Tạo ra nguồn điện khiến cá sấu còn phải chạy, tại sao lươn điện lại không bị điện giật?
Lươn điện có thể phát ra nguồn điện lên tới hơn 800V, câu hỏi đặt ra là tại sao nguồn điện này không gây tổn thương cho chính lươn điện.
Cá chình điện (lươn điện) là loài cá kích thước lớn nhất trong họ cá chình, nổi tiếng với khả năng phóng điện độc đáo. Có nguồn gốc từ khu vực Nam Mỹ, chủ yếu sinh sống ở lưu vực sông Amazon và sông Orinoco. Loài cá này còn được gọi là Electrophorus electricus và hiện đang được xếp vào nhóm động vật có nguy cơ tuyệt chủng trong sách đỏ.
Trước tiên chúng ta cần phải hiểu về cơ chế làm thế nào để lươn điện có thể tạo ra được nguồn điện. Về bản chất, hầu như tất cả các loài động vật đều có khả năng phát ra điện. Đó là một quá trình diễn ra mỗi khi một tế bào thần kinh hoặc cơ bắp được kích hoạt sẽ tạo ra một lượng điện nhỏ.
Lượng điện này dùng để thực hiện các công việc quan trọng từ điều chỉnh nhịp tim đến giúp cơ thể động vật chuyển động. Có thể tưởng tượng rằng mỗi tế bào trong cơ thể động vật giống như một viên pin tạo ra năng lượng.
Một thí nghiệm đo đạc dòng điện của lươn điện.
Điểm khác biệt đối với lươn điện nằm ở chỗ mỗi tế bào của chúng giống như một viên pin mang điện tích lên tới suýt soát 100V. Lươn điện tạo ra dòng điện lớn nhờ hệ thống thần kinh chuyên biệt cao có khả năng đồng bộ hóa hoạt động của các tế bào sản xuất điện hình đĩa được sắp xếp trong một “nhà máy điện” thu nhỏ nằm dọc theo cơ thể dài của chúng.
Hệ thống thần kinh của lươn điện thực hiện điều này thông qua một hạt nhân chỉ huy quyết định khi nào cơ quan điện sẽ hoạt động. Khi mệnh lệnh được đưa ra, một dãy dây thần kinh phức tạp sẽ đảm bảo rằng hàng nghìn tế bào sẽ được kích hoạt cùng một lúc, bất kể chúng ở xa nhân lệnh thế nào.
Khi có tín hiệu điều khiển đến, đầu dây thần kinh sẽ giải phóng một lượng nhỏ acetylcholine, một chất dẫn truyền thần kinh. Điều này tạo ra một đường dẫn nhất thời có điện trở thấp nối bên trong và bên ngoài của một bên tế bào. Do đó, mỗi tế bào hoạt động giống như một cục pin với phía được kích hoạt mang điện tích âm và phía đối diện là điện tích dương. Và khi những cục pin 100 volt này được kích hoạt, cả hệ thống có thể tạo ra nguồn điện lên tới 860 volt, cao gấp khoảng 3 lần so với điện áp của ổ cắm điện trung bình tại Việt Nam.
Những nạn nhân của lươn điện sẽ phải hứng chịu điều gì
Video đang HOT
Lượng điện áp kinh khủng lên tới 860 volt do lươn điện phát ra có thể làm tê liệt các loài động vật to lớn, thậm chí khiến chúng mất mạng. Từ đó tạo nên thương hiệu nguy hiểm khét tiếng cho loài lươn điện.
Những nạn nhân thường thấy nhất chính là những cá thể không may di chuyển đến gần lươn điện. Trong một số trường hợp, những con lươn điện khác cũng phải hứng chịu tác hại của dòng điện.
Thông thường mỗi động vật đều có trong mình một “mạch điện sinh học”. Trước hết, dòng điện của lươn điện sẽ gây ảnh hưởng tới mạch điện sinh học này và gây rối loạn chức năng. Ví dụ, việc kích hoạt những cơn co thắt cơ khác thường có thể khiến một con vật bị tê liệt, giúp lươn có thể ăn thịt hoặc chạy thoát khỏi nó.
Trong trường hợp tệ hơn, sự tê liệt kéo dài có thể gây tử vong trực tiếp cho một nạn nhân của lươn điện.
Làm thế nào mà lươn điện không gây hại cho chính chúng
Sự khởi động “nhà máy điện” bên trong lươn điện đồng thời tạo ra một dòng điện ngắn hạn chạy dọc cơ thể lươn. Nếu lươn điện tiếp xúc với môi trường không khí, dòng điện có thể cao tới 1 ampe, biến cơ thể sinh vật này tương đương với một cục pin 500 volt. Nhưng nếu đang ở dưới nước, lươn điện sẽ tạo ra điện áp lớn hơn nhưng dòng điện lại bị nước khuếch tán và giảm đi mức điện áp.
Bên cạnh đó, mức độ nghiêm trọng của điện giật phụ thuộc vào lượng và thời gian dòng điện chạy qua bất kỳ khu vực nhất định nào của cơ thể. Để so sánh, cơ thể của lươn có kích thước gần bằng cánh tay của một người đàn ông trưởng thành. Để làm cho một cánh tay bị co cứng, dòng điện 200 miliampe phải chạy vào cánh tay đó trong 50 mili giây.
Một con lươn không gặp nhiều nguy hiểm vì dòng điện của nó chỉ chạy trong cơ thể 2 mili giây trước khi phát ra bên ngoài. Ngoài ra, do điện trở của lươn lớn hơn so với nước nên một phần lớn dòng điện sẽ được tiêu tán ra bên ngoài nước qua lớp da nhờn. Điều này làm giảm mức độ gây hại của dòng điện đối với các cơ quan bên trong của lươn điện như não hoặc tim.
Chưa hết, khi tiến hành kích hoạt dòng điện, lươn điện theo bản năng giống loài cũng đã hoàn thiện kỹ thuật phóng điện để ít gây hại nhất cho bản thân. Những động tác cong mình của lươn điện sẽ khiến các bộ phận nhạy cảm trong cơ thể chúng được cách xa luồng điện một khoảng cách an toàn.
Những lúc phát điện, lươn sẽ tìm cách để dồn các cơ quan đầu não lên phía trước cơ thể. Đây là vị trí nằm ngoài đường đi trực tiếp của dòng điện và được bao quanh bởi một lớp mỡ dày giúp tăng cường cách điện.
Tất cả những lí do nói trên đã giúp lươn điện có thể tránh được tổn thương trước những cú sốc điện của chính chúng.
Tiếng kêu của một loài còn khiến muôn loài ở châu Phi sợ hãi hơn sư tử
Trong hơn 10.000 bản ghi âm về động vật hoang dã trên thảo nguyên châu Phi, 95% các loài được quan sát phản ứng với mức độ kinh hoàng hơn nhiều trước âm thanh của một loài.
Sư tử không còn là loài đáng sợ nhất ở châu Phi
Với móng vuốt sắc nhọn, sở hữu cơ bắp cuồn cuộn, đôi mắt sắc bén, phản xạ nhanh nhẹn và bộ hàm khỏe đầy răng nanh, sư tử chắc chắn là kẻ săn mồi mà hầu hết các loài động vật đều sợ hãi. Đặc biệt là chúng cũng có khả năng săn mồi theo bầy rất thông minh.
Nhà sinh vật học bảo tồn Michael Clinchy từ Đại học Western ở Canada vào năm 2023 cho biết: "Sư tử là loài trên cạn lớn nhất săn mồi theo bầy và do đó phải là loài đáng sợ nhất". Nhưng mới đây, thực tế lại phản bác quan điểm này.
Trong hơn 10.000 bản ghi âm về động vật hoang dã trên thảo nguyên châu Phi, 95% các loài được quan sát phản ứng với mức độ kinh hoàng hơn nhiều trước âm thanh của một loài hoàn toàn khác. Về mặt kỹ thuật, loài động vật này thậm chí không phải là loài săn mồi có nanh, vuốt hay tốc độ nhưng đơn giản là... vô đối. Đó là chúng ta: con người.
Trong mắt các loài thú khác, con người chúng ta là những kẻ thù đáng sợ hơn nhiều. Clinchy thừa nhận: "Nỗi sợ hãi con người đã ăn sâu trong tâm thức và lan rộng trong giới động vật. Có ý kiến cho rằng các loài động vật sẽ làm quen với con người nếu chúng không bị chúng ta săn bắt. Nhưng chúng tôi đã chứng minh rằng thực tế không phải như vậy".
Trong nghiên cứu được công bố năm ngoái, nhà sinh thái học Liana Zanette và đồng nghiệp của Đại học Western đã phát một loạt âm thanh cho động vật tại các hồ nước ở Công viên Quốc gia Greater Kruger của Nam Phi và ghi lại phản ứng của chúng.
Khu bảo tồn này là nơi sinh sống của quần thể sư tử (Panthera leo) lớn nhất thế giới, vì vậy các loài động vật có vú khác đều có nhận thức rõ về mối nguy hiểm mà loài mèo lớn này gây ra.
Các nhà nghiên cứu đã phát âm thanh cuộc trò chuyện của con người bằng các ngôn ngữ địa phương, bao gồm tiếng Tsonga, tiếng Bắc Sotho, tiếng Anh và tiếng Afrikaans, cũng như âm thanh săn bắn của con người, gồm cả tiếng chó sủa và tiếng súng. Họ cũng phát ra âm thanh của những con sư tử đang gầm gừ với nhau.
Clinchy nói: "Điều quan trọng là tiếng kêu của sư tử là gầm gừ, giống như trong 'cuộc trò chuyện' chứ không phải gầm vang. Bằng cách đó, tiếng kêu của sư tử có thể so sánh trực tiếp với giọng nói của con người khi trò chuyện".
Hầu như tất cả 19 loài động vật có vú được quan sát trong các thí nghiệm đều tìm cách rời bỏ hố nước khi nghe con người nói chuyện, tỷ lệ cao gấp đôi so với khi chúng nghe tiếng gầm gừ của sư tử hoặc thậm chí là âm thanh các cuộc đi săn. Các động vật có vú như tê giác, voi, hươu cao cổ, báo, linh cẩu, ngựa vằn và lợn lòi cách phản ứng với nguy hiểm theo cách riêng của chúng trước tiếng động của sư tử, nhưng riêng nghe tiếng người là chúng chạy xa.
Nhóm nghiên cứu giải thích trong báo cáo của họ rằng chính việc nghe thấy tiếng kêu của con người đã truyền cảm hứng cho nỗi sợ hãi lớn nhất, "cho thấy rằng động vật hoang dã nhận ra con người là mối nguy hiểm thực sự, trong khi những xáo trộn liên quan như tiếng chó sủa chỉ là những tác nhân ít gây nguy hiểm hơn".
Với mức độ phổ biến của con người hiện nay, không gian để các loài cảm thấy an toàn hiện nay ngày càng bị bóp nghẹt. Điều này không tốt cho quần thể vốn đã suy giảm của nhiều loài thảo nguyên, gồm cả những loài săn mồi như sư tử. Nghiên cứu trước đây của nhóm cho thấy, chỉ riêng nỗi sợ hãi liên tục có thể làm giảm số lượng động vật săn mồi qua nhiều thế hệ.
Nhưng các nhà sinh học bảo tồn cũng có thể khai thác kiến thức này để giúp đỡ các loài quý hiếm. Bằng cách phát lại tiếng trò chuyện của con người ở những khu vực được biết đến là điểm nóng của nạn săn trộm ở Nam Phi, họ hy vọng sẽ cảnh báo hữu hiệu để loài tê giác trắng phương Nam đang có nguy cơ tuyệt chủng tránh đến chỗ an toàn.
Zanette nói: "Tôi nghĩ nỗi sợ hãi lan rộng khắp cộng đồng động vật có vú ở thảo nguyên là một minh chứng thực sự cho các tác động môi trường xấu mà con người gây ra. Chỉ cần có sự hiện diện chúng ta ở đâu đó cũng đủ là một tín hiệu nguy hiểm với các loài. Chúng sợ con người đến chết đi được, hơn bất kỳ loài săn mồi nào khác".
Trang The Daily Mail (Anh) mới đây đưa tin người phụ nữ tên Lidia Hernández (4a0 tuổi, đang sống tại bang Aguascalientes, miền trung Mexico) đã bị một con sư tử tấn công trước cửa nhà khi đang chuẩn bị giặt quần áo.
Con sư tử tên là Salomé với thân dài 1,8 mét đã thoát khỏi lồng nhốt trước đó tại một cơ sở nuôi thú tư nhân. Nó cũng đã tấn công và cắn chết 2 con chó và 1 con mèo trên đường đi, trước khi mai phục trước nhà của cô Hernández.
Sau khi bị con thú bất ngờ tấn công và để lại vết cào trên người, cô Hernández đã cắn vào phần thịt gần mắt của nó và khiến con sư tử hoảng sợ.
Chủ của con thú - anh Geovany Javier (34 tuổi), đã xuất hiện sau đó và kiểm soát được con vật. Không lâu sau, sư tử Salomé cũng bị cơ quan chức năng Mexico thu giữ vì hành vi gây nguy hiểm.
Loài chó 'biết hát' cực kì quý hiếm hồi sinh sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng Đây là 1 trong những loài chó có tiếng hú độc đáo, chúng được phát hiện trở lại sau 50 năm tưởng đã tuyệt chủng. Loài chó hoang biết hát New Guinea (còn gọi là chó hát New Guinea), một giống chó cực kỳ quý hiếm với tiếng sủa và tiếng hú độc đáo, đã được phát hiện trở lại sau hơn 50...