Tạo hứng khởi cho ngày học đầu năm
Ngay sau kỳ nghỉ Tết Mậu Tuất, nhiều trường học trên địa bàn TPHCM nhanh chóng thực hiện kế hoạch tổ chức ngày học đầu năm vui tươi, phấn khởi để tạo hứng thú, giúp học sinh bắt lại nhịp học.
Học sinh mầm non mất ít nhất 2 – 3 ngày mới bắt lại nhịp sinh hoạt ở trường sau tết
Trường mầm non ghép lớp, cho trẻ tan học sớm
Sáng 21-2 (tức mùng 6 Tết), Trường Mầm non Thế giới tuổi thơ (phường 5, quận Gò Vấp) đã tổ chức nhận trẻ đi học trở lại. Ghi nhận của chúng tôi vào ngày học đầu năm cho thấy, chỉ có khoảng 30% học sinh đi học.
Do nhiều bạn vắng nên trên lớp, cô giáo chủ yếu tổ chức vui chơi, cho các bạn kể chuyện đi chơi trong tết. Buổi chiều, trường vẫn tổ chức giữ trẻ ngoài giờ và ăn chiều như thường lệ (17 – 18 giờ) nhưng chỉ có vài phụ huynh đăng ký. Hầu hết các gia đình đều đón con trước 16 giờ.
Nhân viên thủ thư của trường cho biết, nhiều phụ huynh đã gọi điện xin phép cho con nghỉ học hết tuần này. Dự kiến đến thứ hai tuần sau (tức ngày 11 tháng Giêng), mọi hoạt động mới trở lại bình thường. Tương tự, tại quận Tân Phú, nhiều trường mầm non đã mở cửa nhận trẻ từ mùng 6 nhưng do số lượng trẻ đi học quá ít, trường phải tiến hành ghép lớp và nới rộng thời gian nhận – đón trẻ.
Cô Võ Thị Nga, giáo viên mầm non ở quận Gò Vấp, cho biết những ngày đầu đi học lại, trẻ sẽ có biểu hiện uể oải, thậm chí quấy khóc.
Trong sinh hoạt, do đồng hồ sinh học bị thay đổi với nhiều thói quen trong những ngày tết như buổi sáng được ba mẹ cho thức dậy trễ, ăn uống không đúng bữa, chế độ ăn uống với nhiều bánh kẹo, nước ngọt, ít rau xanh và trái cây, nên khi trẻ đi học trở lại, giáo viên sẽ rất vất vả trong việc giúp các em cân bằng lại chế độ ăn uống.
Chưa kể khi thấy bạn bè chưa đi học lại đầy đủ, có em còn quấy khóc đòi về, khiến cô phải liên tục nghĩ ra nhiều trò chơi mới, lạ để thu hút các em.
Video đang HOT
“Năm nào trường cũng giữ nguyên vẹn các tiểu cảnh bánh chưng, bánh tét thêm ít nhất một tuần lễ sau tết, để học sinh đến trường vẫn cảm nhận được không khí tết. Một số lớp, giáo viên còn chuẩn bị bao lì xì, bánh kẹo, bong bóng trang trí để ngày học đầu năm trở nên rộn ràng. Mọi sinh hoạt, học tập sẽ trở lại bình thường từ tuần lễ thứ hai”, cô Nga cho biết.
Ăn tết không quên nhiệm vụ
So với bậc mầm non, học sinh ở các trường tiểu học không mất nhiều thời gian bắt lại nhịp học sau tết. Tuy nhiên, do ngày đầu tiên đi học trở lại trùng với thứ hai nên một số trường tiểu học như Nguyễn Bỉnh Khiêm (quận 1), Lạc Long Quân (quận 11), Nguyễn Văn Trỗi (quận 4) sẽ dành nguyên tiết sinh hoạt chào cờ đầu tuần để cô hiệu trưởng gởi lời chúc tết, lì xì học sinh.
Sau đó, Đoàn trường tổ chức nhiều hoạt động đố vui, trò chơi dân gian, biểu diễn văn nghệ nhằm tạo không khí vui tươi, hứng khởi cho ngày học đầu năm.
Đại diện các trường cho biết, ngày học đầu năm sẽ mang tính khởi động, “vui là chính”, chứ không đặt nặng yêu cầu kiểm tra kiến thức. Riêng đối với 2 bậc THPT và THCS, sau tết vài tuần học sinh sẽ bước vào kỳ thi kiểm tra giữa học kỳ 2, nên mọi hoạt động học tập diễn ra bình thường ngay ngày học đầu năm.
Em Nguyễn Phương Thảo, học sinh lớp 11 Trường THPT Nguyễn Du (quận 10), cho biết trước khi nghỉ tết, cả lớp đã hẹn nhau “ăn tết không quên nhiệm vụ”. Các bạn đều tự giác ôn bài và làm hết bài tập thầy cô giao trước tết, để sáng thứ hai vào trường kiếm “lì xì điểm 10″ lấy hên đầu năm.
Có thể thấy bằng sự khéo léo, các trường đã giúp học sinh không còn tâm lý “tháng Giêng là tháng ăn chơi”.
Đặc biệt năm nay tiếp tục là năm kỳ thi tốt nghiệp THPT quốc gia có nhiều thay đổi, trong đó đề thi không chỉ kiểm tra kiến thức lớp 12 mà còn yêu cầu học sinh nắm vững kiến thức lớp 11, nên khối lượng kiến thức cần ôn tập là rất lớn.
Tại nhiều trường THPT, các tổ bộ môn đã lên kế hoạch ôn tập cho học sinh lớp 12. Dự kiến, ngay sau kỳ nghỉ tết, các trường sẽ tăng tốc để kết thúc chương trình lớp 12, giúp học sinh có thêm thời gian ôn tập, hệ thống lại kiến thức lớp 11. Do đó, không khí học tập sẽ trở lại sôi nổi, bình thường ngay từ ngày học đầu năm.
Theo SGGP
Tuyển sinh lớp 6: Thi đánh giá năng lực khác kiểm tra kiến thức
Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng đánh giá năng lực là kiểm tra khả năng sử dụng kiến thức của học sinh có được trong học tập để giải quyết những vấn đề cụ thể.
PGS.TS. Nguyễn Xuân Thành. Ảnh: Bộ GD&ĐT.
Mới đây, Bộ GD&ĐT công bố dự thảo thông tư về quy chế tuyển sinh THCS và THPT, nhận được sự quan tâm của dư luận.
Trong dự thảo của Bộ GD&ĐT, ở cấp THCS, trường nào có số học sinh đăng ký vào học lớp 6 nhiều hơn so với chỉ tiêu tuyển sinh, sở GD&ĐT hướng dẫn thực hiện phương án tuyển sinh theo phương thức xét tuyển hoặc kết hợp xét tuyển với kiểm tra, đánh giá năng lực.
Thế nào là 'đánh giá năng lực'?
Theo ông Nguyễn Xuân Thành - Phó vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, thông tư 11 năm 2014 quy định phương thức tuyển sinh vào THCS là xét tuyển. Tuy nhiên, một số trường có số hồ sơ đăng ký vào học nhiều hơn so với chỉ tiêu nên gặp khó khăn trong tuyển sinh.
Năm 2015, bộ có công văn 1258 giao cho cơ sở giáo dục có số học sinh đăng ký vào học đông hơn so với chỉ tiêu thì được quyền xây dựng phương án tuyển sinh phù hợp và trình cấp có thẩm quyền phê duyệt, thực hiện. Dự thảo thông tư này nhằm cụ thể hóa quy định của bộ trước đó.
Ông Nguyễn Xuân Thành lý giải: "Chúng ta đang đổi mới giáo dục theo định hướng phát triển năng lực học sinh. Đánh giá năng lực học sinh khác với đánh giá kiến thức vì kiến thức là nguyên liệu để hình thành nên năng lực. Đánh giá năng lực học sinh là đánh giá khả năng sử dụng kiến thức mà học sinh có được trong quá trình học tập để giải quyết những vấn đề cụ thể".
Theo ông Thành, hiện nay, chúng ta đang có định hướng sẽ phát triển 10 năng lực cho học sinh bao gồm: Tự chủ - tự học, giao tiếp - hợp tác; giải quyết vấn đề và sáng tạo; toán học; ngôn ngữ; tìm hiểu tự nhiên và xã hội; công nghệ; tin học; nghệ thuật; thể chất. Tùy mục tiêu, yêu cầu, nhà trường có thể lựa chọn để đánh giá năng lực nào đó của học sinh.
Phó Vụ trưởng Vụ giáo dục trung học ký giải nếu kiểm tra kiến thức ở môn Toán học có thể giao cho học sinh một phương trình hay nội dung nào đó dùng kiến thức để giải. Còn khi đánh giá năng lực, giáo viên sẽ giao cho học sinh vận dụng kiến thức mình làm để giải quyết vấn đề cụ thể. Học sinh phải lập phương trình để giải chứ không phải chỉ là giải phương trình cho sẵn.
"Việc thi và kiểm tra đánh giá sẽ có tác động trở lại đối với quá trình dạy học. Các thầy cô không chỉ trang bị kiến thức, mà con phải làm sao cho học sinh biết vận dụng kiến thức đó để giải quyết tình huống phù hợp", ông Nguyễn Xuân Thành nói.
Với học sinh tiểu học, việc hình thành năng lực phải kéo dài từ lớp 1 đến lớp 5 chứ không phải trong một giai đoạn ngắn.
TS Vũ Đình Chuẩn, Vụ trưởng Vụ Giáo dục Trung học, Bộ GD&ĐT, lý giải một số trường như THCS Nguyễn Siêu (Hà Nội) xây dựng phương án xét tuyển lớp 6 bằng cách dựa vào học bạ 5 năm tiểu học, kèm tiêu chí phụ là kết quả của các cuộc thi.
Ngoài ra, trường này cho học sinh làm bài đánh giá năng lực bằng cách viết bài luận tổng hợp bằng tiếng Anh. Đại diện Bộ GD&ĐT cho rằng bài luận này không phụ thuộc kiến thức học sinh có đi học thêm hay không.
Phương án hợp lý
Thầy Phạm Trung Dũng - Hiệu trưởng trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội - nhà trường ủng hộ dự thảo này vì sẽ đảm bảo tính chính xác và công bằng hơn khi tuyển sinh vào các trường có hồ sơ nhiều hơn so với chỉ tiêu.
Những năm vừa qua, trường Lương Thế Vinh có nhiều học sinh ứng tuyển, dẫn đến việc "làm đẹp" hồ sơ.
Theo thầy Dũng, với bài thi đánh giá năng lực, dù hiện tại chưa có hướng dẫn chính thức, nhà trường có thể sử dụng phương thức cũ từng áp dụng như phỏng vấn, kiểm tra trắc nghiệm hay khảo sát. Các trường phải theo hướng dẫn cụ thể từ sở GD&ĐT để tổ chức thi sao cho không vi phạm quy định.
"Chúng ta có thể khảo sát học sinh thông qua bài thuyết minh với những kiến thức mà các em không phải học thêm, ví dụ như các kiến thức vệ tinh mà học trò đã học ở tiểu học. Những hiểu biết về Lịch sử - Địa lý, Luật giao thông... để các em có thể tiếp cận được ở cả gia đình nữa để đánh giá học sinh", thầy Dũng nói.
Theo Zing
Chê lương thấp, SV tâm lý không chịu về trường? 'Hiện nhiều trường học trên địa bàn TP.HCM đã triển khai các phòng tham vấn tâm lý. Thế nhưng không phải trường nào cũng có điều kiện, tuyển dụng chuyên trách nên nhiều trường đã phải bố trí các giáo viên trong trường kiêm nhiệm công tác này'. TS Nguyễn Thị Bích Hồng, khoa tâm lý học, trường Đại học Sư phạm TP.HCM...