Tạo hành lang pháp lý thúc đẩy phát triển công nghiệp điện ảnh
Theo các chuyên gia, nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh bình đẳng trong điện ảnh, cần tạo hành lang pháp lý toàn diện để có thể điều chỉnh được tất cả hoạt động kinh doanh liên quan lĩnh vực này.
Diễn viên Tuấn Trần và Trấn Thành vào vai hai cha con có nhiều xung đột nhưng hết mực thương yêu lẫn nhau. (Ảnh: Nhà phát hành Galaxy Studio)
Sau 15 năm thực thi, trước sự vận động của đời sống xã hội cùng sự bùng nổ của khoa học kỹ thuật, công nghệ thông tin, Luật Điện ảnh hiện hành đã bộc lộ những hạn chế, bất cập cần được nghiên cứu để điều chỉnh phù hợp.
Đây là nhận định của các chuyên gia tại Hội nghị tham vấn chuyên gia về tình hình thực hiện Luật Điện ảnh và góp ý xây dựng Luật Điện ảnh (sửa đổi), do Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng của Quốc hội tổ chức tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 20/4.
Định hướng vai trò điện ảnh
Theo các chuyên gia, công nghiệp điện ảnh ở Việt Nam chỉ có thể phát triển lên tầm cao mới khi được hỗ trợ bởi các chính sách của Nhà nước. Các chính sách được xây dựng cho lĩnh vực này cần bảo đảm sự cân bằng giữa nhu cầu của các đơn vị làm phim với mối quan tâm của xã hội, song cần phải có cách nhìn nhận đúng về vị trí hiện tại của điện ảnh.
Bên cạnh đó, các chuyên gia đều đồng tình với sự cần thiết phải sửa đổi Luật Điện ảnh hiện hành. Theo đó, cần hoàn thiện môi trường pháp lý cho hoạt động điện ảnh, tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp này.
Theo Tiến sỹ Ngô Phương Lan, nguyên Cục trưởng Cục Điện ảnh, Chủ tịch Hiệp hội Xúc tiến, phát triển điện ảnh Việt Nam, Luật Điện ảnh 2006 xây dựng chủ yếu trên cơ sở quan niệm điện ảnh là ngành nghệ thuật, các điều luật chủ yếu để điều chỉnh hoạt động sáng tác-phát hành-phổ biến tác phẩm điện ảnh. Trong đó, điện ảnh từ lâu vừa là ngành nghệ thuật tổng hợp, vừa là ngành công nghiệp.
Vì vậy, muốn phát triển công nghiệp điện ảnh Việt Nam, cần có sự đổi mới về quan niệm, từ nhà quản lý đến nhà làm phim, rằng điện ảnh không chỉ là ngành nghệ thuật, phim không chỉ là tác phẩm mà còn là hàng hóa đặc biệt, sản phẩm của sáng tạo và công nghệ, đem lại giá trị tinh thần và giải trí cho công chúng, đồng thời có khả năng thu lợi để tái sản xuất và phát triển.
Nếu có nhiều phim làm ra không đến được khán giả với lý do “phim nghệ thuật” thì điện ảnh vẫn không thể phát triển.
Đồng quan điểm, ông Nguyễn Thế Tuấn, Trưởng phòng Phát hành, Công ty BHD cho rằng Luật Điện ảnh nên thay đổi cách tiếp cận, không chỉ xem điện ảnh là một ngành dịch vụ mà trọng tâm phải là công nghiệp sản xuất phim và có các chính sách hỗ trợ phim Việt.
Lấy dẫn chứng hiện tại, ông Nguyễn Thế Tuấn cho biết, phim có doanh thu cao nhất là “Bố già” trong thị trường điện ảnh Việt Nam ra rạp năm 2021 với doanh thu hơn 400 tỷ đồng bằng tiền bán hơn 30.000 tấn gạo trong khi tiền sản xuất bộ phim này là 23 tỷ đồng.
Tuy nhiên, đây mới chỉ là doanh thu trong nước, chưa kể nước ngoài.
Đại diện Công ty BHD đề xuất, Luật Điện ảnh (sửa đổi) cần có các chính sách thuế, ưu đãi đất đai cho doanh nghiệp trong nước; tạo quỹ đầu tư với các hình thức khuyến khích, tạo nguồn vốn vay lãi suất thấp để doanh nghiệp trong nước đầu tư nhiều hơn vào rạp chiếu phim.
Nâng cao chất lượng sản xuất phim Việt
Nhiều chuyên gia, nhà làm phim cho rằng cần thiết lập các chính sách minh bạch, tạo môi trường thân thiện, cụ thể như việc đặt hàng sản xuất phim.
Bên cạnh đó, nhằm tạo lập môi trường cạnh tranh công bằng, bình đẳng trong lĩnh vực điện ảnh, pháp luật điện ảnh cần tạo ra hành lang pháp lý toàn diện để có thể điều chỉnh được tất cả các hoạt động kinh doanh liên quan đến lĩnh vực điện ảnh.
Bộ phim của đạo diễn Nguyễn Quang Dũng và nhà sản xuất Phan Gia Nhật Linh. (Ảnh: Nhà phát hành Lotte Entertainment)
Theo ông Trần Luân Kim, nguyên Chủ tịch Hội Điện ảnh Việt Nam, Luật Điện ảnh hiện hành và các văn bản hướng dẫn cần được sửa đổi theo hướng cân nhắc quy định cả hình thức đấu thầu và đặt hàng sản xuất phim.
Theo đó, cần xây dựng quy định pháp lý dựa trên nguyên tắc bình đẳng, công bằng. Đối với phương thức doanh nghiệp truyền thống tại rạp chiếu phim hay chiếu qua truyền hình được kiểm duyệt trước khi phổ biến, thì việc chiếu phim trên các nền tảng Internet cũng cần được kiểm duyệt tương tự.
Tiến sỹ Ngô Phương Lan cũng đề xuất cần có sự thay đổi căn bản về phương thức đặt hàng. Trong đó, nên tính đến việc thay thế quy trình đặt hàng bằng khâu duyệt kịch bản văn học, duyệt tổng dự toán phim rồi cấp tiền sản xuất bằng phương thức hiệu quả hơn mà nhiều nước áp dụng với nguồn kinh phí của Nhà nước, tài trợ cho từng khâu trong một dự án phim như kịch bản, tiền kỳ, hậu kỳ… hoặc tất cả các khâu nhưng theo quy định cụ thể.
Video đang HOT
Ngoài ra, nên có chính sách đầu tư việc tuyên truyền, quảng bá, tiếp thị phim Nhà nước đặt hàng để nâng cao hiệu quả xã hội của các phim này.
Liên quan đến việc thu hút các nhà đầu tư nước ngoài, hội nhập với công nghiệp điện ảnh thế giới, theo bà Phan Cẩm Tú, Ủy viên Ban Chấp hành Hiệp hội xúc tiến phát triển điện ảnh Việt Nam, Luật Điện ảnh (sửa đổi) cần có quy định cụ thể và minh bạch, rõ ràng về thủ tục, ưu đãi cho đoàn phim nước ngoài đến Việt Nam, cơ chế đối với phim hợp tác sản xuất… qua đó thúc đẩy công nghiệp điện ảnh Việt Nam phát triển, nâng cao tính chuyên nghiệp của đội ngũ làm điện ảnh và các ngành dịch vụ liên quan, tạo nguồn thu, giúp điện ảnh hội nhập quốc tế sâu rộng, đồng thời quảng bá đất nước, con người Việt Nam, góp phần phát triển du lịch.
Cùng quan điểm, nhà biên kịch Dương Cẩm Thúy, Chủ tịch Hội Điện ảnh Thành phố Hồ Chí Minh nêu rõ với tính chất đặc thù liên quan đến truyền bá văn hóa, chương trình điện ảnh quốc gia cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng sản xuất phim Việt Nam, tăng cường hoạt động quảng bá phim không chỉ giới hạn trong nước, mà còn ở các thị trường nước ngoài.
Khi đó, vị thế cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất phim được nâng cao, tạo ra lợi thế kinh doanh đáng kể trong việc đàm phán với doanh nghiệp phát hành và doanh nghiệp phổ biến.
Trước bối cảnh phát triển nhanh chóng của nền kinh tế, đặc biệt là kinh tế số, sự biến động sâu sắc của xã hội dưới tác động của đại dịch COVID-19, đồng thời thích ứng với cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, ông Tạ Quang Đông, Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho rằng yêu cầu cấp bách đối với điện ảnh Việt Nam hiện nay cần phải đổi mới phương thức, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý của Nhà nước, phát huy truyền thống dân tộc, khuyến khích sáng tạo nghệ thuật, tăng cường hội nhập quốc tế.
Đồng thời, nền điện ảnh Việt Nam cần được xây dựng theo hướng chuyên nghiệp, hiện đại, phù hợp với quy định của kinh tế thị trường, đảm bảo tính minh bạch, tính khả thi cao, tương thích với các bộ luật, luật hiện hành và pháp luật quốc tế mà Việt Nam ký kết, tham gia./.
Tuấn Trần - Quắn "con hư" của Bố Già: Anh Trấn Thành là "quái vật bắt lỗi"!
Chàng trai Quắn xốc nổi, ngỗ nghịch của Bố Già khi đã thoát vai thì là một Tuấn Trần rất thật thà, rất tâm huyết với nghề và luôn ngưỡng mộ Trấn Thành như một người anh, người thầy đã chỉ dạy mình.
Đến với Bố Già , nhiều khán giả sẽ phải bất ngờ không chỉ với Trấn Thành mà còn là bởi cậu con trai tên Quắn ngỗ nghịch, xốc nổi nhưng cũng giàu tình yêu thương gia đình. Quắn là trung tâm, là mấu chốt cho nhiều biến cố của Bố Già , và cũng là vai diễn bứt phá của Tuấn Trần trên màn ảnh Việt. Chàng trai sinh năm 1992 vác trên vai trọng trách để trở thành "con hư" của Trấn Thành, để khiến người xem phải rơi nước mắt khi nhân vật giằng xé giữa những cảm xúc của một đứa con thương cha nhưng không thể nói ra được một lời tử tế.
Ở ngoài, Tuấn Trần khác biệt so với Quắn trên phim. Không nghênh ngang hay bướng bỉnh, Tuấn có phần điềm đạm, háo hức nhưng cũng lo lắng cho vai diễn của mình ở bộ phim điện ảnh lớn nhất đầu năm 2021. Để tạo ra được Quắn, Tuấn Trần đã đầu tư không chỉ tâm lý, sức lực mà còn cả nước mắt, thương tổn khi gặp tai nạn trên trường quay.
Tôi bị anh Trấn Thành nói "ngu như bò"
Vai diễn Quắn là một thử thách khá lớn với Tuấn Trần?
Đây là nhân vật nói rất nhiều, mà bản thân tôi là người ít nói. Nhân vật Quắn còn láu cá, chứ tôi lại rất hiền.
Trong thời gian đóng phim, tôi phải thực hiện chế độ ăn kiêng nghiêm ngặt. Đóng phim đã mệt mà ăn uống lại không được thoải mái. Ngày nào cũng bò, gà, tôm đến mức bị stress.
Tôi phải học phong cách của YouTuber: phong thái như nào, tướng đi, điệu bộ, ăn mặc ra sao. Rồi phải tập những thói quen như hút thuốc, uống cà phê đen. Mặt mũi tôi lúc nào cũng hốc hác, rồi đồ đạc không còn tươm tất nữa. Má tôi nhìn không ra luôn. Tôi phải tập cả thói quen thức khuya để có 2 bọng mắt. Ngoại hình của mình phải làm sao để "bèo" nhất có thể nhưng cũng trong mức độ thôi, chứ xấu quá là bị cắt vai. Đây là bộ phim mà tôi đầu tư về nhân vật nhiều nhất.
Khó nữa là lần tôi diễn bị chấn thương nên ngày đó phải chạy đua với châm cứu. Tay của tôi nếu chữa không kịp thời sẽ mất thời gian mổ 6 tháng. May mắn là anh Xìn kêu thầy về chữa cho tôi ngay tại hiện trường. Anh Thành chửi kiểu thương: "Diễn cái gì mà ngu như bò!", mắng tôi diễn máu quá, không biết lo cho bản thân. Bây giờ tay bình thường rồi nhưng cử động không như trước được.
Khoảng thời gian khi đóng phim xong, chắc tôi mất mấy tháng để thoát nhân vật. Có nhiều cái tôi mãi mà không "thoát" được. Cái tôi vui nhất là sau khi đóng phim, mọi người quên luôn cái tên Tuấn Trần mà gọi là Quắn luôn rồi.
Tới lúc nào bạn mới thôi thấy ánh mắt lo lắng của mọi người cho mình?
Khi đi được 1/3 chặng đường. Tôi bị cái tật là sợ ảnh hưởng tới mọi người. Ban đầu áp lực, mình diễn không ra và tinh thần bị căng cứng.
Nhưng ngay tại thời điểm đó, các diễn viên hay ekip không phàn nàn gì tôi hết. Tất cả áp lực là tôi tạo ra thôi. Anh Xìn gọi tôi lại: "Bình tĩnh đi Tuấn ơi, cứ diễn đi". Thời điểm đó có rất nhiều câu nói ảnh hưởng tới tôi. Có lúc tôi bị lớn tiếng, bị căng, làm mọi người khó chịu, tôi cảm thấy được ánh mắt mọi người nhìn mình.
Tôi bị háo thắng, nhưng tâm lý của mình càng cố thì càng rối, làm không được. Anh Vũ Ngọc Đãng cũng quay ra nói tôi "Không sao Tuấn ơi, chắc em chưa tìm được 'long mạch' cho nhân vật đó. Khi tìm được rồi thì đi rất dễ nên không sao đâu! Em cứ coi như đó là một trò chơi đi, enjoy nó đi chứ đừng áp lực hay gì hết."
Đây là phim của anh Thành, trễ 1 tí là ảnh hưởng tiến độ. Phải đến khi tự nhìn nhận lại thì tất cả áp lực đều do mình mà ra. Tôi thả lỏng, tận hưởng mọi thứ rồi cố gắng làm xong phim để bù đắp cho mọi người.
Mọi người đều thấy là Trấn Thành cực kỳ nâng đỡ bạn. Vì lý do gì mà Trấn thành thương và chăm sóc bạn như vậy?
Đúng là có cưng, mà ra hiện trường là Thành ấy chửi tôi thôi rồi. Tôi bị chửi nhiều tới mức 1/3 đoạn đường đầu tiên bị căng vì áp lực, bị quê. Anh Thành xử lý thông tin quá nhanh, mình làm không kịp nên bị chửi. Để rồi khi coi lại playback thì thấy chửi đúng. 2/3 đoạn đường về sau ổng cứ chửi là tôi cười hề hề.
Khi đóng phim xong, không nghe chửi cái bị buồn. Anh Thành là người ở ngoài rất vui vẻ, dễ thương, thương anh em nhưng khi bắt đầu công việc thì cực kỳ nghiêm túc và cầu toàn. Có những tiểu tiết cực nhỏ mà ổng là "quái vật bắt lỗi": Mọi thứ phải ngăn nắp, không được có sạn. Làm việc với anh Thành sẽ rèn được tư duy về sự bình tĩnh, không sợ gì nữa.
Tôi may mắn nhất là có chị Hari, anh Thành và chị em trong nghề coi tôi như anh chị em trong nhà, luôn chỉ dạy mình. Thêm nữa thì đây là phim anh Thành đầu tư, nên ảnh không thể để phim dở được. Buổi tập dợt đầu tiên, tôi là người không vô nhân vật nhất. Vai của tôi là vai chính xuyên suốt, là đường dây câu chuyện nên nếu vai bị gãy 1 cái là kéo theo đôi bên gãy hết. Chính vì điều đó mà anh Thành dành thời gian cho nhân vật của tôi nhiều hơn.
Đối với tôi, trong nghề này, anh Thành như bậc thầy về tâm lý. Ảnh có những góc nhìn mà người thường không nhìn được.
Có câu chửi nào mà bạn nghe nặng nề nhất từ anh Thành không?
Thường anh Thành không nặng lời nhưng ảnh sẽ bị lớn tiếng! "Có đoạn mà diễn hoài không xong, sao vậy Tuấn?" Ổng chửi xong mua lại yaourt cho tôi, nên không giận ổng được.
"Nhân vật Quắn mất dạy nhưng người ta phải thương nha!"
Bạn nghĩ thế nào về nhân vật Quắn? Đó có phải là hình mẫu của những người con bất mãn với bố mẹ không?
Bây giờ nhiều người bạn của tôi rất thương gia đình mà không biết thể hiện ra. Không thể nói ngọt ngào, ấm áp nhưng lại bắt buộc người khác phải hiểu mình. Khi người ta nói mình "mất dạy" thì lại nhảy dựng lên. Mọi người luôn bị ngại khi thể hiện tình cảm với người thân nhất - đó là điểm tôi thích nhất ở nhân vật.
Anh Thành bảo "Làm sao để nhân vật này mất dạy mà người ta phải thương nha!", vì ranh giới giữa sự cảm thông và sự ghét mỏng lắm. Nếu tôi làm lố tí xíu thôi, người ta sẽ nghĩ nhân vật này mất dạy từ đầu tới cuối. Còn nếu dễ thương quá thì nhân vật này không có màu.
Tuấn Trần thường ghi chú những cảnh phim là nhân vật của mình đã "giận" bao nhiêu %, ý tưởng này từ đâu vậy?
Mình không thể lặp khuôn tâm lý hoài được. Ví dụ như mình bị chửi so với mình bị mất con mèo mà tâm lý như nhau thì khán giả sẽ không có gì mà coi. Việc ghi chú lại mỗi cảnh phim là cảnh này nhân vật giận bao nhiêu % giúp tôi nắm được tâm lý xuyên suốt từ đầu đến cuối, điều tiết từng hơi thở đến ánh nhìn, cách giận.
Khi cảnh quay bị cắt giữa chừng thì phải chạy lại từ đầu tôi mới diễn được, đây cũng là mặt hạn chế. Khi làm bất cứ điều gì, tôi phải thật sự nhập tâm thì mới làm được.
Sự thành công của vai Quắn có lẽ sẽ là thời điểm mà Tuấn Trần có thể tự tin nói rằng bản thân không dựa hơi Trấn Thành?
Khoảng thời gian mới vào nghề, người ta không nhớ tên Tuấn Trần mà chỉ nhớ là "thằng này đóng vai này, đóng vai kia". Nhưng từ trước đến nay, chuyện tôi tham gia dự án của chị Hari hay anh Trấn Thành đều do được mời, nên không nghĩ mình được dựa hơi. Đúng là nếu không có anh Thành thì tôi sẽ không làm tốt vai diễn này, nhưng ít nhiều qua vai, mọi người sẽ thấy được thực lực của tôi.
Có điều gì ở Quắn mà Tuấn Trần muốn giữ lại cho bản thân sau vai diễn này không?
Nhân vật Quắn giúp tôi nhận ra mình nên tôn trọng người thân của mình, đừng để đến lúc mất đi thì mới hối hận. Quắn luôn nhìn nhận vấn đề một cách rất thẳng thắn, nhưng lại ngông cuồng. Tôi học được ở Quắn thái độ chấp nhận mọi chuyện rất dễ dàng và rất tích cực. Nếu Quắn bị người khác chửi, bị người khác nghĩ tiêu cực thì anh ta vẫn tiếp nhận một cách rất thoải mái để sửa sai và làm tốt hơn.
Tôi không muốn đóng vai "đẹp trai hoặc nhà giàu", vì nhan sắc mình có hạn
Bài học mà Tuấn Trần đã trải qua để có thể trưởng thành như hiện tại?
Tôi đã bớt cảm giác sợ hãi khi đối mặt với mọi vấn đề lớn nhỏ trong cuộc sống. Năm 2020 này, thứ tiêu cực nhất đã xảy đến với tôi: người thân qua đời, làm nghề và tự cảm thấy mình tệ. Điều đó khiến tôi trưởng thành lên, tôi còn học được cách chấp nhận. Sống bớt nghĩ tiêu cực là điều trưởng thành nhất của tôi. Suy nghĩ tiêu cực là dạng năng lượng vô hình chỉ kìm hãm mình xuống thôi.
Tuấn Trần gắn liền với vai độc thân và có con (không phải con ruột) chứ chưa bao giờ đóng kiểu người đàn ông của gia đình?
Tôi cũng mong lắm, vì thấm thoát nay đã gần 30 rồi. Thật ra trước đây tôi có vai kiểu này rồi, nhưng vợ mới chỉ chớm có bầu rồi chết liền sau đó. Mặc dù thích, nhưng tôi chưa bao giờ vào vai người đàn ông có gia đình.
2 năm trước bạn từng chia sẻ là thứ mình cần là tạo ra giá trị nào đó của riêng mình. Giờ nhìn lại câu nói của mình, bạn thấy như nào?
Tôi vẫn trung thành với câu nói đó. Tôi không sợ cố gắng, mà chỉ sợ là không có mục tiêu để cố gắng thôi. Bây giờ tôi muốn mình có điểm nhìn hơn, mình biết mình làm về cái gì nhiều hơn.
Sau Bố Già, Tuấn Trần có kế hoạch cho sự xuất hiện lần tiếp theo của mình ở đâu?
Cuối năm, tôi luôn nhìn lại mình đã làm được gì, đưa ra định hướng cho năm tới. Nếu có bất kỳ một sản phẩm nào phù hợp với hình ảnh mình đang theo đuổi thì tôi sẽ theo, không quan trọng web drama, điện ảnh hay truyền hình. Nhưng khi làm bất kỳ một dự án nào thì tôi cũng mất rất nhiều thời gian để bàn kỹ với chị Vũ quản lý, sản phẩm có thể bị chê hay dở tùy ý, nhưng phải có sự đầu tư và chỉn chu nhất có thể.
Tôi muốn đóng một cái vai nào đó mà đóng xong người ta quên tôi luôn. Tôi không muốn đóng vai đẹp trai hoặc nhà giàu, vì tôi biết nhan sắc mình có hạn.
Cảm ơn bạn vì những chia sẻ!
Đạo diễn Trạng Tí lại "vạ miệng" khiến netizen Việt đòi tẩy chay phim khi cà khịa bom tấn Justice League sắp chiếu Trước phát ngôn của đạo diễn Phan Xine, bộ phim Trạng Tí lại bị nhắc đến với nhiều lời lẽ tiêu cực. Sau nhiều phát ngôn gây tranh cãi, đạo diễn Phan Gia Nhật Linh (Phan Xine) của bộ phim Trạng Tí mới đây lại khiến cộng đồng fan DC tại Việt Nam phẫn nộ vì lên tiếng "cà khịa" bom tấn Zack...