Tạo lập môi trường trường học thân thiện, thoải mái
Buổi thông tin khoa học với chủ đề “Hạnh phúc của học sinh tại trường học” được tổ chức nhằm giúp các nhà tâm lý, nhà giáo dục hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa học đường và tạo lập môi trường trường học thân thiện, thoải mái, hạnh phúc.
Buổi thông tin nhằm giúp các nhà tâm lý, nhà giáo dục hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa học đường. (Ảnh minh họa)
Ngày 8/10, tại Trường Trung học phổ thông chuyên Nguyễn Huệ (quận Hà Đông, Hà Nội), Hội Tâm lý giáo dục học Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức buổi thông tin khoa học có chủ đề “Hạnh phúc của học sinh tại trường học” với sự trình bày của Giáo sư Agnes Florin – Chuyên gia nghiên cứu về Tâm lý trẻ em và giáo dục của Đại học Nantes (Cộng hòa Pháp).
Được biết, buổi thông tin được tổ chức nhằm giúp các nhà tâm lý, nhà giáo dục hiểu được ý nghĩa của việc xây dựng văn hóa học đường, tạo lập môi trường trường học thân thiện, thoải mái, hạnh phúc và nâng cao cảm nhận an toàn của học sinh về môi trường bên trong và bên ngoài trường học.
Video đang HOT
Tại buổi thông tin khoa học, các đại biểu đã được nghe Giáo sư Agnes Florin trình bày các nội dung xoay quanh chủ đề “Hạnh phúc của học sinh tại trường học” như: Hạnh phúc của trẻ khi đến trường – Thách thức của tương lai; sự phát triển và nhu cầu giáo dục của trẻ nhỏ; đổi mới và thực nghiệm nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống trong môi trường học đường.
Thông qua một số kết quả nghiên cứu của mình ở Pháp, đặc biệt là việc tự đánh giá chất lượng cuộc sống ở trường học của một ngàn học sinh phổ thông các cấp mà một phần trong số đó đã được theo sát trong ba năm, Giáo sư Agnes Florin đã nhấn mạnh đến sự cần thiết về đạo đức và lợi ích xã hội để xem xét tốt hơn tiếng nói của trẻ em về cuộc sống học đường và các quyết định liên quan đến chính các em.
Theo laodongthudo
Phải cân nhắc kỹ
Bằng tốt nghiệp trình độ đại học (ĐH) sẽ không ghi loại xuất sắc, giỏi, khá, trung bình, không phân biệt chính quy hay tại chức.
Đây là những qui định được đưa vào Dự thảo lần 1 Thông tư về nội dung chính của văn bằng ĐH vừa được Bộ GD&ĐT đưa ra lấy ý kiến.
Ảnh minh họa
Như vậy, so với quy định hiện nay sẽ có nhiều thay đổi lớn về cách thức ghi trên văn bằng giáo dục ĐH. Theo Thông tư số 19/2011 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành mẫu bằng tốt nghiệp ĐH, người tốt nghiệp sẽ được phân biệt về xếp loại bằng tốt nghiệp theo các mức khác nhau. Đồng thời văn bằng theo quy định hiện hành cũng phân biệt rõ ràng các hình thức đào tạo. Đáng chú ý, là có sự phân biệt tên văn bằng tuỳ theo khối ngành đào tạo như kỹ sư, kiến trúc sư, bác sĩ, dược sĩ, cử nhân...
Nhưng nếu dự thảo này được thông qua thì bằng tốt nghiệp ĐH sẽ không còn các nội dung trên và tên gọi văn bằng tốt nghiệp trình độ ĐH chỉ gọi chung là bằng cử nhân. Ngay khi Bộ GD&ĐT công bố dự thảo này, đã nhận nhiều luồng ý kiến trái chiều. Đại diện một số trường ĐH cho rằng, việc bỏ phân loại tốt nghiệp là hợp lý, theo thông lệ quốc tế. Bằng tốt nghiệp chỉ là minh chứng người đó hoàn thành chuẩn đầu ra của một chương trình đào tạo. Do vậy việc ghi hay không ghi phân loại tốt nghiệp, hình thức đào tạo không có nhiều ý nghĩa. Khi tuyển dụng, các đơn vị tuyển dụng sẽ nhìn vào bảng điểm, chứ không phải nhìn vào tấm bằng khá hay giỏi. Còn năng lực của từng người, hiệu quả công việc sẽ chứng minh, chứ không phải chỉ dựa vào kết quả được ghi trên bằng hay bảng điểm.
Bên cạnh những ý kiến ủng hộ, lại có nhiều chuyên gia giáo dục phản đối. Họ cho rằng, với tình hình đào tạo ở Việt Nam hiện nay, nếu bỏ ghi văn bằng và hình thức đào tạo thì chất lượng giáo dục sẽ đi xuống. Và đừng so sánh với quốc tế, vì đào tạo ĐH ở Việt Nam còn quá nhiều bất cập, không thể so sánh với chất lượng quốc tế. Nếu theo tiêu chuẩn quốc tế thì hệ thống đào tạo, các thông lệ, trình độ về văn hóa - văn minh cũng phải đồng bộ như họ. Còn nếu chỉ học hỏi quốc tế mỗi cách ghi nội dung trên tấm bằng ĐH e rằng còn quá nhiều khập khiễng. Đây là hình thức cào bằng, làm mất động cơ phấn đấu của mỗi người học!
Lại có ý kiến đề xuất, nếu muốn bỏ phân loại chính quy, tại chức, tập trung hay không, trước tiên mọi hình thức đào tạo phải có cùng nội dung, thời gian học và đòi hỏi chất lượng đào tạo như nhau. Bởi thực tế hiện nay, chất lượng giữa các hình thức đào tạo có sự cách biệt lớn, nếu ghi như nhau là không công bằng.
Về phía sinh viên, nhiều ý kiến không đồng tình với quy định trên của Bộ GD&ĐT, bởi việc xếp loại thể hiện trên tấm bằng ĐH là động lực, mục tiêu phấn đấu. Còn những đơn vị tuyển dụng cũng nhìn vào đó đánh giá chất lượng đầu vào nguồn nhân lực. Văn bằng không thể đánh giá được 100% nhưng có thể thể hiện được 60 - 70% năng lực của từng người.
Bởi vậy, Bộ GD&ĐT cần lắng nghe ý kiến nhiều chiều, để đưa ra qui định phù hợp với điều kiện Việt Nam, và tạo động lực cho từng người học và thể hiện được sự công bằng cũng như chất lượng đào tạo của các trường ĐH trong nước.
Theo kinhtedothi
Hạn cuối thẩm định SGK theo chương trình giáo dục phổ thông mới, số phận Bộ SGK Công nghệ giáo dục sẽ ra sao? Một bộ sách đã qua thực tế hơn 40 năm với hơn 900.000 học sinh theo học, được tác giả chỉnh sửa, hoàn thiện trong gần 50 năm..., số phận bộ sách sẽ ra sao khi hôm nay là hạn cuối cùng của quá trình thẩm định SGK trước khi trình Bộ trưởng Bộ GDĐT? Câu chuyện về bộ sách giáo khoa công...











Tin đang nóng
Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi
Có thể bạn quan tâm

Người dùng iPhone nhận cảnh báo 'sốc', xAI của Elon Musk làm điều gây chấn động
Thế giới số
11:12:33 05/05/2025
Nhuộm tóc màu gì không sợ phai thành màu vàng?
Làm đẹp
11:12:09 05/05/2025
De Bruyne khó sát cánh cùng Messi
Sao thể thao
11:03:30 05/05/2025
Lên đồ trắng đen vừa 'chất' vừa tối giản
Thời trang
11:03:01 05/05/2025
Gửi dữ liệu người dùng sang Trung Quốc, TikTok 'ăn' phạt nặng
Thế giới
10:56:37 05/05/2025
Vụ 3 mẹ con tử vong trong nhà: Mẹ đến nhà trẻ đón 2 con về sớm
Tin nổi bật
10:53:16 05/05/2025
"Ông nội" Gia Đình Là Số 1 nguy kịch, công ty ém tin, fan chỉ biết cầu nguyện?
Sao châu á
10:48:59 05/05/2025
Smartphone 'nồi đồng cối đá', pin 6.500mAh, sạc 90W, RAM 8 GB, giá 8,99 triệu đồng tại Việt Nam
Đồ 2-tek
10:43:14 05/05/2025
Bảng giá điện thoại Vivo tháng 5/2025: Thêm 2 sản phẩm 'hàng hot'
Sức khỏe
10:40:42 05/05/2025
5 loại cây bé xíu đặt phòng khách nhìn đơn giản mà hóa ra "giữ nhà, giữ tiền" cực tốt
Sáng tạo
10:31:59 05/05/2025