Táo quân 2017 ‘đá xoáy’ Đề án ngoại ngữ 9.400 tỷ đồng
Chương trình Táo quân đêm giao thừa đề cập những vấn đề trong ngành giáo dục, bao gồm Đề án ngoại ngữ quốc gia không đạt mục tiêu, thi trắc nghiệm và “lò” đào tạo tiến sĩ.
Hơn 10 năm nay, Táo quân là chương trình được mong đợi trong đêm giao thừa, đề cập các vấn đề nổi cộm. Năm nay, Táo quân 2017 gây chú ý với những màn đối đáp liên quan vấn đề của ngành giáo dục.
Đặc biệt, khi Ngọc hoàng ra lệnh đổi mới phương pháp chầu theo kiểu “hái hoa dân chủ”, nhiều rắc rối nảy sinh.
Phần thi hái hoa dân chủ với hình thức trắc nghiệm khiến các Táo mâu thuẫn. Ảnh cắt từ clip.
Cụ thể, trong cuộc hội ý giữa 4 Táo, Táo công chức (Chí Trung đóng) được giao nhiệm vụ ra đề minh họa để mọi người luyện tập.
Ông đưa ra đề bài: “Đề án dạy và học 3 vạn 9 nghìn tỷ để nâng cao năng lực ngoại ngữ cho thanh niên có khả thi không?”.
Táo giáo dục (Vân Dung) ngay lập tức khẳng định Táo công chức đang động chạm đến “chỗ nhạy cảm” của mình.
Tính khả thi của Đề án ngoại ngữ quốc gia 2020 được đưa ra bàn luận nhiều lần, đặc biệt sau khi Bộ GD&ĐT quyết định đưa tiếng Nhật, Trung vào giảng dạy ở trường tiểu học và Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định “đề án 9.000 tỷ không đạt mục tiêu” trước Quốc hội tại phiên chất vấn sáng 16/11/2016.
Thực tế cho thấy dù được chú trọng đầu tư, Đề án ngoại ngữ quốc gia trị giá khoảng 9.400 tỷ đồng đang hoạt động kém hiệu quả. Phổ điểm môn ngoại ngữ trong kỳ thi THPT quốc gia 2016 chỉ ở mức 2 – 3,5 điểm, gần 90% điểm dưới trung bình.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, năm học 2015-2016, cả nước chỉ có 8 nghìn trên tổng số 21 nghìn giáo viên tiếng Anh tiểu học đạt chuẩn. Tỷ lệ giáo viên ngoại ngữ đạt chuẩn ở cấp THCS và THPT chỉ ở mức 33% và 26%.
Các chuyên gia lý giải đề án khó thành công do đặt mục tiêu quá cao.
Trước đó, trao đổi với Zing.vn về vấn đề này, GS Nguyễn Lân Dũng khẳng định đề án không dựa vào thực tế khi đặt ra những mục tiêu quá lý tưởng, trong khi thiếu thốn cả về nhân lực lẫn cơ sở vật chất.
Một số người khác nhận định nguyên nhân nằm ở phương pháp giảng dạy, bao gồm việc “dạy tiếng Anh bằng tiếng Việt” như lời Phó hiệu trưởng ĐH Cần Thơ – PGS Đỗ Văn Xê – hay do đề án chỉ chỉ tập trung thứ Tiếng Anh “chết” theo nhận xét của ông Nguyễn Tuấn Hải – nhà sáng lập Eton Grammar School.
Ông Hải cũng cho rằng trong thời gian tới, Bộ GD&ĐT nên có hướng đi đúng đắn để tránh lãng phí tiền bạc và thời gian của học sinh.
Theo Zing
Tết ấm áp ở Nga của những đứa con xa nhà
Giữa bộn bề học tập, thi cử, du học sinh tại Nga bớt chút thời gian, cùng nhau chuẩn bị đón chào năm mới.
Mỗi dịp Tết đến, cộng đồng du học sinh ở Nga lại bên nhau cùng đón năm mới, tận hưởng cảm giác ấm áp của Tết đoàn viên trên đất người. Năm nay, chương trình được tổ chức ngày 25/1 (tức 28 tháng chạp năm Bính Thân).
Trước thềm xuân Đinh Dậu, sinh viên Việt Nam tại thành phố Tomsk cùng nhau tổ chức chương trình đón Tết.
Đây là dịp để toàn thể sinh viên đoàn tụ, chia sẻ buồn vui của một năm qua và cùng chúc nhau năm mới tốt lành.
Chương trình mở đầu bằng video ghi lại những dòng tâm sự của cô gái trẻ về nỗi nhớ nhà, áp lực học tập, thi cử.
Tiếp đó, không khí chương trình được hâm nóng bởi những màn vũ đạo do các sinh viên Tomsk biên đạo và thể hiện.
Trong dịp cuối năm, những người con đất Việt tâm sự với nhau về cuộc sống của họ trong một năm qua.
Cùng đón năm mới trong không khí ấm áp giúp các du học sinh vơi đi nỗi buồn xa quê mỗi dịp Tết đến xuân về.
Ban tổ chức chương trình cũng tổ chức bán vé xổ số nhằm quyên góp ủng hộ quỹ trò nghèo vùng cao. Đây là phần được nhiều người mong đợi nhất.
Nhiều sinh viên đã tham dự chương trình "Tết con gà - Lộc cho mọi nhà" mang đậm phong cách trẻ trung của du học sinh.
Những món quà không nặng về vật chất mang theo lời chúc tốt đẹp gửi tới sinh viên đang học tập tại các trường đại học trên địa bàn thành phố.
Cuối chương trình, Phó giám đốc Đại học Tổng hợp Quốc gia Tomsk (phụ trách hoạt động sinh viên quốc tế) phát biểu và chúc Tết du học sinh Việt Nam.
Tập thể du học sinh hát mừng năm mới, chúc nhau khỏe mạnh, học tập tốt trong năm Đinh Dậu sắp tới.
Theo Zing
Chuyện khó tin của kỷ lục gia thế giới 6 năm cấp 1, cấp 2 học bán công, cấp 3 học bổ túc vì quá kém, nhưng Dương Anh Vũ đã trở thành học sinh giỏi, xác lập nhiều kỷ lục thế giới. Vũ sinh ra và lớn lên trong gia đình có 5 người anh em, cha mẹ anh đều là nông dân và chưa học hết lớp 3. Từ lúc...