Tạo kỹ năng phản xạ ôn thi vào lớp 10
Sau khi hoàn tất bài kiểm tra học kỳ 2, đây là thời điểm học sinh lớp 9 tăng tốc chuẩn bị cho kỳ thi tuyển sinh lớp 10.
Ông Lê Duy Tân, Trưởng phòng Giáo dục trung học, Sở GD-ĐT, tư vấn cho phụ huynh, HS lớp 9 Trường THCS Nguyễn Du (Q.1) – ẢNH: B.THANH
Hệ thống kiến thức theo chủ đề
Được cho là một trong những căn cứ trong việc xác định việc chọn nguyện vọng lớp 10 phù hợp nên từ kết quả kiểm tra học kỳ 2 môn toán, ngữ văn và ngoại ngữ, các trường THCS đã triển khai phương án ôn tập cho học sinh (HS) lớp 9.
Bà Nguyễn Đoan Trang, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Du (Q.1, TP.HCM), cho hay kết hợp giữa nguyện vọng và kết quả kiểm tra, giáo viên phân loại HS để ôn theo hướng đại trà hoặc nâng cao. Trong đó, lớp đại trà nhằm hệ thống kiến thức để HS nắm chắc nội dung ôn tập và củng cố lại các kỹ năng cần thiết cho 3 môn thi. Còn lớp nâng cao, thường tập trung vào những HS có nguyện vọng thi trường, lớp chuyên để giáo viên tăng cường bài tập phân hóa nhằm giúp HS đạt kết quả tốt nhất.
Về thời gian, bà Đoan Trang thông tin, ngày 30.5 là kết thúc năm học thì trước thời điểm đó khoảng 1 tuần, giáo viên cho HS làm thử đề tuyển sinh các năm học trước để các em làm quen cách thức ra đề, tạo kỹ năng phản xạ.
Giáo viên Huỳnh Lê Ý Nhi, Trường THCS Đồng Khởi (Q.Tân Phú, TP.HCM), cũng nói rằng với thời gian còn lại, hình thức ôn tập hiệu quả là hệ thống kiến thức theo chủ đề và hướng dẫn phương pháp làm bài tập những dạng đề có xu hướng hay ra trong một vài năm gần đây.
Video đang HOT
Chẳng hạn với môn ngữ văn, ở phần nghị luận xã hội, giáo viên hướng dẫn HS cách xác định đúng vấn đề từ đó triển khai, đưa ra quan điểm, chứng minh… Thêm vào đó, để làm được bài văn nghị luận xã hội, HS cần có vốn sống thực tế nên cần tìm hiểu thông tin chính thống, quan tâm đến các sự kiện thời sự, diễn biến hằng ngày.
Do đó theo cô Ý Nhi, bên cạnh việc được giáo viên hệ thống kiến thức, củng cố phương pháp, kỹ năng làm bài thì HS cần nỗ lực cố gắng tự bổ sung những kiến thức thực tế.
Ôn theo lựa chọn nguyện vọng
Với 3 tuần còn lại dành để tập trung cho việc ôn thi vào lớp 10, ông Đinh Phú Cường, Hiệu trưởng Trường THCS Nguyễn Văn Luông (Q.6, TP.HCM), cho hay nếu tổ chức ôn tập trung thông thường thì sẽ không hiệu quả. Vì vậy, nhà trường tổ chức theo hướng phân loại HS, ôn theo năng lực và nhu cầu. Chẳng hạn, với HS đăng ký nguyện vọng vào trường, lớp chuyên thì cho ôn nâng cao kiến thức, còn HS có nguyện vọng trường thường thì đẩy mạnh việc nắm vững, chắc kiến thức để có thể trúng tuyển một trong 3 nguyện vọng.
Tương tự, ông Nguyễn Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường THCS Lê Văn Tám (Q.Bình Thạnh, TP.HCM), thông tin HS bắt đầu bước vào giai đoạn ôn tập từ ngày 6.5 và kết thúc vào ngày 31.5 với thời lượng mỗi tuần học 12 tiết toán, 10 tiết ngữ văn và 10 tiết ngoại ngữ. Giáo viên có nhiệm vụ hệ thống kiến thức, hoàn thiện kỹ năng, cung cấp các bài tập thực tiễn để HS rèn luyện.
Ông Tuấn cho biết có 50% số HS của trường đăng ký trường, lớp chuyên nên nhà trường không ôn tập trung mà sắp xếp lớp theo năng lực để nâng cao tối đa hiệu quả, nhu cầu. Kế hoạch của nhà trường là làm sao đến trước ngày thi, mỗi HS đã được tiếp cận và làm quen với 3 đề thi theo cấu trúc của đề tuyển sinh.
Theo thanhnien
HS trường giữa phố cổ đề xuất 6 giải pháp giúp tránh tắc cổng trường
Sáng 8/4 tại trường THCS Nguyễn Du, Phòng GD-ĐT quận Hoàn Kiếm, Hà Nội, tổ chức hoạt động sáng tạo với chủ đề giữ gìn trật tự an toàn giao thông cổng trường.
Đây là hoạt động tuyên truyền, giáo dục pháp luật về ATGT nhằm hình thành ý thức chấp hành pháp luật về ATGT cho HS, giúp các em có cơ hội thể hiện hiểu biết của mình về ATGT, về những hoạt động diễn ra quanh cổng trường.
Cô Nguyễn Thu Hương- Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Du cho biết: Do nằm trong khu phố cổ chật hẹp, là nơi học tập của hơn 2000 học sinh nên chuyện kẹt xe, tắc đường trước cổng trường sau giờ học đã trở thành hình ảnh khá quen thuộc tại cổng trường THCS Nguyễn Du.
Việc này xảy ra do ý thức chấp hành luật giao thông của nhiều học sinh chưa cao. Nhiều phụ huynh đến đón con còn dừng đỗ phương tiện dưới lòng đường, trước cổng trường; người dân lấn chiếm vỉa hè buôn bán gây cản trở giao thông.
HS tham gia tìm hiểu các kiến thức về an toàn giao thông
Qua hoạt động sáng tạo với chủ đề giữ gìn trật tự an toàn giao thông cổng trường, nhà trường hướng đến mục tiêu tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành ATGT cho học sinh; qua đó góp phần xây dựng môi trường an toàn và thân thiện.
Đến với hoạt động sáng tạo, học sinh các khối lớp đã thể hiện hiểu biết của mình về ATGT qua các tiểu phẩm sinh động, hấp dẫn và có tính tuyên truyền, giáo dục cao.
Cũng nằm trong các hoạt động sáng tạo, trải nghiệm, sau chủ đề giữ gìn trật tự ATGT cổng trường, học sinh trường THCS Nguyễn Du đã hòa mình vào ngày hội STEM với chủ đề "Thợ săn vũ trụ", hào hứng tham gia các hoạt động: thi rubik; làm Lander và Rover; giới thiệu sản phẩm Tên lửa nước...
Tại chương trình, các em học sinh trường THCS Nguyễn Du đề xuất 6 giải pháp để đảm bảo trật tự, an toàn giao thông cổng trường.
Giải pháp 1: Từ 6h-8h sáng, 16h-18h chiều, tuyến đường Hàng Quạt sẽ trở thành đường 1 chiều. Cấm hoàn toàn ôtô và các phương tiện cồng kềnh.
Giải pháp 2: Phụ huynh đưa đón con bằng ôtô dừng xe ở 2 đầu tuyến phố, để học sinh đi bộ vào trường.
Giải pháp 3: Phụ huynh đưa đón con bằng xe máy phải rẻ phải vào cổng trường để vào trong sân trường, hoặc đỗ cách cổng trường 5m.
Giải pháp 4: Đối với học sinh tự đi xe đến trường phải rẽ phải vào trường, khi ra về cũng phải rẻ phải và phải tuân thủ luật an toàn giao thông.
Giải pháp 5: Khi học sinh tan học phải ra về ngay, không được tụ tập trước cổng trường.
Giải pháp 6: Nếu học sinh hẹn bố mẹ đón phải đi hẳn vào trong trường hoặc hẹn bố mẹ ở những nơi cách cổng trường ít nhất 50m.
Theo GDTĐ
Con đường khác cho học sinh vào lớp 10 Tỷ lệ học sinh vào lớp 10 công lập tại TP.HCM sẽ giảm thêm 3%, trong khi số lượng học sinh lớp 9 gần như tương đương năm trước. Dự đoán thí sinh tham dự kỳ tuyển sinh sắp tới sẽ có nhiều áp lực. Đến năm 2020, tỷ lệ HS vào trường THPT công lập tại TP.HCM là 70% và phân luồng...