gió suốt 15 năm hoạt động

Nhạc quốc tế

16:57:31 22/11/2024
Từ những ngày tháng huy hoàng trên đỉnh cao cho đến khi phải đối mặt với ồn ào chấn động nhất trong sự nghiệp, T-ara chưa bao giờ buông tay nhau.

Chị Đẹp "máu chiến" nhất kiệt sức đến mức không còn muốn cạnh tranh

Tv show

16:52:12 22/11/2024
Từ Vòng solo đến Công diễn 1, giọng ca Em Không Là Duy Nhất thể hiện phong độ vượt trội với 2 màn trình diễn Mashup 3 Nàng và HOT.

Như Quỳnh: "Tôi hối hận vì đã làm điều đó với Hiền Thục"

Sao việt

16:45:29 22/11/2024
Hiền Thục đi quay cột tóc bím có nơ rất xinh, tân thời theo thời điểm đó. Nhưng tôi lại là người cổ hủ, không cho Hiền Thục làm tóc như vậy, bắt phải xõa tóc ra, không cài nơ thắt bím gì cả.

Món ngon mùa Đông bổ, rẻ: Loại trứng nhỏ xíu chỉ hơn 1000k/quả nhưng bổ hơn trứng gà, ngày lạnh làm những món này ngon tuyệt lại dễ làm

Ẩm thực

16:41:44 22/11/2024
Ngày lạnh, bạn có thể tham khảo cách chế biến món ngon dưới đây, tạo nên các món ăn tốt cho bệnh mất ngủ hay quên, cao huyết áp...

IAEA thông qua nghị quyết yêu cầu Iran cải thiện hợp tác hạt nhân

Thế giới

16:23:27 22/11/2024
Trước đó, ngày 20/11, Iran và IAEA đã tái khẳng định cam kết tiếp tục đối thoại và tương tác để giải quyết bất đồng cùng những vấn đề khác trong chương trình nghị sự song phương.

Doãn Quốc Đam hé lộ điều bất ngờ khi kết thúc Độc đạo gây chú ý

Phim việt

16:20:35 22/11/2024
Ở bản án cuối dành cho Tân, anh ta chỉ phải nhận mức án 36 tháng tù vì tội giết người, đồng thời phải chi trả viện phí và bồi thường cho Lê Vũ Hồng . Vì vậy, nhiều khả năng Hồng đã được cấp cứu kịp thời và sống sót.

Xôn xao bức tượng con hàu khổng lồ ở Quảng Ninh: Sự thật ngỡ ngàng

Netizen

16:01:28 22/11/2024
Mới đây trên MXH xuất hiện hình ảnh một bức tượng hình con hàu khổng lồ được đặt giữa phố với tiêu đề như: Biểu tượng của tỉnh Quảng Ninh .

Xịt khoáng gây hại như thế nào cho làn da nếu sử dụng sai cách?

Làm đẹp

15:02:15 22/11/2024
Đây là công dụng đầu tiên và quan trọng nhất của xịt khoáng. Khi làn da cảm thấy khô căng, chỉ cần xịt một lớp sương mỏng, bạn sẽ cảm nhận được sự tươi mát và làn da được cấp ẩm tức thì.

Gã chồng rút kiếm gây án sau màn ẩu đả của hai người phụ nữ

Pháp luật

14:55:50 22/11/2024
Trước đó, vào tháng 6/ 2023, Đỗ Văn Quyền vay của anh Nguyễn Sỹ Sơn (SN 1997) số tiền 2,5 triệu đồng. Sau mấy hôm, Quyền trả cho anh Sơn được 1 triệu đồng. Anh Sơn nhiều lần đòi nợ số tiền còn lại nhưng Quyền chưa có tiền trả.

Về Thanh Hóa ngắm bình minh trên bãi Đông

Du lịch

14:42:32 22/11/2024
Bãi Đông nằm trên bán đảo Nghi Sơn, thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa, sở hữu cảnh sắc còn khá hoang sơ. Vào lúc bình minh, bãi Đông như khoác lên mình vẻ đẹp khác lạ, thu hút du khách đến săn ảnh và check-in.

Thần số học thứ 6 ngày 22/11/2024: Số 4 làm điều mới, số 8 khởi nghiệp

Trắc nghiệm

14:38:45 22/11/2024
Tra cứu thần số học, thần số học ngày 22/11/2024 cho thấy ngày hôm nay Thần số học số 8 rời khỏi vị trí hiện tại, sẵn sàng đối diện với những thay đổi mới.