Tạo ra não người, khoa học đang ‘đi quá giới hạn’?
Các nhà nghiên cứu cảnh báo những nhà khoa học chuyên về thần kinh có thể “vượt quá giới hạn đạo đức” khi phát triển được khối não của con người ngay trong phòng thí nghiệm và trong một số trường hợp mang các mô đó đi cấy ghép vào động vật.
Một mặt cắt ngang của một phần não nhân tạo. Ảnh: EPA
Theo báo Anh Guardian, việc tạo ra não mini có kích thước bé bằng hạt đậu được xem là một trong những lĩnh vực gây tranh cãi nhất trong khoa học thần kinh hiện đại. Một số mô được tạo ra từ tế bào gốc đã phát triển sóng não tự phát, tương tự sóng não xuất hiện ở trẻ sinh non.
Nhiều nhà khoa học tin rằng tiềm năng mô não nhân tạo đó có khả năng bị y học can thiệp, biến đổi thành não sống lớn hơn bao giờ hết. Tuy nhiên, nghiên cứu này cũng gây ra tranh cãi bởi vì nghi ngại nó có thể vượt qua ranh giới trong thử nghiệm con người.
“Nếu như cơ quan nhân tạo có cảm giác, nhận thức, rất có thể chúng ta đang vượt giới hạn. Chúng tôi không muốn mọi người làm nghiên cứu đến mức mà khiến một thứ gì đó phải chịu đựng”, Elan Ohayon – Giám đốc phòng thí nghiệm khoa học thần kinh Green tại San Diego, bang California (Mỹ) – nhận định.
Vì gặp nhiều khó khăn trong việc nghiên cứu não của một người sống, nên những cơ quan nhân tạo tương tự mô não được coi là một bước phát triển đáng kể. Chúng được sử dụng để nghiên cứu về các chứng tâm thần phân liệt và tự kỷ, cũng như lý do tại sao não một số em bé không phát triển khi bị nhiễm vi rút Zika trong bụng mẹ. Các nhà nghiên cứu hy vọng sẽ sử dụng cơ quan nhận tạo này để nghiên cứu một loạt triệu chứng rối loạn não, từ Alzheimer đến Parkinson cũng như các tình trạng về mắt như thoái hóa điểm vàng do tuổi tác.
Tuy nhiên, trong bài thuyết trình tại cuộc họp của Hội khoa học thần kinh tổ chức tại Chicago, chuyên gia Ohayon và các đồng nghiệp Ann Lam, Paul Tsang cho rằng phải đảm bảo não nhân tạo không nên cấy ghép cho động vật. “Chúng tôi đã chứng kiến hoạt động trong não nhân tạo tương tự hoạt động sinh học trong động vật đang phát triển”.
Trong một nghiên cứu gần đây, các nhà nghiên cứu tại Đại học Harvard chứng minh não nhân tạo có khả năng phát triển đa dạng các mô, từ tế bào thần kinh vỏ não đến tế bào võng mạc. Phần cơ quan này trong 8 tháng đã tạo ra mạng lưới nơ-ron thần kinh của riêng chúng, phát ra hoạt động và phản ứng khi ánh sáng chiếu vào.
Trong một nghiên cứu khác do Fred Gage tại Viện Salk ở San Diego thực hiện, các nhà nghiên cứu đã cấy ghép mô não người vào não chuột và phát hiện ra rằng chúng có khả năng kết nối với nguồn cung cấp máu của cho con vật và tạo ra các kết nối mới.
Giám đốc Ohayon muốn các đơn vị gây quỹ “đóng băng” mọi nghiên cứu đề ra mục tiêu cấy ghép não người vào con vật, cũng như các nghiên cứu muốn chứng minh não nhân tạo có khả năng nhận thức, cảm nhận. Ở Anh, các nhà khoa học đã bị cấm nghiên cứu trên các phôi hiến tặng phát triển hơn 14 ngày.
Năm ngoái, một nhóm các nhà khoa học, luật sư, nhà đạo đức và triết gia đã kêu gọi một cuộc tranh luận về đạo đức về não nhân tạo. Các tác giả, bao gồm Hank Greely – Giám đốc Trung tâm Luật và Khoa học sinh học tại Đại học Stanford bang California – cho biết phần cơ quan nhân tạo chưa đủ tinh vi để gây lo ngại ngay lập tức, nhưng đã đến lúc bắt đầu thảo luận về các hướng đi.
Theo ông Greely, không có giới hạn đạo đức cụ thể nào khi nói đến não nhân tạo. “Tôi chắc chắn rằng chúng ta chưa phát triển đến mức khi một người thức dậy, anh ta phát hiện mình là một bộ não nhân tạo”. Tuy nhiên, ông Greely tin rằng mối quan ngại chỉ thực sự trở nên nghiêm trọng hơn nếu các cơ quan này có thể nhận biết và phản ứng với các kích thích ra gây đau đớn.
“Tôi nghĩ rằng không bao giờ là quá sớm để đưa ra các vấn đề đạo đức trong nghiên cứu khoa học. Chính vì vậy, cần có một cuộc đối thoại toàn diện để có thể định hướng các quyết định và nghiên cứu khoa học”, chuyên gia kết luận.
Video đang HOT
Hồng Hạnh
Theo Báo Tin tức
Bên trong "nhà tù sướng nhất thế giới", người vào không muốn ra
Nhà tù Halden ở Na Uy được ví như thiên đường, nơi mà các phạm nhân được hưởng điều kiện sống tốt hơn cả so với lúc họ được tự do.
Nhà tù Halden không hề có camera giám sát.
Tất cả mọi thứ trong nhà tù Halden (khu vực hạt Ostfold, phía tây nam Na Uy) đều khiến mọi người phải kinh ngạc.
Đơn cử như bữa sáng một ngày bình thường, phạm nhân được ăn trứng tráng cùng rau và giăm bông, salad, nước cam, cà phê. Tất cả phạm nhân đều có chế độ ăn như nhau chứ không hề phân biệt. Họ nhận những bữa ăn được chuẩn bị sẵn, sau đó chỉ việc hâm nóng trong bếp có sẵn tại mỗi phòng giam.
Cứ 10-12 phòng giam lại có một khu vực sinh hoạt chung. Nó giống như một khu vực sinh hoạt của một căn nhà bình thường. Nếu không thích những món ăn mà nhà lao phục vụ, tù nhân có thể mua các sản phẩm khác trong cửa hàng của nhà tù.
Cửa hàng này trông giống với một siêu thị bình thường, có hàng loạt sản phẩm.
Nhà tù Halden trông giống một ngôi trường đại học hơn.
Xây nhà tù với tư duy khác biệt
Halden không phải một nhà tù điển hình, ngay cả đối với Na Uy. Nó được xây dựng với tư duy hoàn toàn khác biệt.
Trên mảnh đất rộng 30ha tại một thị trấn nhỏ nằm giữa những vịnh hẹp phía nam Na Uy, một số kiến trúc sư Đan Mạch đã vận dụng tài năng của mình để xây dựng nhà tù này. Nếu không có tường bao quanh, chẳng ai nghĩ đó là một nhà giam. Đó có thể là một bệnh viện, một trường học hay bất cứ tòa nhà công cộng nào khác được dựng lên từ gỗ, thủy tinh, thép và đá.
Các cửa sổ không có chấn song, không có tháp giám sát, không có dây thép gai và không hàng rào điện. Nhà tù Halden cũng không có camera giám sát, hành lang, các phòng, các lớp học, công xưởng đều không có. Ngay cả lính canh cũng không mang theo súng.
Nhà tù Halden đang sử dụng một khái niệm an ninh sáng tạo gọi là "an ninh động". Theo đó, lính canh được trộn lẫn vào tù nhân. Bằng cách ở đó vĩnh viễn, họ sẽ ngăn chặn được xung đột tiềm ẩn bằng cách thảo luận các vấn đề với những người bị giam giữ trong này. Halden có 258 tù nhân và là nhà tù lớn thứ 2 tại Na Uy. Ngoài ra, nơi đây có 290 nhân viên.
Hạn chế hình phạt
Có một khái niệm được áp dụng ở Halden và khắp Na Uy đó là cuộc sống trong tù không khác cuộc sống bên ngoài, điều khác biệt duy nhất là thiếu tự do di chuyển. Hình phạt không được vượt quá những gì mà tù nhân cần để họ cải tà quy chính. Những người bị giam được chuẩn bị thả ra ngay từ ngày đầu vào tù.
Mục tiêu của ban quản lý nhà tù này là khiến "tù nhân làm việc, đóng thuế, có gia đình và động lực". Đó là lý do tại sao những người bị giam ở đây ngay ngày đầu đã được giúp đỡ để tìm kiếm động lực. Halden là nhà tù có an ninh tối đa. Đây là nơi giam giữ những kẻ diết người, tội phạm sắc dục, người mắc bệnh tâm thần, sử dụng chất trắng và tội phạm nhỏ.
Tiện nghi trong nhà tù.
Ông Hidal, giám đốc nhà tù tự hào rằng Halden là nhà tù tốt nhất thế giới. Bất cứ ai khi bị kết án đều muốn vào đây. Chỉ 20% tù nhân ra khỏi nơi này là tái phạm tội, con số thấp hơn nhiều tỷ lệ trung bình ở Na Uy trong những thập kỷ trước và thấp hơn các nước khác rất nhiều.
Bí mật của Halden nằm ở thái độ với tù nhân nhưng cũng nằm ở số tiền đầu tư vào đây. Nhà tù được mở ra năm 2010 với chi phí 250 triệu USD.
Ngày nay, con số này còn tăng gấp đôi. Không phải nước nào cũng đủ điều kiện để cũng cấp những điều kiện như vậy cho tù nhân. Đồng thời, không phải tất cả các xã hội đều sẵn sàng đối xử với tù nhân một cách nhân đạo như vậy.
Cuộc sống thường ngày bên trong nhà tù Halden.
Cả cộng đồng chung tay
Thành công của nhà tù Halden không phải chỉ có hệ thống tư pháp mà có sự chung tay của cả cộng đồng. Sách trắng được thông qua năm 2008 quy định hệ thống tư pháp phải tập trung vào việc bình thường và cải tạo tù nhân.
Cả một cộng đồng phải tham gia mới giúp một tù nhân trở thành công dân tốt lần nữa. Vì vậy, trong nhà tù Halden có cả các nhân viên như bác sĩ, linh mục, giáo viên. Họ làm việc trong cộng đồng, cộng đồng dần quen với những người phạm tội và những người phạm tội cũng đã quen với cộng đồng.
Ở Halden, các tù nhân không thể lang thang trong phòng và đi lại trước tivi mặc dù họ có mọi thứ cần thiết trong phòng giam rộng 12 m2. Họ có nghĩa vụ lựa chọn giữa công việc và học tập.
Các tù nhân có thể học nhiều khóa học khác nhau, từ học sáng tạo cho đến hóa học, vật lý và triết học. Họ cũng có thể học nghề và được nhà tù cấp bằng như nghề mộc, sửa chữa xe hơi, cơ khí, gia công kim loại hay kể cả chơi nhạc cụ. Nhà tù này có tới 3 phòng thu âm.
Phạm nhân trong nhà tù Halden được tạo điều kiện hết mức để sớm cải tạo, hòa nhập với cộng đồng.
Nhưng dù có tiện nghi như thế nào thì Halden vẫn là một nhà tù. Có những tù nhân nổi giận, đôi khi họ cần bị cách ly. Thế nhưng ngay cả khu cách ly cũng rất khác biệt với những nhà tù khác. Họ có những bức tranh trên tường và có view nhìn ra khu vườn rộng lớn bao quanh các tòa nhà.
Gần như toàn bộ tù nhân ở đây đều ngợi ca nhà tù. Đây được xem là nơi tốt nhất mà xã hội có thể cung cấp cho những kẻ phạm tội ở thời điểm hiện tại và có lẽ là hàng trăm năm tới, nếu nhân loại không tìm ra cách khác để tha thứ cho những người mắc lỗi.
Theo giaoducthoidai.vn/Khám Phá
Napoleon Hill - cha đẻ của "khoa học thành công" và nghi án những lời nói dối Napoleon Hill được mệnh danh là người có sức ảnh hưởng mạnh mẽ nhất trong môn "khoa học thành công" và ông cũng chính là tác giả có tác phẩm về kinh doanh bán chạy nhất mọi thời đại. Tuy vẫn còn nhiều tranh cãi về sự thật trong những lời kể của Napoleon Hill, nhưng không thể phủ nhận, các nguyên tắc...